Facebook Zalo youtube Tiktok

Quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng cần gắn với công trình quốc phòng

Chính trị
Hiện nay, các đơn vị, địa phương trong cả nước đang tiến hành tổng kết 24 năm thực hiện Pháp lệnh về Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (1994-2018).
aa

Việc tổng kết pháp lệnh nhằm rà soát những kết quả đạt được, đồng thời tìm ra những bài học kinh nghiệm, những hạn chế cần khắc phục để bảo đảm cho việc bảo vệ các công trình quốc phòng, khu quân sự ngày càng hiệu quả hơn, góp phần không ngừng hoàn thiện thế trận phòng thủ.

quy hoach xay dung ket cau ha tang can gan voi cong trinh quoc phong
Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra công trình chiến đấu trong khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Ninh (tháng 11 năm 2017). Ảnh: DUY HỒNG

Theo dõi việc tổng kết thực hiện pháp lệnh ở các đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy: Những năm qua, công tác xây dựng, bảo vệ hệ thống công trình quốc phòng của các đơn vị, địa phương đã có nhiều tiến bộ. Trước hết là công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo tinh thần của pháp lệnh đã được triển khai toàn diện, có chiều sâu. Các đơn vị, địa phương đã kết hợp giữa tuyên truyền trực tiếp thông qua báo cáo viên với kết hợp lồng ghép tuyên truyền trên hệ thống phương tiện truyền thanh cơ sở, phương tiện thông tin đại chúng được hàng vạn buổi cho hàng chục triệu lượt người. Chẳng hạn ở Quân đoàn 1, đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp gần 200 buổi cho gần 166.000 lượt cán bộ, chiến sĩ. Hoặc ở các tỉnh, như: Bình Phước, Bình Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc... đã làm tốt công tác tuyên truyền, kết hợp với vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự, chống lấn chiếm, xây dựng trái phép trong phạm vi các công trình. Theo đánh giá của các địa phương, công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân, gián tiếp tạo ra hiệu quả trong việc gìn giữ, bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự.

Cùng với công tác tuyên truyền, việc xây dựng các công trình quốc phòng, củng cố các khu quân sự cũng được các đơn vị, địa phương tích cực thực hiện. Đối với các đơn vị chủ lực khi được trên cấp kinh phí, các đơn vị đã tập trung nhân lực, vật lực, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tiến hành khảo sát, xây dựng các công trình. Hệ thống công trình đã được xây dựng qua kiểm tra đều bảo đảm chất lượng, đáp ứng cơ bản các tiêu chí về chiến thuật, kỹ thuật, phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình thi công các công trình, các đơn vị đã tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công trình và thực hành tiết kiệm. Đến nay, toàn quân đã có hàng trăm sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong thiết kế, thi công, điển hình như: Binh chủng Công binh với sáng kiến hệ thống khoan thủy lực cơ động khi thi công đường hầm; Quân khu 3 với các sáng kiến trong vận chuyển chất thải khi xây dựng công trình...

Đối với các địa phương, việc xây dựng và bảo vệ các công trình quốc phòng những năm gần đây đã được chú trọng. Hầu hết các địa phương đều đã đưa việc xây dựng, bảo vệ các công trình quốc phòng, khu quân sự vào chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ, coi đó là một phần công việc quan trọng trong xây dựng khu vực phòng thủ. Hệ thống công trình quốc phòng, khu quân sự cơ bản được quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đồng thời bảo đảm được tính bí mật đối với các hoạt động quân sự. Các địa phương cũng đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt thế trận quân sự các cấp. Đây là quy hoạch có tính “xương sống” để các địa phương xác định các khu vực, quy mô, tính chất những công trình quốc phòng cần phải xây dựng. Nhiều tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Tây Ninh... đã xác định rõ nguồn kinh phí hằng năm cho xây dựng, bảo vệ các công trình quốc phòng, khu quân sự và đã triển khai đầu tư trong thực tế với hàng trăm tỷ đồng. Nhờ vậy, tiến độ xây dựng các công tình quốc phòng, khu quân sự được duy trì tốt, số lượng ngày càng tăng. Những tỉnh, thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh... đã từng bước nghiên cứu, xây dựng các quy chế, quy định để kết hợp việc xây dựng các công trình dân sinh gắn với yếu tố quốc phòng, an ninh. Chẳng hạn như một số tỉnh đã quy định khi xây nhà cao tầng ở những vị trí trọng điểm thì phải có tầng hầm, hoặc sân đỗ trực thăng để sử dụng khi có tình huống xảy ra.

Ngoài những công trình quốc phòng mới được xây dựng, hệ thống hang động, sông suối, đồi núi (điểm cao án ngữ), có giá trị về địa hình quân sự cũng được khảo sát, lập bản đồ quy hoạch, đưa vào diện tôn tạo, quản lý phục vụ mục đích quốc phòng, nhất là khi đất nước chuyển vào các trạng thái quốc phòng. Nhìn một cách tổng thể thì hiện nay hệ thống công trình quốc phòng, khu quân sự trong cả nước, tuy chưa được đầy đủ về số lượng nhưng đã từng bước đáp ứng nhu cầu về hoạt động quân sự, quốc phòng trong thời bình và có thể giải quyết những yêu cầu cấp bách của thời chiến.

Sau 24 năm thực hiện pháp lệnh, các đơn vị, địa phương cũng đã nhận thấy, hiện nay, còn nhiều công trình quốc phòng, khu quân sự nằm rải rác trong khu dân cư, khu đô thị; một số lô cốt, hầm hào cũ nằm trên các trục đường, giá trị sử dụng hạn chế, do ảnh hưởng của phát triển kinh tế-xã hội. Các khu đất quốc phòng là thao trường, bãi tập, trường bắn... thường nằm trên các vùng đồi núi, địa hình phức tạp, nên công tác quản lý, bảo vệ gặp khó khăn, còn xảy ra hiện tượng lấn chiếm, xâm canh trái phép vào khu vực quân sự, công trình quốc phòng. Hơn nữa lực lượng trông coi các công trình còn hạn hẹp, nên chưa thể bao quát hết các khu vực quân sự. Các công trình quốc phòng ven biển, trên đảo, trên biển do tác động của khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nên nhanh xuống cấp, kinh phí sửa chữa còn hạn hẹp khiến việc khắc phục chậm. Một số địa phương còn chưa chú trọng đến công tác kết hợp xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh...

Để giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi cho rằng, các đơn vị cần phối hợp với địa phương tiếp tục rà soát kỹ các quy hoạch về công trình quốc phòng và khu quân sự, từng bước cụ thể hóa địa điểm, mốc giới để hoàn thiện công tác quy hoạch vị trí khu quân sự, công trình quốc phòng, làm cơ sở xây dựng phương án bảo vệ chặt chẽ, phù hợp. Trong đó, phải tích cực tuyên truyền, động viên nhân dân cùng tham gia nhiệm vụ bảo vệ các khu quân sự, công trình quốc phòng, coi đây là một yêu cầu trong xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần trong khu vực phòng thủ. Cần phải xác định, muốn bảo vệ vững chắc các công trình quốc phòng, khu quân sự thì phải xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, lấy cấp ủy, chính quyền địa phương làm hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo. Một mặt, các địa phương cũng cần tiếp tục quán triệt cho mọi cán bộ, đảng viên nắm chắc các quy định của pháp lệnh, các văn bản hướng dẫn thi hành, từ đó vận dụng vào nhiệm vụ của cấp mình, ngành mình cho phù hợp. Ở tầm vĩ mô, các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản đã không còn phù hợp với thực tiễn thì cần loại bỏ; những văn bản có nội dung chồng chéo với các văn bản khác thì cần điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4-12-2017 về việc tổng kết 24 năm thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Công trình quốc phòng, khu quân sự là tài sản của đất nước, nó có tác dụng đối với phát triển kinh tế-xã hội trong thời bình và thể hiện công năng trong thời chiến. Việc xây dựng và bảo vệ các công trình chính là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân các địa phương mà nòng cốt là lực lượng vũ trang. Xác định rõ vai trò ấy thì việc xây dựng, bảo vệ các công trình, khu quân sự mới thực sự hiệu quả./.

Theo Trần Tuấn/QĐND

Tin mới hơn

Hiệu trưởng đại học than 100 năm nữa vẫn không thể đạt chuẩn

Trung ương đồng ý cho hai nhân sự thôi chức Uỷ viên Trung ương khóa XIII

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của cá nhân, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để các ông: Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII.
Hiệu trưởng đại học than 100 năm nữa vẫn không thể đạt chuẩn

Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 11/11 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Santiago de Chile, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân và chính thức khai trương Văn phòng Tuỳ viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile.
Hiệu trưởng đại học than 100 năm nữa vẫn không thể đạt chuẩn

TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ LƯƠNG CƯỜNG, CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày 21/10/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiệu trưởng đại học than 100 năm nữa vẫn không thể đạt chuẩn

Toàn văn bài phát biểu của tân Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, sau Lễ tuyên thệ, đồng chí Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Thainguyentv.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hiệu trưởng đại học than 100 năm nữa vẫn không thể đạt chuẩn

Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, với 440 đại biểu có mặt tán thành, đồng chí Lương Cường đã trúng cử vị trí Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin bài khác

Quốc hội bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 21/10, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Điện Invalides, Pháp

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Điện Invalides, Pháp

Sáng 7/10 giờ địa phương (chiều nay giờ Việt Nam), lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc gia tại Điện Invalides ở thủ đô Paris.
Cuba trao tặng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Huân chương Jose Marti

Cuba trao tặng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Huân chương Jose Marti

Huân chương Jose Marti là phần thưởng cao quý nhất của Cuba để ghi nhận những đóng góp vô giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào việc phát triển quan hệ Việt Nam-Cuba
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Kiện toàn nhiều chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước

Kiện toàn nhiều chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước

Quốc hội đã kiện toàn nhiều chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước, trong đó phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn làm phó thủ tướng; ông Đỗ Đức Duy làm bộ trưởng Bộ TN&MT và ông Nguyễn Hải Ninh làm bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...