Facebook Zalo youtube Tiktok

“Quốc hội thẩm định luật thấy lợi ích nhóm thì bác bỏ“

Chính trị
Quy trình thẩm định phải được đặt ra để một chính sách phải giải trình được là rất quan trọng chứ không phải Quốc hội “xắn tay” vào làm luật.
aa

Trong một phiên họp chuyên đề về pháp luật mới đây, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, Đảng đã xác định một trong những điểm nghẽn đối với sự phát triển chính là thể chế. Chính phủ cũng đã nỗ lực trình Quốc hội thông qua nhiều văn bản pháp luật, tuy nhiên mới đáp ứng được một phần yêu cầu phát triển đất nước, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong xây dựng thể chế, pháp luật.

Chính điểm nghẽn đó nên Chính phủ tập trung vào thể chế với mục đích phải gỡ dần để thể chế pháp luật, chính sách gần hơn nữa với cuộc sống.

Vậy phải giải quyết những vấn đề gì để pháp luật sát hơn nữa với cuộc sống là nội dung cuộc trao đổi của phóng viên VOV với Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

quoc hoi tham dinh luat thay loi ich nhom thi bac bo

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng trao đổi với phóng viên của VOV

PV: Thưa ông, Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp, nhưng ở Việt Nam, có tới 95% các văn bản pháp luật là do Chính phủ soạn thảo và trình Quốc hội thông qua. Điều này cần được hiểu thế nào cho đúng bản chất vấn đề?

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Quyền lập pháp không phải là quyền làm luật, mà là quyền cho phép ban hành pháp luật. Đó là lý do tại sao Chính phủ trình tới 95% văn bản luật, Chính phủ có nhu cầu nhiều hơn về pháp luật, muốn điều chỉnh hành vi thì phải có luật, sau đó trình sang Quốc hội. Quốc hội sẽ xem xét dựa trên lợi ích của cử tri, của người dân với luật đó, xem xét luật đó có thể tạo điều kiện cho Chính phủ, các bộ ngành nhưng có tạo điều kiện cho người dân hay không. Do vậy, quyền lập pháp ở đây được hiểu là quyền thông qua luật, chứ không phải quyền làm luật.

PV: Chúng ta vẫn nói pháp luật ngày càng được hoàn thiện; chất lượng các văn bản luật ngày càng được nâng cao nhưng thực tế có nhiều luật gần như không thể thực hiện được cho đến khi có văn bản hướng dẫn. Đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn tình trạng “luật chờ nghị định”. Ông lý giải điều này như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Thực chất có 2 loại luật: luật chi tiết và luật khung. Luật chi tiết có thể điều chỉnh trực tiếp hành vi. Còn luật được ban hành là khung hành động thì thiếu hướng dẫn cụ thể sẽ khó thực hiện. Vấn đề ở đây là nên chọn luật nào, có ý kiến ủng hộ luật chi tiết, đã ban hành là phải thi hành được. Cũng có ý kiến cho rằng nên có luật khung để Chính phủ có thể chủ động thay đổi được.

Tôi nghĩ rằng, nếu mọi chuyện đã cố định, đã rõ ràng thì nên có luật chi tiết; còn nếu bản thân nhà lập pháp cũng chưa biết nó sẽ thế nào, chưa có kinh nghiệm thực tiễn thì luật khung là phù hợp.

Không chỉ nước ta, mà tất cả các nước đều tồn tại 2 loại luật như vậy. Nhưng nếu có một nền công vụ hiệu năng, tận tụy, vì người dân thì người ta sẽ ban hành luật khung nhiều hơn. Bộ máy công vụ đó sẽ chọn phương án tốt nhất để có thể xử lý.

PV: Việc giao quyền soạn thảo văn bản luật cho các Bộ sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan này “cài cắm” quyền năng của mình vào luật, có đúng không thưa ông?

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Điều này là đương nhiên và không thể xóa bỏ được, bộ ngành nào cũng vậy. Nhưng trách nhiệm của Quốc hội là phải thẩm định được vấn đề này, phải thiết kế được quy trình thẩm định thật chuẩn để có thể thẩm định được. Đây là công việc rất quan trọng của Quốc hội.

Nếu ban hành một luật, đẻ ra những điều chỉnh mà không có cơ quan thì rất khó. Do vậy, khi giao quyền điều hành một luật cho Chính phủ, Chính phủ có thể giao cho Bộ, như vậy không nhất thiết phải “đẻ” ra cơ quan. Đó là cách làm luật của ta, Thủ tướng cũng đã quy định như vậy thì chắc là tốt theo cách của ta. Còn để tốt theo quy chuẩn của thế giới, cần phải tính lại tư duy này khi pháp luật được ban hành sẽ phụ thuộc vào Thủ tướng hoặc Bộ trưởng.

Ở các nước, một đạo luật được ban hành có thể hình thành lên một cơ quan, đó là một cơ quan Nhà nước, cơ quan quyền lực công có thẩm quyền và trên cơ quan ấy chỉ là luật chứ không phải là Bộ trưởng, thậm chí Thủ tướng. Thủ tướng cần thì sửa luật; nhưng Thủ tướng hay Bộ trưởng sai, bộ máy công vụ đó, cơ quan quyền lực công đó có thể truy tố cả bộ trưởng. Nếu chúng ta đi theo thế giới như vậy thì hệ thống pháp luật mới đáng tin cậy, các vấn đề của cuộc sống mới được giải quyết. Nếu dồn mọi việc lên Thủ tướng như bây giờ thì rất khó, không ai có “ba đầu sáu tay”.

PV: Với quy trình xây dựng luật như của ta hiện nay, việc Quốc hội, các đại biểu Quốc hội loại bỏ hoặc yêu cầu sửa lại những điều luật, có khó không thưa ông?

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Điều này hoàn toàn không khó, nếu Quốc hội không để bộ ngành “thuyết phục” hay tìm cách “quan hệ”. Nếu bộ trưởng không giải trình được trước Quốc hội thì Quốc hội không chấp nhận. Quốc hội là cơ quan thẩm định, bộ nói cái này có lợi cho dân thì phải chứng minh, còn nếu không giải trình được có khi còn phải từ chức. Như vậy, quy trình thẩm định phải được đặt ra để một chính sách phải giải trình được là rất quan trọng chứ không phải Quốc hội “xắn tay” vào làm luật. Nếu Quốc hội thẩm định thấy có sự đụng chạm lợi ích hay lợi ích nhóm thì bác bỏ.

Việc chúng ta vẫn còn những điều luật mang lợi ích cục bộ là do khâu thẩm định và soạn thảo có vấn đề. Vấn đề ở khâu soạn thảo là lợi ích của ngành, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đã được coi trọng hơn lợi ích quốc gia, lợi ích của toàn dân. Vấn đề ở khâu thẩm định có thể xảy ra hai trường hợp: một là năng lực thẩm định, quy trình thẩm định chưa đủ tốt; hai là có thể bị cơ quan soạn thảo tìm cách “thuyết phục”.

PV: Có chuyên gia pháp luật nói rằng, việc xây dựng luật phải như việc “vá săm lốp”, nên hiểu ý này như thế nào, theo ông?

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Nên hiểu ở nghĩa tích cực, chỗ nào hỏng, có vấn đề thì mới xử lý; chỉ hỏng có một chỗ không thể phá cả cái lốp. Cũng như cái nhà bị dột ở một góc thì dỡ viên ngói ra thay viên ngói khác, đừng dỡ cả cái nhà xuống. Hoạt động lập pháp theo kiểu dỡ cả cái nhà ra để làm lại sẽ rất tốn kém.

Tôi ủng hộ quan điểm này, nhưng cần hiểu một cách chính xác hơn đó là phải xuất phát từ vấn đề, có vấn đề mới làm luật, không nên nghĩ rằng luật là tốt mà “đẻ” ra vô tận. Hãy làm luật để giải quyết những ách tắc trong cuộc sống hay những khó khăn người dân phải đối mặt. Như vậy, Quốc hội là thiết chế được sinh ra để canh giữ quyền tự do của nhân dân, vì họ đại diện cho nhân dân, là cơ quan thẩm định, là một thiết chế để hạn chế việc làm quá nhiều luật, chứ không phải cơ quan sinh ra để làm thật nhiều luật để cai trị.

PV: Vậy theo ông, chúng ta phải “gỡ” như thế nào và từ đâu để thể chế pháp luật, chính sách của chúng ta sát hơn nữa với cuộc sống?

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Quan trọng nhất theo tôi phải thay đổi quy trình làm luật và triết lý làm luật. Hãy làm luật khi cuộc sống cần, đừng làm luật vì luật. Khi cuộc sống có vấn đề, hãy chứng minh rằng vấn đề đó chỉ có thể xử lý được bằng pháp luật.

Quan trọng nhất, theo tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải vận hành, bởi quyền giải thích pháp luật trong hệ thống của ta là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một điều luật được ban hành có bị trái với pháp luật hay không thuộc về thẩm quyền của cơ quan này.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: "Muốn làm luật tốt không phải cứ cố gắng là được mà phải có khung khái niệm chuẩn, có trình độ tri thức và phải có chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực. Một nồi cơm nấu hai lần không thể ngon, nấu ba lần không thể ăn được. Luật làm đi làm lại cũng giống như việc nấu lại cơm, nếu không có được nền tảng khái niệm, nền tảng tri thức đúng bởi hành vi của con người ta chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất định và xảy ra theo khuôn khổ đó thì nó bảo đảm sự hài hòa, thịnh vượng; xảy ra trong một khuôn khổ khác có thể dẫn đến ách tắc, xung đột. Những quy phạm đó tồn tại khách quan trong cuộc sống. Nhà lập pháp không nên ngồi nghĩ theo ý chí của mình để áp đặt. Cần một cuộc cách mạng về khái niệm để có thể dần xây dựng một hệ thống pháp luật tốt hơn".

Theo Thanh Hà-Ngọc Chi/VOV.VN

Tin mới hơn

Quốc hội biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết

Công bố Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ngày 4/11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dự và trao quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT). Tham dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Lương, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Phổ Yên.
Quốc hội biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết

Nâng cao năng lực lãnh đạo ngay từ trong sinh hoạt chi bộ

Thực hiện quy định của Trung ương về cấp ủy cấp trên dự sinh hoạt Đảng ở chi bộ cơ sở, sáng ngày 4/11, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến dự buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 11/2024 tại Chi bộ xóm Tân Lập, xã Văn Lăng huyện Đồng Hỷ. Dự sinh hoạt có các đồng chí Thường trực Huyện ủy và đại diện các ban Xây dựng đảng của Huyện ủy Đồng Hỷ.
Quốc hội biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết

HĐND TP Thái Nguyên: Thống nhất nội dung kỳ họp thường lệ cuối năm

Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp chuyên đề và kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND thành phố.
Quốc hội biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết

Quyết tâm xây dựng Đảng bộ và các Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh

70 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tập thể cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên luôn phát huy tinh thần đoàn kết, thể hiện được ý thức trách nhiệm, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc và của Đảng bộ tỉnh.
Quốc hội biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết

Hội đồng đánh giá Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn mức độ 1

Ngày 1/11, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá Trường Chính trị đạt chuẩn chủ trì cuộc họp của hội đồng nhằm đánh giá kết quả việc thực hiện các tiêu chí Trường Chính trị đạt chuẩn mức độ 1. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc Hội đồng đánh giá.

Tin bài khác

Đồng chí Lý Văn Huấn giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh

Đồng chí Lý Văn Huấn giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh

Chiều 1/11, tại Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh đã diễn ra Lễ công bố và trao Quyết định của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về công tác cán bộ. Tham dự có đồng chí Hồ Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đơn vị của tỉnh.
Phải thực sự là một Đảng bộ nêu gương tốt nhất

Phải thực sự là một Đảng bộ nêu gương tốt nhất

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng bộ Khối phải thực sự là đảng bộ nêu gương trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đó là chỉ đạo của đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh (02/11/1954-02/11/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được tổ chức sáng ngày 1/11.
Kết nối để xuất khẩu các sản phẩm mũi nhọn của Thái Nguyên sang thị trường Úc

Kết nối để xuất khẩu các sản phẩm mũi nhọn của Thái Nguyên sang thị trường Úc

Ngày 31/10, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với đại diện Tập đoàn Vietsoftpro và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Úc Việt đến tìm hiểu, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp Đoàn công tác Đại sứ quán Singapore

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp Đoàn công tác Đại sứ quán Singapore

Nằm trong chương trình thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Singapore và các địa phương của Việt Nam. Sáng ngày 31/10, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên đã tiếp và làm việc với Ngài Jaya Ratnam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Singapore và Đoàn công tác của Đại sứ quán đến thăm và làm việc với tỉnh Thái Nguyên. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên và đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh có liên quan
Triển khai thực hiện tốt công tác tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI

Triển khai thực hiện tốt công tác tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI

Ngày 31/10, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Tổ chức phục vụ chủ trì hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ trong tháng 10 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của Tổ giúp việc Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc