Facebook Zalo youtube Tiktok

Lặng thầm làm việc nghĩa

Xã hội
Ký ức về một thời đánh giặc
aa
Ở tuổi 83, ông vẫn thường xuyên đọc báo, nghe đài và xem thời sự. Ông say sưa như vậy là để cập nhật những thông tin mới về tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Từ những điều tâm huyết trong cuộc sống, ông lại làm cầu nối “truyền lửa” cho thế hệ trẻ. Và chính ông là người đã sưu tầm hơn 300 cuốn sách và hiện vật về Bác Hồ kính yêu. Người cựu chiến binh già mẫu mực ấy là Nguyễn Vạn Năng ở khối phố Xuân Quang, phường Tân An, thành phố Hội An (Quảng Nam)…

Không mấy khó khăn để chúng tôi tìm tới nhà ông Nguyễn Vạn Năng. Hỏi thăm từ trẻ đến già ai cũng đều biết rõ, bởi ông là tấm gương mẫu mực và lòng nhân ái, bao dung trong cuộc sống.

Căn nhà nhỏ nép mình dưới vòm cây xanh. Tuy chật chội là thế, nhưng mọi đồ dùng, vật dụng đều được sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp. Bức chân dung Hồ Chủ tịch đặt ở vị trí trang trọng. Chiếc tủ kính xinh xắn trưng bày hàng chục tấm huân, huy chương. Hai bên tường nhà treo hàng trăm tấm bằng khen, giấy khen...

Khi hiểu rõ ý định của chúng tôi, ông vui vẻ kể về những năm tháng đánh giặc của mình…

Ông sinh năm 1926, tại xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), vừa tròn 17 tuổi đã tham gia cách mạng, giành chính quyền tại địa phương. Tháng 1-1946, ông là chiến sĩ trong đội cảm tử đội quân Nam tiến. Sau trận đánh với Liên quân Anh – Pháp đổ bộ vào Sài Gòn, ông hai lần bị thương vào chân và được nhân dân cứu chữa rồi được tổ chức bố trí trở về hoạt động tại quê hương. Thời kỳ này, với cương vị là Chính trị viên phó đại đội, ông nằng nặc xin ở lại chiến đấu trong đội cảm tử, song cấp trên quyết định điều ông về làm nòng cốt xây dựng cơ sở địa phương.

Ông Nguyễn Vạn Năng.

Trở về quê hương, giữ chức xã đội trưởng xã Duy Nghĩa, ông cùng các đồng chí, đồng đội và nhân dân kiên cường chiến đấu, giết giặc lập công. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn tạm thời chia cắt. Duy Nghĩa quê ông thường xuyên chịu những trận càn quét tàn bạo của quân giặc. Chúng từ Hội An cơ động bằng ca-nô ngược sông Thu Bồn đổ quân đốt phá dân làng. Căm thù giặc, ông chỉ huy du kích cài mìn tiêu diệt hàng trăm tên. Trận khác, ông chỉ huy du kích ẩn mình dưới ao bèo, đợi cho đoàn xe cơ giới địch đi vào vùng đặt mìn thì giật mìn nổ diệt gọn đại đội địch tại chân cầu Câu Lâu. Trong thời gian này, ông cùng với các đồng chí phá tan vụ gián điệp; vận động nhân dân cho cách mạng mượn 17 chiếc thuyền ghe cùng hàng trăm người vận chuyển vũ khí. Khi bị địch phát hiện ông bắn nghi binh đánh lạc hướng địch cho đồng đội kịp thời cất giấu 50 thùng vũ khí…

Vận động giáo chức chế độ cũ về với cách mạng

Ông tâm sự: “Cuộc đời tôi nhiều kỷ niệm vui buồn và đầy bất ngờ. Đang trực tiếp cầm súng đánh giặc, bỗng nhiên trở thành anh cán bộ ngành giáo dục!”.

Giữa năm 1955, ông tập kết ra Bắc, được Nhà nước cử sang học tập tại Trung Quốc, rồi Liên Xô (cũ). Trở về nước, ông tình nguyện vào Nam chiến đấu, nhưng tổ chức giữ ông ở lại và điều về Bộ Đại học. Mãi đến lúc Quân ủy Trung ương bắt đầu mở các chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng… thì Bộ trưởng Tạ Quang Bửu gọi ông lên giao nhiệm vụ lựa chọn 30 cán bộ chuẩn bị hành quân vào miền Nam. Và rồi khí thế tiến công của quân và dân ta như vũ bão. Lần lượt giải phóng Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Quân ta giải phóng tới đâu, ông phân công cán bộ ngành giáo dục tiếp quản các cơ sở, trường lớp do chế độ cũ để lại tới đó. Với sự hiểu biết của mình, ông chỉ đạo các cộng sự nhanh chóng tiêu hủy các văn hóa xấu độc, giữ lại giá trị truyền thống, nhân văn. Với ý thức cần kiệm, tự giác, vượt qua khó khăn, gian khổ chung tay khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, ông và các đồng nghiệp tích cực tuyên truyền vận động nhân dân vùng mới giải phóng và cả những thành phần lầm đường, lạc lối thấy rõ chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước; kêu gọi giới giáo chức từng làm việc dưới chế độ cũ cộng tác cùng chính quyền và Ban quân quản giải phóng khôi phục nền giáo dục…

Ông Nguyễn Vạn Năng (người đứng) trong một buổi sinh hoạt cùng bà con khối phố.

Chiến dịch mùa xuân năm 1975 toàn thắng, non sông liền một dải, ông Nguyễn Vạn Năng được Bộ Đại học tín nhiệm cử làm Trưởng cơ quan thường trực của Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố sau ngày giải phóng đầy rẫy những tàn dư của chế độ cũ và biết bao khó khăn, thử thách. Nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, ông xác định, muốn góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, cần phải khẩn trương khôi phục nền giáo dục; phải tích cực tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân và giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chính sách khoan hồng của Nhà nước, sự nghiệp xây dựng, kiến thiết đất nước…

Đã nói là làm, đã làm là làm cho bằng được, ông tìm đến nhà những giáo chức dưới chế độ cũ vận động họ ra làm việc cho chính quyền cách mạng. Buổi đầu còn khó khăn, bởi giới giáo chức còn chưa hiểu và tin tưởng, song ông kiên trì thuyết phục. Cuối cùng, ông đã vận động 160 giáo chức phấn khởi, yên tâm làm việc cho chính quyền cách mạng. Thực tế, họ trở thành nòng cốt cho ngành giáo dục sau này. Một số giáo chức trở thành nhà giáo ưu tú có nhiều đóng góp vào sự nghiệp “trồng người”…

Học tập Bác Hồ tấm lòng nhân ái bao la

Năm 1997 về hưu ở tuổi 70, ông vẫn hăng hái tham gia giúp các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sưu tầm thêm hiện vật, tài liệu về Bác Hồ trưng bày tại phòng truyền thống; biên soạn tài liệu bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh; viết hàng trăm bài tuyên truyền về thân thế sự nghiệp của Người cho học sinh, sinh viên... Tuy đồng lương hưu chuyên viên ngành giáo dục không nhiều nhặn gì giữa thành phố sầm uất náo nhiệt, song ông vẫn tiết kiệm gần 30 triệu đồng tặng các sinh viên nghèo hiếu học. Ông vận động bà con tổ dân phố quyên góp “quỹ khuyến học”, “quỹ vì người nghèo”. Mấy năm lụt bão lớn, ông vận động bà con tổ dân phố quyên góp hơn 2000 bộ quần áo, gần 5 tấn gạo tặng đồng bào miền Trung… Với những thành tích ấy, năm 2000 ông được UBND TP Hồ Chí Minh tuyên dương trong chương trình “Gặp gỡ những tấm lòng vàng nhân ái”…

Ngay như chuyện cách đây 7 năm khi ông trở về sống tại phố cổ Hội An cũng phần nào nói lên cái tình, cái nghĩa đối với quê hương. Ngày ấy, ông thấy trụ sở khối phố đơn sơ, trống trải, ông dồn hết vốn liếng mua hơn 300 đầu sách viết về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc anh hùng, sau đó lại đáp xe đò ra Đà Nẵng, vào Tam Kỳ sưu tầm nhiều tranh ảnh, hiện vật về Hồ Chủ tịch để xây dựng “thư viện”. Những ngày nghỉ, giờ nghỉ trong tuần, hoặc vào dịp hè, khu văn hóa Xuân Quang đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa truyền thống bổ ích, thu hút hàng nghìn lượt thanh thiếu niên và bà con đến đọc sách báo, xem những tư liệu về thân thế và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch.

Ông đặc biệt quan tâm “truyền lửa” cho thế hệ trẻ bằng cách thông qua những buổi nói chuyện, kể chuyện truyền thống. Việc ông làm đã góp phần bồi dưỡng ý thức cách mạng, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong đông đảo quần chúng nhân dân. Thấy phong trào thanh niên có phần đơn điệu, ông hướng dẫn cán bộ đoàn tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt như kể chuyện truyền thống, thi tìm hiểu về lịch sử, danh nhân văn hóa đất Quảng, đố vui… thu hút đông đảo thanh thiếu niên khối phố tự giác tham gia. Bằng tấm lòng nhân hậu của mình, ông đã giáo dục, cảm hóa hàng chục thanh niên chậm tiến trở thành con ngoan, trò giỏi...

Về quê, ông sử dụng số tiền mà con cháu dành dụm để thuê xe đổ đất, cát chống ngập úng đường phố; mua ti-vi, tặng sách vở, quần áo cho học sinh nghèo… Ông còn huy động con cháu quyên góp xây dựng bia tưởng niệm liệt sĩ, xây nhà thờ họ, nhà hội quán tại Duy Xuyên (Quảng Nam).

Có tiếng xe máy dừng trước cổng, anh Nguyễn Thành Hải, Bí thư chi bộ khối phố Xuân Quang cùng mấy thanh niên ùa vào bên ông. Sau khi ngắm nghía tấm bằng khen và kỷ niệm chương của Tỉnh ủy Quảng Nam tặng ông trong dịp tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, anh Hải quay sang tôi: “Cả cuộc đời đi theo cách mạng, cụ Năng là tấm gương mẫu mực cho chúng tôi học tập, noi theo...”.

Nghe anh Hải nói vậy, tôi hỏi ông: “Ước nguyện của ông bây giờ là gì ạ?”. Ông trả lời, giọng nhỏ nhẹ: “Ông chỉ mong thế hệ trẻ hãy lấy tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" của Bác Hồ để học tập và làm theo, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh!”.

Có thể nói, từ khi còn trẻ cho tới lúc đã về già, cuộc đời của ông Nguyễn Vạn Năng luôn là những trang đời đẹp và đáng trân trọng. Giờ đây ở tuổi 83, ông vẫn lặng thầm làm việc nghĩa...

Theo QĐND

Tin mới hơn

Tuổi trẻ Thái Nguyên tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Ngày 27/7, đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cùng hơn 1600 đoàn viên thanh niên của các cấp bộ đoàn tỉnh Thái Nguyên thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Lim, TPTN.

Quân khu 1 tri ân các anh hùng liệt sĩ, TNXP tại Thái Nguyên

Ngày 27/7, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 1 do Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tư lệnh quân khu 1 làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm 60 Thanh niên xung phong (TNXP) Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái tại Khu di tích lịch sử quốc gia Thanh niên xung phong 915, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Thái Nguyên

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các thành viên trong Đoàn công tác của Trung ương và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử Quốc gia 27-7 (thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) và Khu Di tích lịch sử Quốc gia 60 TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái. Tham gia đoàn, có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam; đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất

Thực hiện Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những tình cảm đặc biệt với Thái Nguyên

Với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có một Thái Nguyên Thủ đô gió ngàn, an toàn khu kháng chiến, có một Thái Nguyên năm 1946 khi Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Tổng Bí thư ngày ấy còn nhỏ đã cùng gia đình về Phổ Yên, Thái Nguyên tản cư.

Tin bài khác

Bộ CHQS tỉnh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Bộ CHQS tỉnh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Đoàn công tác của Bộ CHQS tỉnh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Lịch sử Quốc gia 27-7 và Khu di tích lịch sử Quốc gia Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái, phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên.
Cập nhật mới nhất sự thông tin lan truyền nữ nhân viên SS lây HIV cho 16 người

Cập nhật mới nhất sự thông tin lan truyền nữ nhân viên SS lây HIV cho 16 người

Thainguyentv.vn - Theo thông tin mới nhất từ cơ quan chức năng, bước đầu đã xác minh được tài khoản phát tán thông tin hàng chục người bị nhiễm HIV do “quan hệ TD với nữ SS”. Thông tin về vụ việc đang được cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên điều tra làm rõ.
Thông tin chính thức về 01 trường hợp ngộ độc rượu tại thành phố Phổ Yên

Thông tin chính thức về 01 trường hợp ngộ độc rượu tại thành phố Phổ Yên

Ngày 25/7, một số cơ quan báo chí đăng tải thông tin: tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận liên tiếp 5 trường hợp ngộ độc rượu chứa methanol (4 ca ở Thường Tín, Hà Nội và 1 ca ở Thái Nguyên) cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.
Người dân Thái Nguyên thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Thái Nguyên thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cùng hàng triệu trái tim người dân đất Việt xúc động tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên luôn hướng về Hà Nội, nơi diễn ra lễ quốc tang để tiễn biệt Tổng Bí thư với niềm tiếc thương vô hạn.
Khảo sát thực hiện đầu tư công trung hạn tại huyện Đồng Hỷ

Khảo sát thực hiện đầu tư công trung hạn tại huyện Đồng Hỷ

Trong 2 ngày 23 và 24/7, HĐND tỉnh đã khảo sát tại huyện Đồng Hỷ về việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước ngày diễn ra Quốc tang, nhiều cơ quan, tổ chức và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tang ...
[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân ...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Từ năm 2009 đến 2023, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vinh dự 3 lần được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ...
Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Sáng 17/7, Tỉnh uỷ Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ...
"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, dưới sự ...
[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

Nhằm hoàn thiện không gian cây xanh, cảnh quan, tạo nét mỹ quan đô thị, TP Thái Nguyên quyết định đầu tư 200 tỷ đồng triển khai thực hiện Dự án xây dựng cảnh quan ...
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc