Facebook Zalo youtube Tiktok

Hạnh phúc là được lao động và cống hiến

Xã hội
Linh hồn của chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản
aa
Hơn nửa đời người say mê, gắn bó với nghề, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng chưa bao giờ tự thỏa mãn với những gì mình làm được. Ở cái tuổi xấp xỉ 70, nữ bác sĩ sản khoa hàng đầu Việt Nam vẫn hăng say làm việc với mong muốn nâng cao sức khỏe sinh sản cho phụ nữ Việt Nam. Với bà, được lao động, giúp đỡ mọi người là niềm hạnh phúc vô bờ. Bà đã sống, làm việc hết mình vì tâm niệm đó...

Nhắc đến bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng người ta thường nói đến công trình “thụ tinh trong ống nghiệm” mà bà đã dày công nghiên cứu và áp dụng thành công tại Việt Nam. Nhưng ít người biết rằng, nữ bác sĩ tài giỏi này cũng là người đầu tiên khởi xướng chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản (CĐTB), góp phần nâng cao sức khỏe sinh sản cho hàng nghìn bà mẹ ở nhiều vùng quê nghèo khó của đất nước.

Ý tưởng đào tạo đội ngũ CĐTB ở những vùng sâu, vùng xa được bà ấp ủ và theo đuổi khi còn là nữ bác sĩ trẻ công tác tại Bệnh viện Từ Dũ. Hồi đó, dù công việc bận rộn đến đâu bà vẫn cố gắng thu xếp thời gian cùng các đồng nghiệp đến những vùng nông thôn, miền núi để khám, chữa bệnh miễn phí. Sau mỗi chuyến đi, hình ảnh đọng lại trong bà là niềm vui của người dân nghèo được khám bệnh, cấp thuốc và cả những câu chuyện đau buồn về các bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Bác sĩ Phượng tâm sự: “Tới những buôn làng dân tộc, thấy hầu hết phụ nữ đều không có kiến thức y tế. Do lam lũ với đồng áng, lao động vất vả trong môi trường thiếu vệ sinh nên chị em rất dễ mắc các bệnh phụ khoa, nhiều trường hợp phát hiện ra thì bệnh đã rất nặng. Mặt khác, nhiều nơi vẫn tồn tại các tập tục cổ hủ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bà mẹ và trẻ em! Nhiều trường hợp cả mẹ và con đều tử vong. Thương tâm lắm!”.

Làm gì để giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh ở vùng sâu, vùng xa? Câu hỏi đó cứ ám ảnh, day dứt nữ bác sĩ sản khoa. Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, bác sĩ Phượng đưa ra ý định đào tạo đội ngũ cô đỡ là người của các thôn, bản để chăm sóc tốt hơn cho chị em trong việc sinh nở. Theo bà, đội ngũ CĐTB là người sống trong cộng đồng, nắm chắc ngôn ngữ, hiểu rõ phong tục tập quán nên sẽ dễ dàng truyền đạt những kiến thức cần thiết về sức khỏe sinh sản cho người dân địa phương.

Các CĐTB tỉnh Hà Giang quây quần bên bác sĩ Phượng.

Trước khi khởi động, chương trình CĐTB vấp phải không ít ý kiến phản đối. Nhiều người cho rằng, để đào tạo ra một “bà đỡ” có chuyên môn và làm được việc khi ra trường, tốn rất nhiều thời gian và công sức. Họ e ngại chương trình sẽ thất bại vì đối tượng đào tạo đều là người dân tộc, trình độ học vấn thấp và chưa nói thành thạo tiếng Việt. Dù vậy, bác sĩ Phượng, khi đó đang là Giám đốc Bệnh viện, vẫn quyết tâm thực hiện với suy nghĩ chương trình sẽ mang lại hiệu quả rất lớn sau này. Ngay sau đó, lớp đào tạo CĐTB đầu tiên với 40 học viên được khai giảng tại Bệnh viện Từ Dũ vào năm 1996.

Không thể kể hết những khó khăn mà bà và tập thể bác sĩ bệnh viện phải vượt qua trong quá trình đào tạo những CĐTB đầu tiên. Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, mỗi nữ hộ sinh của bệnh viện nhận kèm từ một cho đến ba học viên. Nhiều học viên không biết tiếng Việt, được các bác sĩ và nữ hộ sinh tận tình chỉ bảo từ việc sử dụng cặp nhiệt độ cho đến cách cầm kim tiêm. Bên cạnh việc giảng dạy chuyên môn, các nữ hộ sinh còn phải chăm lo từng bữa ăn, chỗ ở, nơi sinh hoạt cho các học viên. Bác sĩ Phượng nhớ lại: “Dù là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp nhưng các em học cũng nhanh lắm. Nhiều em mới học không thể nói được tiếng Việt nhưng đến khi tốt nghiệp đã đọc thông, viết thạo và có kiến thức chuyên môn rất khá”.

Từ năm 1996 đến nay, chương trình đào tạo CĐTB do bác sĩ Phượng khởi xướng được nhân rộng và phát triển trên khắp cả nước. Theo bà ước tính, chương trình đào tạo CĐTB đã cho “ra lò” hơn 1.000 cô đỡ đang làm việc tại khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc. Mạng lưới CĐTB ngày càng khẳng định vai trò thiết thực trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần giảm tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Hiệu quả của chương trình mang lại là niềm hạnh phúc lớn cho tập thể bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, đặc biệt là cá nhân bác sĩ Phượng.

Nặng lòng với người nghèo

Nghỉ hưu từ năm 2006 nhưng rất hiếm khi bác sĩ Phượng có được một ngày nghỉ trọn vẹn. Bà luôn là người bận rộn với lịch làm việc kín mít. Một phần là do bà đang cộng tác với một số bệnh viện và các cơ sở sản khoa trong cả nước. Mặt khác, bà đang đảm nhiệm cùng lúc nhiều chức vụ quan trọng của các tổ chức xã hội và thường xuyên tham gia các hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Quỹ thời gian eo hẹp như vậy nhưng cuối tuần bà vẫn cố gắng tổ chức các chuyến đi khám bệnh, tặng quà miễn phí cho người nghèo trên cả nước. Bà thường tâm sự: “Tôi không cho phép mình nghỉ ngơi bởi các chị em nghèo ở vùng sâu, vùng cao còn mắc nhiều bệnh tật lắm”.

Bác sĩ Phượng cho biết: Tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh ở các vùng đông người dân tộc còn ở mức rất cao. Đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa tỷ lệ tử vong thường cao hơn gấp 3 lần so với vùng đồng bằng và gấp 10 lần so với các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do chất lượng dịch vụ y tế thấp, thiếu nước sạch, khả năng tiếp cận cơ sở y tế của người dân hết sức khó khăn do địa hình, phương tiện vận chuyển và thiếu cán bộ y tế có chuyên môn... Bà mong rằng, sẽ có nhiều CĐTB để giúp đỡ người dân nghèo tại những vùng sâu, vùng xa.

Dù mạng lưới CĐTB đang mang lại nhiều hiệu quả tích cực nhưng số lượng cô đỡ vẫn ở mức thấp và chế độ đãi ngộ cho họ chưa cao. Chỉ tính riêng tại tỉnh Hà Giang, số lượng CĐTB chưa đến 30 người nhưng có đến hàng trăm thôn, bản của người dân tộc thiểu số. Mặt khác, đội ngũ CĐTB cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do thiếu chính sách hỗ trợ. Nhiều CĐTB chỉ nhận được vẻn vẹn 50.000 đồng/tháng tiền hỗ trợ của địa phương. Đây là số tiền quá ít ỏi so với công sức mà các CĐTB đã cống hiến. Hiểu được khó khăn của các CĐTB, bác sĩ Phượng không ít lần bỏ tiền túi hỗ trợ để các cô tiếp tục công việc. Bà còn tích cực vận động nhiều tổ chức, đơn vị và nhà hảo tâm tham gia giúp đỡ các lớp đào tạo CĐTB trong cả nước.

Hiện tại, bác sĩ Phượng đang đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Hồ Chí Minh. Bà phụ trách phần chăm sóc phụ nữ và trẻ em nghèo vùng sâu, vùng xa nên thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện trên khắp cả nước. Nhiều chương trình từ thiện lớn do bà tự đứng ra tổ chức và chi trả. Khi được hỏi về kinh phí tổ chức, bác sĩ Phượng vẫn thường đùa rằng: “Ngoài tiền con cái tặng, tôi đi làm cũng kiếm được chút đỉnh. Nếu không tiêu gì thì tiền nó ăn thủng hết túi”. Bà cho biết thêm, nhiều bệnh nhân từng được bà cứu chữa cũng rất nhiệt tình ủng hộ các chương trình từ thiện.

Bao năm nay bác sĩ Phượng vẫn âm thầm, lặng lẽ mang lại hạnh phúc đến cho người nghèo trên khắp cả nước. Nhờ sự giúp đỡ của bà mà cuộc đời của nhiều bệnh nhân đã đổi thay. Bà tâm sự: “Sau mỗi lần giúp được người khác, tôi lại cảm thấy mình vẫn còn có ích cho xã hội”. Đến nay, bác sĩ Phượng không thể nhớ nổi đã thực hiện bao nhiêu chuyến đi làm từ thiện và đã giúp đỡ bao nhiêu người. Chỉ biết rằng, nơi nào bà đến người dân đều vui vẻ đón chào.

Chỉ còn một vài nơi trên dải đất hình chữ S này bác sĩ Phượng chưa đặt chân tới. Bà tự hứa với mình sẽ tới, bởi bà biết ở đó còn những người cần giúp đỡ.

Vài nét về bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng

- Sinh năm 1944 tại thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai)

- Tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1970 và cao học chuyên ngành sản phụ khoa năm 1974

- Năm 1994 được Tổng thống Pháp ký phong hàm giáo sư y khoa

- Phó chủ tịch Quốc hội khóa VIII (1987-1992)

- Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa IX (1992-1997)

- Giám đốc Viện Tim TP Hồ Chí Minh (1989-1991)

- Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (1990-2005)

- Năm 2000 được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động

- Năm 2004 được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân

- Sau 1975, từ chối theo chồng định cư tại nước ngoài, quyết định ở lại Việt Nam làm việc và cống hiến

- Là nhà khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam/đi-ô-xin đối với sức khỏe của người Việt Nam và tham gia đấu tranh yêu cầu Hạ viện - Quốc hội Mỹ bồi thường cho nạn nhân da cam Việt Nam

- Là người đặt nền móng và ứng dụng thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam. Ba em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vào ngày 30-4-1998

Theo QĐND

Tin mới hơn

Tuổi trẻ Thái Nguyên tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Ngày 27/7, đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cùng hơn 1600 đoàn viên thanh niên của các cấp bộ đoàn tỉnh Thái Nguyên thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Lim, TPTN.

Quân khu 1 tri ân các anh hùng liệt sĩ, TNXP tại Thái Nguyên

Ngày 27/7, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 1 do Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tư lệnh quân khu 1 làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm 60 Thanh niên xung phong (TNXP) Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái tại Khu di tích lịch sử quốc gia Thanh niên xung phong 915, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Thái Nguyên

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các thành viên trong Đoàn công tác của Trung ương và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử Quốc gia 27-7 (thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) và Khu Di tích lịch sử Quốc gia 60 TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái. Tham gia đoàn, có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam; đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất

Thực hiện Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những tình cảm đặc biệt với Thái Nguyên

Với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có một Thái Nguyên Thủ đô gió ngàn, an toàn khu kháng chiến, có một Thái Nguyên năm 1946 khi Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Tổng Bí thư ngày ấy còn nhỏ đã cùng gia đình về Phổ Yên, Thái Nguyên tản cư.

Tin bài khác

Bộ CHQS tỉnh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Bộ CHQS tỉnh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Đoàn công tác của Bộ CHQS tỉnh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Lịch sử Quốc gia 27-7 và Khu di tích lịch sử Quốc gia Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái, phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên.
Cập nhật mới nhất sự thông tin lan truyền nữ nhân viên SS lây HIV cho 16 người

Cập nhật mới nhất sự thông tin lan truyền nữ nhân viên SS lây HIV cho 16 người

Thainguyentv.vn - Theo thông tin mới nhất từ cơ quan chức năng, bước đầu đã xác minh được tài khoản phát tán thông tin hàng chục người bị nhiễm HIV do “quan hệ TD với nữ SS”. Thông tin về vụ việc đang được cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên điều tra làm rõ.
Thông tin chính thức về 01 trường hợp ngộ độc rượu tại thành phố Phổ Yên

Thông tin chính thức về 01 trường hợp ngộ độc rượu tại thành phố Phổ Yên

Ngày 25/7, một số cơ quan báo chí đăng tải thông tin: tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận liên tiếp 5 trường hợp ngộ độc rượu chứa methanol (4 ca ở Thường Tín, Hà Nội và 1 ca ở Thái Nguyên) cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.
Người dân Thái Nguyên thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Thái Nguyên thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cùng hàng triệu trái tim người dân đất Việt xúc động tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên luôn hướng về Hà Nội, nơi diễn ra lễ quốc tang để tiễn biệt Tổng Bí thư với niềm tiếc thương vô hạn.
Khảo sát thực hiện đầu tư công trung hạn tại huyện Đồng Hỷ

Khảo sát thực hiện đầu tư công trung hạn tại huyện Đồng Hỷ

Trong 2 ngày 23 và 24/7, HĐND tỉnh đã khảo sát tại huyện Đồng Hỷ về việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước ngày diễn ra Quốc tang, nhiều cơ quan, tổ chức và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tang ...
[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân ...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Từ năm 2009 đến 2023, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vinh dự 3 lần được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ...
Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Sáng 17/7, Tỉnh uỷ Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ...
"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, dưới sự ...
[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

Nhằm hoàn thiện không gian cây xanh, cảnh quan, tạo nét mỹ quan đô thị, TP Thái Nguyên quyết định đầu tư 200 tỷ đồng triển khai thực hiện Dự án xây dựng cảnh quan ...
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc