Facebook Zalo youtube Tiktok

Làng nghề khởi nghiệp từ những chiếc mũ lông cò

Xã hội
Có lẽ trong tất cả những vùng đất làm nghề truyền thống thì ở Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội có cái cổng làng cổ và đơn giản nhất. Những dòng chữ đã ố vàng theo thời gian, nhưng lại gợi nhớ biết bao ký ức...
aa
lang nghe khoi nghiep tu nhung chiec mu long co

Cổng làng nghề Phú Vinh

Những dòng chữ đã ố vàng theo thời gian, nhưng lại gợi nhớ biết bao ký ức về thuở ban đầu hoang sơ, trên gò đất của nơi chiêm khê mùa thối đã bao năm trôi qua. Trên cổng còn ghi thêm “Xóm Gò Đậu”. Đó là một cái tên ẩn giấu bao nỗi trầm luân của làng quê…

Khởi nghiệp từ những chiếc mũ lông cò

Nghe có vẻ lạ, nhưng đó là câu chuyện có thực cách đây hàng trăm năm, ở xóm Gò Đậu này. Xưa dân cư quần tụ trên gò đất rộng lớn, với những lũy tre và cây cối xanh tốt, tạo nên làng xóm cùng cấy cầy trên cánh đồng chiêm trũng, mênh mông nước mỗi ngày mưa.

Đặc biệt khu đất này vốn là nơi cò đến trú ngụ. Ban ngày chúng đi kiếm ăn, chiều về rợp kín trời, rồi đậu lại trên những lũy tre và tán cây. Khi người dân tìm đến sinh sống cũng không làm những đàn cò vơi bớt. Cho dù những cuộc săn bắt và bẫy đặt khắp nơi nhưng cò vẫn sinh sôi nảy nở. Vì thế ban đầu người dân quanh vùng gọi nơi đây là đất “Cò đậu”.

Cái tên “Cò đậu” tồn tại mãi cho tới khi chính quyền đến làm giấy tờ, đặt tên chính thức cho làng là “Gò Đậu”. Ban đầu cò còn là nguồn sống cho dân sinh, nhưng làng cũng là nơi chịu họa lông cò bay tứ tán và rụng đầy khắp nơi. Hàng ngày dân làng đến khổ vì phải quét dọn lông cò cùng với phân rác.

Nhưng thật bất ngờ, có những bạn trẻ chọn những chiếc lông cò đẹp nhất kết buộc, hoặc đan ken làm thành đồ chơi. Đầu tiên là những cây bút viết, sau đó là cầu lông, rồi chiếc vòng tay xinh xinh…nhưng có lẽ thú vị nhất là chiếc mũ và chiếc túi đựng đồ bằng lông cò được coi là món quà nghèo tặng bạn bè như một thú chơi của những bạn trẻ trong làng. Trò chơi đan lát bắt đầu từ đây. Nó gợi hứng cho câu chuyện chẻ tre, nứa, bương, vầu đan thành những vật dụng làm ăn, phục vụ sản xuất.

Dân bắt đầu làm những cái rổ, cái nơm, cái rọ…rồi đến giá, thúng, dần sàng, mành…Cứ thế dân làng “Cò đậu” làm nghề đan lát lúc nào không hay nữa. Vậy mà tính cho đến nay đã hơn 400 năm. Nếu căn cứ vào những sản phẩm được ghi dấu qua các triều đại phong kiến, có thể nói đất “Gò đậu” là một trong những xứ sở đầu tiên làm nghề mây tre đan ở phía bắc, sau đó mới lan truyền đi các nơi.

lang nghe khoi nghiep tu nhung chiec mu long co

Theo như nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, người làng Gò Đậu cho biết, hiện Bảo tàng cung đình Huế đang lưu giữ một tác phẩm thư pháp chữ Hán, đan bằng mây của các cố nghệ nhân làng Gò Đậu, vào năm 1712. Người ta còn bắt gặp những bức hoành phi câu đối đan mây của nghệ nhân Phú Vinh ở tận Cộng hòa Chi Lê, được làm từ năm 1840. Hiện chúng được lưu giữ tại một số quan chức giầu thích chơi đồ cổ Á đông. Còn theo tài liệu của CLB nghệ nhân Phú Vinh (tên mới của xóm Gò Đậu), vào thời vua Thành Thái, làng nghề truyền thống Phú Vinh có 9 cụ nghệ nhân đã được phong sắc.

Nghệ nhân Tĩnh còn kể, chính bố ông là cố nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu (1905-1983), người nổi tiếng trong làng vì đã thành công trong việc đan tranh chân dung Bác Hồ đầu tiên, với hai mầu đen trắng của dây mây truyền thống. Câu lạc bộ Nghệ nhân Phú Vinh thành lập từ năm 2007, nay có tới 20 nghệ nhân và thợ giỏi, người cao niên nhất 85 tuổi và trẻ nhất là 25. Hơn nửa thế kỷ qua, nghề mây tre đan ngày càng phát triển và trở thành phương tiện kiếm sống ổn định, đưa dân Phú Vinh thoát nghèo và còn làm giầu cho đời sống dân sinh.

Trước mắt tôi là dẫy tre trên bờ ao, gợi nhớ đến bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy, càng thấy tre gần gũi với cuộc sống làm sao. Những câu thơ ám ảnh về đất nước một thời chiến đấu bảo vệ non sông gấm vóc và tình yêu quê hương da diết trong tâm hồn. Tôi đi như mộng du trên đường làng. Những câu ca dao cổ cứ ẩn hiện trong tôi: “Em về cắt rạ đánh tranh. Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà. Sớm khuya hòa thuận đôi ta. Hơn ai gác tía lầu hoa một mình”. Những chiếc đèn đan bằng cật tre mỏng như lá lúa, treo ở các quầy hàng, đang đung đưa trong gió, với ánh sáng kỳ ảo bảy mầu, thể hiện nét tài hoa của những người thợ trong làng.

Nghệ sĩ mây tre đan

Thật may trong chuyến đi này, tôi được gặp nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung, hiệu trưởng trường dậy nghề đan mây tre ở Phú Vinh, đồng thời là Giám đốc Công ty Mây Tre đan Hoa Sơn. Vui hơn nữa, lần gặp này đúng dịp ông vừa được nhận giải thưởng quốc tế trong cuộc thi thiết kế mặt hàng mây tre đan (7-2017).

lang nghe khoi nghiep tu nhung chiec mu long co

Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung với chiếc cup Asean 6-2017 trên tay

Ngắm các mặt hàng mỹ nghệ, ứng dụng của ông Trung làm ra càng chứng tỏ, nghề mây tre đan của Phú Vinh đạt tới độ tinh xảo. Nhiều mẫu mã phù hợp với không gian, nghệ thuật trang trí nội thất, sân vườn khá hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nuôi chí lớn dựng nghiệp và khai phá con đường đi riêng của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã quyết tâm theo học Đại học Mỹ thuật công nghiệp, để nâng cao trình độ thiết kế cho những mẫu hàng mới. Chúng phải đạt các tiêu chí, bền đẹp và độc đáo, phù hợp với không gian trưng bầy. Năm 1983, ông Trung được thành phố Hà Nội cử sang Cu Ba dậy nghề đan lát mây tre.

Sau bốn năm ông đã gây dựng cho nước bạn cơ sở khá đầy đủ để sản xuất các mặt hàng. Đặc biệt, tại nước bạn nghệ nhân Trung còn phát hiện ra vật liệu đan lát, từ cây bèo tây. Đến nay nguyên liệu bèo tây phơi sấy được coi là nguyên liệu kỳ lạ nhất và tạo dựng được thương hiệu mang lại nguồn lợi kinh tế khá lớn. Đó thực sự là một phát minh mang tính quốc tế của người thợ tài hoa làng Phú Vinh. Xưởng mà ông xây dựng trên đất bạn hiện vẫn làm việc với hàng ngàn công nhân. Mọi người gọi cái tên thân thương cho nó là xưởng nghề “Trung Cu Ba”. Riêng rặng tre mà ông trồng tại vườn xưởng, từ ngày đó đến nay đã phát triển rộng thành một cụm tre lớn, ghi dấu ấn tình hữu nghị Việt Nam-Cu Ba luôn luôn bền vững, xanh tươi.

Khi về nước năm 1987, tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) có công văn đưa nghệ nhân Nguyễn Văn Trung về làm Hiệu phó Trường Mỹ nghệ Hà Đông, nhưng ông lại có nguyện vọng xin trở lại quê làm nghề. Ông bùi ngùi kể với tôi câu chuyện đã xảy ra khi thành lập xưởng chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ may tre đan. Đó là một hợp đồng được ký kết năm 1993, với 6 container hàng.

Ngỡ là phen này sẽ đổi đời, nhưng không ngờ do thủ tục không chặt chẽ phía đối tác chỉ lấy có 2 container. Toàn bộ số hàng còn lại phải bán tống bán tháo. Vụ làm ăn lỗ tới 200 triệu đồng. Vào thời điểm này, đó là một con số khổng lồ đối với một cơ sở tiểu thủ công. Cú sốc lớn tưởng như muốn đánh gục ông suốt 10 năm phải trả nợ. Vậy mà ông vẫn gượng dậy, sống chết với nghề, tìm kiếm các hợp đồng mới để thoát tình trạng phá sản. Đó là một hành trình đầy gian nan.

Kể đến đây ông sực nhớ lại cảnh mình đã phải mang hàng sang tận Đức để bán rong năm 2005, và tiếp cận khách hàng bằng nhiều cách khác nhau. Ông mỉm cười, với tay lấy cặp sáo trúc trên tường đưa cho tôi xem, rồi nói đó là kế sách đầu tiên để thu hút người qua đường. Bắt đầu là giai điệu “Làng tôi” của Văn Cao. Đây là bản nhạc được nhiều người phương tây yêu thích, có nơi còn dùng bản nhạc này trên sàn nhẩy, trong những dịp liên hoan quốc tế.

Tiếng sáo ông Trung thổi gợi cảm về tình yêu quê hương, giai điệu trong vắt ngọt ngào trên cây sáo, cốt gây ấn tượng cho khách qua đường. Ông chỉ cần họ tò mò vào xem mặt hàng của mình là tốt rồi. Không ngờ, chỉ trong mấy ngày xe hàng đã bán hết, ngoài sự mong đợi. Cứ kế sách đó tiếp tục. Hứng khởi ông còn đánh cả đàn bầu để chào hàng. Năm sau, ông mang hàng đi Nhật tới 6 lần, hàng cũng được người Nhật rất ưa chuộng. Cuộc hành hương nơi xa xứ bằng âm nhạc ấy kéo dài hết năm 2007 mới chấm dứt. Bởi từ đó bắt đầu có những hợp đồng do khách hàng tự tìm đến đặt hàng. Đến nay, cơ sở sản xuất của nghệ nhân Trung đã có những những hợp đồng lớn xuất sang Pháp, Nhật, Iran…

Quả là một bước nhảy vọt sau những nỗ lực của ông “giám đốc” cõng hàng đi bán rong khắp nơi. Hiện nay nghệ nhân Nguyễn Văn Trung còn lưu giữ 300 bức tranh đan bằng mây tre do ông sáng tác. Đây là những tác phẩm thể hiện hình tượng thiếu nữ, phong cảnh và phần lớn là chân dung các lãnh tụ quốc tế và trong nước. Đó là các hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lê Nin, Fidel Castro, Võ Nguyên Giáp…

Chợt thấy chim vỗ cánh bay

Kể về những nghệ nhân trong làng, ông Trung khoe Phú Vinh còn có đội ngũ thợ trẻ rất say mê sáng tạo, làm nên những sản phẩm có một không hai. Sau đó ông nhắc đến cháu nội của nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu là anh Nguyễn Văn Quang, người đã từng lập kỷ lục khi đan một chiếc bình bằng mây tre cao 4,1m. Không những thế thân bình còn được anh đan thêm hình ảnh Tháp rùa, Chùa Một cột, Khuê Văn các cùng hình ảnh rồng bay.

lang nghe khoi nghiep tu nhung chiec mu long co

Dự án khởi công từ 10-10-2007, phải đúng 1000 ngày mới xong, để làm quà tặng nhân Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Phải nói đó là một bản lĩnh sáng tạo của tuổi trẻ làng Phú Vinh. Nghệ nhân trẻ Nguyễn Văn Quang luôn nhớ đến lời ông dậy rằng: “Khi ta cầm sợi mây đan, ta chợt thấy chim vỗ cánh bay, càng ngắm càng thấy chim bay cao dần. Tết hoa cũng vậy, làm sao để người ngắm mà thấy hoa nở tươi hơn, duyên dáng hơn. Dùng sợi mây, nan tre để làm được việc đã khó, nhưng còn khó hơn nhiều, khi dùng nó để mô tả phong cách, dáng điệu một chân dung con người”.

Những lời dậy mãi mãi là bài học nhớ nằm lòng cho lớp thợ trẻ trong làng. Giờ đây lớp thợ trẻ ấy đã xuất hiện, những bàn tay tài hoa nối tiếp con đường của cha ông làm nên sự nghiệp 400 năm của làng. Lúc này bất ngờ câu hát trong bài hát của nhạc sĩ Hoàng Hiệp vang lên trong tôi, với hình ảnh đầy xúc động: “Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng..”. Tôi ngỡ như đường làng bồng bềnh trong lời ca, cùng với những chiếc lông cò bay lấp lánh, trong chuyện cổ tích thuở nào.

Theo Dân Việt

Tin mới hơn

Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2025

Ngày 17/12, đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì điểm cầu Thái Nguyên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác tư pháp năm 2025 do Bộ tư pháp tổ chức.
Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Hội nghị báo chí toàn quốc 2024

Chiều 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí của tỉnh.
Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.

Tin bài khác

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...