Facebook Zalo youtube Tiktok

Du học sinh Việt tại châu Âu trong những ngày thử thách

Xã hội
Từ đầu tháng 3 đến nay, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại châu Âu, nhiều du học sinh đã phải đối mặt với quyết định khó khăn là ở lại nơi dịch đang bùng phát chóng mặt hay trở về Việt Nam.
aa
du hoc sinh viet tai chau au trong nhung ngay thu thach

Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 15/3/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Từ đầu tháng 3 đến nay, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại châu Âu, lưu học sinh Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn, một mặt lo ngại về tình hình bệnh dịch, mặt khác là tiến độ học tập và cuộc sống thường nhật bị xáo trộn theo hướng bất lợi.

Nhiều du học sinh đã phải đối mặt với quyết định khó khăn là ở lại nơi dịch đang bùng phát chóng mặt hay trở về Việt Nam.

Mỗi người một hoàn cảnh, song với những người quyết định ở lại như nghiên cứu sinh Hoàng Thắng, hiện sống cùng vợ và hai con nhỏ tại thành phố Hasselt, Bỉ, vợ chồng anh đã phải cân nhắc rất kỹ.

Cả hai vợ chồng Thắng đều đang trong năm cuối làm tiến sỹ, khối lượng nghiên cứu nhiều cần phải tập trung hoàn thành nên gia đình đã quyết định ở lại Bỉ. Thời gian này, trường cho phép nghiên cứu sinh được làm việc tại nhà, đây là một cách để hạn chế tiếp xúc và tránh lây bệnh nên cả gia đình cũng khá yên tâm.

Ngoài ra, hiện việc đi lại bằng tàu hỏa và máy bay tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm bệnh, vợ chồng Thắng có 2 con nhỏ nên không muốn chịu các rủi ro tiềm ẩn trên đường trở về.

Thắng cũng nhấn mạnh mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm ở bất cứ nơi đâu, miễn là tuân thủ đúng các quy tắc phòng bệnh được các chuyên gia và giới chức khuyến cáo.

Nguy cơ cao lây nhiễm tại sân bay và trên máy bay trong hành trình dài nếu thiếu những thiết bị hỗ trợ phòng tránh dịch cũng là yếu tố khiến Hữu Phúc, đang làm tiến sỹ tại Đại học Antwerp, quyết định ở lại, dù biết nếu về Việt Nam, thực sự mọi người sẽ yên tâm hơn do khả năng được kiểm tra xét nghiệm cao hơn rất nhiều so với ở lại Bỉ.

Phúc nghĩ việc về nước thời điểm này có thể sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và cả hệ thống y tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế cũng quan trọng vì chi phí đi lại rất đắt đỏ, nên mỗi cá nhân phải cân nhắc khả năng tài chính của bản thân.

Đối với Minh Thư, đang theo học thạc sỹ tại Brussels (Bỉ) hay Ngọc, sinh viên trường đại học Paris-Saclay (Pháp), dù sống tại nơi bệnh dịch đang hoành hành mạnh, vẫn xác định có thể học tập và sinh hoạt an toàn khi hạn chế đi ra ngoài.

Ngọc, sang Pháp học từ hơn 2 năm nay và đã quen với cuộc sống tự lập, đã chuẩn bị thực phẩm và đồ dùng cần thiết đủ cho một tuần để có thể yên tâm ở nhà theo yêu cầu của chính quyền Pháp.

Vốn ưa thích cuộc sống năng động, vừa đi học, vừa đi làm, nhưng Ngọc nhanh chóng tìm ra nguồn giải trí cho thời gian rảnh rỗi hiện nay. “Tôi có cả một danh sách dài những phim hay, mà cuộc sống gấp gáp trước đây không cho phép tôi có thời gian để xem,” Ngọc tâm sự.

Bên cạnh đó, ở nhà không có nghĩa là nghỉ học. Ngọc vẫn tham gia các lớp học trực tuyến, nghiên cứu bài vở nhiều hơn. Cô cho biết để chuẩn bị cho việc đóng cửa trường học, Bộ Giáo dục Pháp đã triển khai một nền tảng dạy học trực tuyến rất hiệu quả, với khả năng tương tác cao.

Quang, sinh viên trường Đại học Sorbonne (Pháp), cũng cho rằng việc ở trong nhà phần lớn thời gian và tránh tiếp xúc gần với người khác khi ra ngoài mua thực phẩm hoặc chạy bộ một chút, sẽ ít nguy cơ bị nhiễm virus hơn nhiều so với việc lên máy bay trở về Việt Nam.

Tại Pháp, với bảo hiểm y tế sinh viên, Quang được đảm bảo chữa trị nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Bên cạnh đó, anh còn có sự trợ giúp lớn từ bạn bè sinh hoạt chung trong Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp.

Quyết định ở lại tâm dịch để tiếp tục học tập và làm việc, các du học sinh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Với các sinh viên sang Bỉ cùng cả gia đình và có con nhỏ như Hoàng Thắng, học tập và nghiên cứu tại nhà vẫn phải kết hợp với trông con vì trường học đóng cửa.

Đa số du học sinh Việt ở thành phố Antwerp đi học tự túc, nên nguồn thu nhập thêm của các sinh viên chính là nhờ làm việc bán thời gian. Trong tình hình dịch bệnh, các cửa hàng đóng cửa gần hết nên tất nhiên nguồn thu nhập thêm để trang trải một phần đời sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là mất hoàn toàn.

Mặt khác, khi ở lại thì các sinh viên vẫn phải chi trả các khoản thuê nhà, tiền ăn cùng các chi phí sinh hoạt như điện, nước, Internet… trong khi công việc làm thêm lại bị giảm rất nhiều.

Hơn nữa, việc học tập và nghiên cứu cũng gặp khá nhiều trở ngại, ví dụ việc sử dụng tài liệu sẽ khó khăn hơn nếu thiếu tài khoản online và không tiếp cận được thư viện; các cuộc gặp gỡ trao đổi về học thuật bị huỷ bỏ làm ảnh hưởng rất nhiều tiến độ hoàn thành công việc của sinh viên.

Lê Chiến, du học sinh tại thành phố Ghent (Bỉ) chia sẻ việc học và làm việc ở nhà làm ảnh hưởng khá nhiều đến kế hoạch và tiến độ công việc, đặc biệt đối với những người làm việc trong điều kiện phòng thí nghiệm. Các sinh viên học thạc sỹ cũng sẽ phải tham gia các lớp học trực tuyến cho tới hết năm học.

Là một điểm tựa để các bạn du học sinh tìm đến khi gặp khó khăn, anh Phạm Văn Trong, phụ trách cộng đồng và sinh viên tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, nhấn mạnh Đại sứ quán sẵn sàng hỗ trợ lưu học sinh khi họ cần, nhất là trong thời điểm bệnh dịch này.

Đại sứ quán đã thông tin kịp thời những thông tin từ trong nước đến các du học sinh, cung cấp đường dây nóng để các du học sinh có thể kết nối khi cần hỗ trợ nếu có biểu hiện nhiễm bệnh cũng như chia sẻ các quy định về y tế của nước sở tại để các bạn nắm bắt và tuân thủ.

Theo thông tin từ Đại sứ quán, hiện có khoảng hơn 200 du học sinh người Việt tại Bỉ, trong đó đa phần đang theo học thạc sỹ và tiến sỹ. Đợt này cũng có khoảng 10 sinh viên về Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau, trong đó một số người đã kết thúc chương trình học.

du hoc sinh viet tai chau au trong nhung ngay thu thach

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Liege, Bỉ ngày 20/3/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cộng đồng người Việt ở Bỉ nói chung, các lưu học sinh người Việt nói riêng đều quán triệt tinh thần tuân thủ nghiêm túc các quy định của chính phủ Bỉ đề ra, cụ thể mới đây là lệnh hạn chế ra đường, tăng cường làm việc tại nhà và đóng cửa trường học. Ngoài ra mỗi cá nhân đều ý thức được việc nâng cao sức khỏe bằng cáchtăng cường ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Ngay khi nghe tin Bỉ có người nhiễm virus, nhiều người Việt đã có ý thức tìm mua nước sát trùng, thuốc hạ sốt, găng tay… và một số còn tự may khẩu trang. Các gia đình hủy bỏ những kế hoạch tụ họp gặp gỡ đông người trong thời gian có dịch. Mọi người còn thường xuyên thông tin cho nhau về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống mà Chính phủ Bỉ đề ra.

Hội sinh viên Việt Nam tại Bỉ hiện đang vận động đóng góp ủng hộ để gửi về Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hành động đáng quý này thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với quê hương, đất nước cùng truyền thống tương thân tương ái của những người con đất Việt, dù bản thân họ cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nơi đất khách quê người.

Tại Pháp, ông Vũ Đoàn Kết, trưởng phòng lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam, cho biết các bậc phụ huynh ở Việt Nam không nên quá lo lắng vì thực tế đối với người lao động hợp pháp và du học sinh, việc đăng ký bảo hiểm y tế lại nơi làm việc và trường học là bắt buộc, chưa kể bảo hiểm bổ sung tự nguyện cho những ai có nhu cầu.

Hơn nữa, hệ thống an sinh xã hội của Pháp rất tốt. Thậm chí đối với những người nhập cư bất hợp pháp, khi phải vào viện vẫn được điều trị. Trong trường hợp khó khăn, bệnh nhân có thể đề nghị các tổ chức từ thiện hỗ trợ thanh toán.

Phương pháp tiếp cận chống dịch hiện nay của Pháp là ưu tiên cho những người có nguy cơ lớn, là người cao tuổi và nhân viên y tế, trong đó nhân viên y tế là xương sống của kế hoạch chống dịch.

Vì vậy Pháp không làm xét nghiệm và nhập viện đại trà như một số nước khác. Đối với những người nghi nhiễm, hoặc đã nhiễm virus nhưng sức khỏe đảm bảo thì được khuyến cáo theo dõi và tự cách ly tại nhà, để tránh quá tải cho bệnh viện và nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Công dân Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại Pháp phải tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn và quy định của chính quyền và cơ quan y tế nước sở tại. Ngoài số điện thoại nóng (01 44 14 64 44) và địa chỉ e-mail (urgent@ambassade-vietnam.fr), công dân Việt Nam cần đăng ký ngay trên Trang bảo hộ công dân trong dịch COVID-19, để sớm cập nhật các hướng dẫn, các biện pháp và chương trình hỗ trợ mà Đại sứ quán sẽ triển khai.

Tính đến 16h ngày 19/3, sau 36 giờ hoạt động, trang bảo hộ công dân đã ghi nhận hơn 900 lượt đăng ký, trong đó sinh viên chiếm khoảng 90%.

Đại sứ quán cũng giữ mối liên kết chặt chẽ với Hội người Việt Nam tại Pháp và Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp để hỗ trợ kịp thời các trường hợp cần giúp đỡ, nhờ có sự tình nguyện của các thực tập sinh, sinh viên ngành y Việt Nam tại Pháp./.

Theo Kim Chung (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/du-hoc-sinh-viet-tai-chau-au-trong-nhung-ngay-thu-thach/629945.vnp

Tin mới hơn

Châu Âu phóng vệ tinh tìm kiếm hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Châu Âu phóng vệ tinh tìm kiếm hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Châu Âu phóng vệ tinh tìm kiếm hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.
Châu Âu phóng vệ tinh tìm kiếm hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Châu Âu phóng vệ tinh tìm kiếm hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Tin bài khác

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Tin 24h ngày 18/9/2024

Tin 24h ngày 18/9/2024

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Ngay khi nghe tin lũ quét, sạt lở đất vùi lấp hàng chục hộ dân ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), hàng chục công nhân ngành giao thông đã lập tức có mặt, không ngại nguy hiểm, mở đường để lực lượng cứu nạn sớm tiếp cận hiện trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...