Facebook Zalo youtube Tiktok

Điện Biên: Phục dựng lễ nhảy lửa của dân tộc Dao ở bản Huổi Sâu

Văn hóa
Ngày 21/11, tại bản Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Bảo tàng tỉnh Điện Biên phối hợp với chính quyền địa phương, người dân xã Pa Tần, bản Huổi Sâu, tổ chức phục dựng và tái hiện thành công lễ nhảy lửa (Nhìang Chằng Đao) của đồng bào dân tộc Dao, ngành Dao đỏ. 
aa
dien bien phuc dung le nhay lua cua dan toc dao o ban huoi sau
Bát than hồng đặt trên ban thờ trong lễ xin thần lửa. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Đây là kết quả sau gần 5 tháng Bảo tàng tỉnh Điện Biên thực hiện việc khảo sát, bảo tồn văn hóa phi vật thể của đồng bào Dao với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền địa phương, các già làng, trưởng bản, những người am hiểu văn hóa dân tộc Dao.

Công tác phục dựng và tái hiện tuân thủ bài bản các bước, quy trình tiến hành và đầy đủ, trọn vẹn các nghi thức của một tết nhảy lửa nguyên bản, độc đáo.

Hiện nay, toàn tỉnh Điện Biên có hơn 6.000 người dân tộc Dao (chiếm hơn 1% dân số toàn tỉnh), sinh sống tập trung tại các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Tủa Chùa, thuộc các ngành Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao khâu.

Riêng bản Huổi Sâu (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ) có 95 hộ đồng bào dân tộc Dao với hơn 430 nhân khẩu, thuộc các họ chính như Tẩn, Chảo, Phàn, Phùng...

Người Dao ở bản Huổi Sâu đón xuân vào tháng Giêng. Lễ nhảy lửa là một nghi thức diễn ra vào dịp Tết, được mỗi dòng họ tổ chức 2 đến 3 năm một lần hoặc nhiều hơn tùy điều kiện của từng dòng họ, vào ngày mùng 1 đến mùng 5 tháng Giêng, tại nhà trưởng họ. Đây là một nghi thức kế tục của nghi lễ cúng Bàn Vương nhằm bảo vệ gia đình, dòng tộc, bản làng, mong cầu thần linh phù hộ bình an, thịnh trị và xua đuổi tà ma, bệnh tật, mừng mùa màng bội thu.

dien bien phuc dung le nhay lua cua dan toc dao o ban huoi sau
Nghi thức nhảy lửa của người Dao do Bảo tàng tỉnh Điện Biên phục dựng trong Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa 2018 được tổ chức tại bản Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ ngày 21/11. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Để chuẩn bị cho lễ nhảy lửa, trước đó nhiều ngày các gia đình trong dòng họ họp bàn, thống nhất chọn giờ lành và các lễ vật dâng lên các vị thần linh, gồm 1 con lợn to, 10 con gà trống, củi đốt, bát hương và bó hương, nước trắng, rượu và chén, giấy âm phủ, đôi quẻ âm dương bằng tre, 2 đồng bạc, trống, cồng, 8 cái chiêng, bộ tranh thờ Bàn vương, nến sáp ong và những bộ trang phục truyền thống tham gia nghi lễ.

Vào giờ đẹp, ngày lành đã định, mọi người trong bản chuẩn bị lễ lên nhà thầy cúng để tiến hành nghi lễ. Khi lễ vật đã chuẩn bị đầy đủ, dưới sự chủ trì của thầy cúng chính, người cúng phụ sẽ bày mâm lễ dưới bàn thờ tổ tiên.

Giờ tốt đến, thầy cúng chính thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, mâm lễ rồi cầm quẻ âm dương gõ vào nhau và bắt đầu khấn mời các vị thần.

Khấn xong đủ 3 lượt, thầy cúng gieo quẻ âm dương xuống đất để biết các vị Thần Lửa, Bàn Vương, Thượng Đế, Tổ tiên... đã về với dân làng hay chưa, sau đó tiếp tục khấn để thông báo nội dung nghi lễ mời các vị thần linh và đốt các tập giấy dó biểu trưng việc biếu vàng bạc với các vị thần linh.

Lễ cầu may, cầu phúc vừa xong cũng là lúc đống củi được đốt lên ngoài sân trước đó đã thành một đống than hồng. Mọi người bước vào nghi thức nhảy lửa. Lúc này, thầy cúng khấn và xin quẻ âm dương để xin thần lửa đồng ý. Bất cứ người đàn ông nào cũng có thể tham gia và nhảy lửa nhiều lần khi đã được thầy cúng "nhập" cho một sức mạnh vô hình của thần linh che chở, bảo vệ không bị bỏng.

Qua việc nhảy lửa, người nhảy thể hiện sức mạnh, sự khéo léo, nhanh nhẹn và luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người. Nghi thức nhảy lửa chỉ kết thúc khi đống than hồng tắt lịm dưới những đôi chân trần đen nhẻm do than vương lại.

dien bien phuc dung le nhay lua cua dan toc dao o ban huoi sau
Nghi thức nhảy lửa của người Dao do Bảo tàng tỉnh Điện Biên phục dựng trong Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa 2018 được tổ chức tại bản Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ ngày 21/11. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Nghi thức nhảy lửa kết thúc sẽ đến nghi thức trình diễn các điệu múa. Hai thầy cúng, một là chủ đám (sliêu họ), một ông múa (khoi tàn) sẽ xuất hiện xuyên suốt trong các nghi thức này.

Khởi đầu điệu múa phụ "Tam nguyên an ham," ông thầy múa đi trước đám thanh niên (từ 8 đến 10 người), mọi người cầm cờ, tung cờ, phất cờ, múa những động tác khỏe mạnh, tượng trưng cho sức mạnh của âm binh.

Khi đến điệu múa chính “Nhìang Chầm đao," người tham gia đều đeo dao ở thắt lưng, cầm dao trên tay, múa với nhịp khỏe, mang tính chiến đấu trên nền nhạc trống, chiêng, chọe, chuông. Tiếp đến, múa phát nương tái hiện quá trình lao động của người Dao từ lúc phát nương đến lúc thu hoạch, phơi lúa, giã gạo, nấu cơm (tốp nam, tốp nữ cùng tham gia).

Đặc biệt, người Dao còn có điệu múa bắt ba ba, trước khi múa mọi người phải có lễ vật, lập đàn cúng, sau đó ông thầy múa dẫn đầu tốp nam theo tiết tấu của trống phách, chiêng, chuông, chọe đi vòng quanh đàn cúng thực hiện nghi lễ, đoàn người theo cùng nhảy múa diễn tả các động tác săn tìm, giết mổ và chế biến thịt ba ba thành món ăn dâng cúng lên các thần linh, gia tiên.

Điệu múa gà được nối tiếp sau đó với sự tham gia của 8 đến 10 người, mỗi người cầm một con gà trống, múa quanh cây cột dựng sẵn giữa sân.

Sau một vòng múa, từng người cầm con gà sẽ cắt tiết gà vào những chiếc bát đặt quanh chân cột nhằm thể hiện sức mạnh, đồng thời xua đuổi ma tà. Lúc này, người phụ cúng mang một cái mẹt để cạnh cột giữa sân và đổ gạo vào đó cho những người vừa tham gia múa gà lao vào, thể sự việc ban thưởng sau khi chiến thắng tà ma, quỷ dữ.

Kết thúc phần múa, thầy cúng chính ra sân thổi “tù” rồi khấn Ngọc Hoàng, Thượng đế; thực hiện các nghi lễ chiêu binh, thu thánh tướng, âm binh vào một thanh kiếm (hoặc con dao găm) đặt lên mu bàn chân rồi hất mạnh lên bàn thờ tổ tiên và cúng đốt tiền âm phủ biếu vàng mã để các tổ tiên, các vị thần thánh trở về cõi tiên.

Sau cùng là phần múa hát của mọi người, thể hiện niềm tin, sự phấn chấn của dân bản, ca ngợi những người có công tạo dựng cuộc sống để dân bản có được hôm nay.

Lễ nhảy lửa là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo của đồng bào Dao đỏ, minh chứng cho sức mạnh trong quá trình lao động để chế ngự thiên nhiên; có ý nghĩa giáo dục lòng can đảm, đương đầu với khó khăn, thử thách của con người; chứa đựng niềm tin, hướng cộng đồng tới cái thiện, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Rất tiếc tại Điện Biên, trong tiến trình phát triển và hội nhập, do không tự ý thức bảo tồn nên nghi thức này dần bị mai một ở các vùng dân tộc Dao sinh sống.

Lễ nhảy lửa ở bản Huổi Sâu (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ) được phục dựng và tái hiện thành công dựa trên nguồn luận cứ xác đáng là tiền đề để bảo tồn, tôn tạo, làm "sống dậy" vẹn nguyên một nét đẹp văn hóa truyền thống, một nghi thức tâm linh độc đáo của cộng đồng dân tộc Dao ở Tây Bắc./.

Theo TTXVN

Tin mới hơn

3 người thân cùng lĩnh án tử vì buôn 77 bánh heroin

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
3 người thân cùng lĩnh án tử vì buôn 77 bánh heroin

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
3 người thân cùng lĩnh án tử vì buôn 77 bánh heroin

Nữ sinh Đắk Lắk đạt 28 điểm khối C nhưng 0 điểm bài tiếng Anh vẫn đỗ tốt nghiệp THPT

Chiều 18/7, cô Tô Thị Minh Thu, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Dương Thị Lâm Mai (ngụ xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột) đạt điểm các môn rất cao: Văn 8,75 điểm, Toán 8 điểm, Lịch sử 9,25 điểm, Địa lý 9,5 điểm và GDCD 9,75 điểm, tiếng Anh 0 điểm. Xét theo khối C00 (Văn, Sử, Địa), thí sinh này đạt 27,5 điểm. Nếu xét tuyển theo khối C20 (Văn, Địa, GDCD) thí sinh này đạt điểm rất cao 28 điểm.
3 người thân cùng lĩnh án tử vì buôn 77 bánh heroin

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền các huyện đảo trong cả nước

Ngày 22/3, lần đầu tiên Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo trong cả nước diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
3 người thân cùng lĩnh án tử vì buôn 77 bánh heroin

Hơn 5.000 người diễu hành áo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 8/3

Các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TW, Thành phố Hồ Chí Minh cùng hơn 5.000 phụ nữ và người yêu áo dài của thành phố cùng đồng diễn tiết mục "Tôi yêu áo dài Việt Nam" trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Tin bài khác

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Vườn thi họa là một trong những hoạt động bên lề do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức nhân dịp Lễ hội thơ Nguyên tiêu 2024 vừa qua với mong muốn lan tỏa tình yêu văn học và hội họa tới thế hệ trẻ. Ở trong vườn, các em thanh thiếu nhi ở nhiều lứa tuổi sẽ họa lại các câu thơ chọn lọc về chủ đề "Tiếng ca người Việt Bắc" của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật ở 6 tỉnh vùng Việt Bắc.
Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành nhiều quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khai hội chùa Hương

Khai hội chùa Hương

Sáng 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện" nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn - chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội).
Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang, đến nay, dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã cơ bản hoàn thành. Lễ khánh thành dự án được tổ chức vào ngày 24/12/2023 theo đúng tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh được duyệt.
Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ ngày 11/12/2023, khách sử dụng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới chính thức được phép thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (khu vực Bắc Luân II).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...