Facebook Zalo youtube Tiktok

Di tích - di sản bị xâm phạm tràn lan, ai là người “cứu”?

Văn hóa
Chuyện di tích - di sản ở Việt Nam bị xâm phạm đang ngày càng trở nên phổ biến khi liên tiếp có những sự việc được phanh phui. Điều đáng nói là ai sẽ đứng ra “cứu” di sản trước những nguy cơ xâm phạm này?
aa

Nhiều di tích - di sản bị xâm phạm

Những ngày qua, dư luận đã bàn tán không ngớt về câu chuyện vùng lõi Tràng An - Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam bị Công ty CP Du lịch Tràng An tự ý xây dựng công trình đường lên núi Huyền Vũ với chiều dài hơn 1km và khoảng 2000 bậc thang. Việc làm này được Thanh tra Bộ VHTT&DL đánh giá là vi phạm hết sức nghiêm trọng Điều 13 của Luật Di sản. Bản thân ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng nhận định, công trình này vi phạm các quy định của UNESCO trong bảo vệ di sản.

Tương tự, công trình tượng Bà Chúa Xứ được xây dựng không phép trong khu vực bảo vệ I của Di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng quốc gia Núi Sam (An Giang) vừa qua đã gây bức xúc rất lớn trong dư luận. Cho đến nay, dù UBND tỉnh An Giang đã ra văn bản yêu cầu tháo dỡ công trình nhưng tiến độ vẫn chưa đâu vào đâu.

di tich di san bi xam pham tran lan ai la nguoi cuu

Công trình không phép xây dựng ở vùng lõi Tràng An đang là câu chuyện "nóng" thu hút sự quan tâm của dư luận. Ảnh: Thái Bá.

Trước đó, dù đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993 nhưng Quần thể di tích Cố đô Huế vẫn thường xuyên phải đối mặt với nạn xâm hại. Ngày 21/11/2017, thông tin lăng mộ của bà Trần Thị Nga - mẹ vua Dục Đức bị kẻ gian đập phá, đào bới nghiêm trọng đã không khỏi khiến nhiều người đau lòng.

Rồi cách đó không lâu, mộ bà tài nhân họ Lê - phi tần của vua Tự Đức cũng đã bị một công ty tự ý san phẳng để thực hiện dự án bãi đỗ xe gây bức xúc trong dư luận. Ngoài ra, nhiều di tích, hiện vật khác thuộc quần thể Cố đô Huế như: lăng Khải Định, trường Quốc Tử Giám, bia Quốc học, Cửu vị thần công, Phu Văn Lâu, Chùa Thiên Mụ... cũng bị tàn phá nghiêm trọng.

Lùi về năm 2015, việc Cty Tùng Lâm tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa ngay trong vùng 1, vùng bảo vệ đặc biệt của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử - Kinh đô Phật giáo của cả nước cũng khiến nhiều người ngỡ ngàng. Trước đó khá lâu, đơn vị này cũng tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở Yên Tử không phép. Thậm chí, vào thời điểm đó, cơ quan chức năng còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do đơn vị này báo cáo.

Trên đây mới chỉ là những ví dụ điển hình bởi thực trạng xâm phạm di sản - di tích đang trở nên đáng báo động. Và đó chính là những mầm móng khiến cho nhiều di sản - di tích có giá trị đang bị biến dạng hoặc biến mất một cách đầy đau lòng.

Ai sẽ là người "cứu"?

Một trong những đặc điểm chung của những vụ xâm phạm di tích - di sản đó là được xây dựng với quy mô lớn, thời gian xây dựng kéo dài và không có giấy phép xây dựng nhưng lại không hề bị “tuýt còi” ngay từ đầu. Chỉ đến khi công trình sắp hoàn thành hoặc đã đưa vào hoạt động và bị báo chí lẫn người dân phản ánh lúc đó chính quyền địa phương mới biết?!

Trong khi đó, theo quy định chung của Việt Nam, di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt cấp, di tích quốc gia… đều được phân cấp cho các địa phương quản lý.

Do đó, ngay như công trình đường lên núi Huyền Vũ ở vùng lõi Tràng An, dù Sở Du lịch Ninh Bình đã có tới 4 văn bản gửi UBND huyện Hoa Lư đề nghị xử lý sai phạm nhưng vẫn không nhận được bất kỳ văn bản phúc đáp nào.

di tich di san bi xam pham tran lan ai la nguoi cuu

Mộ vua Tự Đức ở Huế bị san ủi làm bãi đỗ xe khiến dư luận đau lòng. Ảnh: Đại Dương.

Thậm chí chính quyền thành phố An Giang khi được hỏi vì sao không xử lý ngay từ đầu công trình xây dựng tượng Bà Chúa Xứ ở Di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng quốc gia Núi Sam đã vô tư trả lời: “Chúng tôi những tưởng họ chở vật liệu để xây dựng hệ thống cáp treo, nào ngờ…”.

Hoặc ngay khi phát hiện ra mộ bà tài nhân họ Lê bị san ủi, Ban Trị sự Nguyễn Phước tộc mong được khôi phục lại lăng mộ ngay vị trí cũ và đơn vị san ủi cũng hứa xây dựng lại lăng mộ nhưng chính quyền thành phố Huế lại dự định di dời để lấy đất cho dự án bãi đỗ xe.

Chính những thực tế này đã khiến cho dư luận đặt câu hỏi: “Phải chăng chính quyền đang làm ngơ cho việc xâm phạm di tích - di sản diễn ra tràn lan và ngang nhiên?”.

GS Trần Lâm Biên cho rằng, tất nhiên di tích hay di sản không phải đứng nguyên tại chỗ mà có sự phát triển. Tuy nhiên, không ai được lấy yếu tố phát triển chung đó để át đi bản sắc văn hóa hoặc những nét độc đáo vốn có. Bản thân ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL cũng thừa nhận, việc xâm phạm di tích - di sản, kể cả tháo gỡ cũng không thể trả lại nguyên trạng di tích được như ban đầu. Và đó là câu chuyện hết sức đau lòng mà các nhà bảo tồn di tích lẫn các cơ quan quản lý phải hết sức lưu ý.

Ở khía cạnh “Ai sẽ là người cứu di tích - di sản trước thực trạng xâm hại đang tràn lan”, GS Trần Lâm Biền thẳng thắn, pháp luật phải đứng ra cứu di tích – di sản bởi họ là đối tượng đủ quyền và lực để thực hiện việc đó. Nhà nghiên cứu văn hóa này cũng cho rằng, người thực thi pháp luật phải mạnh bạo và quyết liệt hơn nữa. Phải có ý thức và trí tuệ cao hơn nữa. Phải có sự hiểu biết lẫn nắm vững nền tảng pháp luật, tuyệt đối không được trốn tránh trách nhiệm.

Một số chuyên gia lại cho rằng, việc phân cấp cho địa phương quản lí di sản – di tích nghĩa là để phát huy tối đa trách nhiệm của cộng đồng sở tại. Tuy nhiên, trước thực trạng nhiều di sản - di tích bị xâm phạm một cách nghiêm trọng mà chính quyền địa phương vẫn đứng ngoài cuộc như hiện nay thì cần phải xem xét lại điều này. Nên chăng đã đến lúc cần phải có sự quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm lẫn nghĩa vụ trong việc phân cấp quản lý di sản - di tích.

Trong một cuộc hội thảo gần đây tại Hà Nội, một số chuyên gia cũng đến việc hoạt động bảo vệ di sản – di tích hiện nay không thể chỉ dừng lại ở quy mô trong nước mà cần phải liên kết chặt chẽ với các quốc gia và tổ chức quốc tế. Việc tham khảo quy trình phân công chức năng - nhiệm vụ giám sát, bảo tồn và phát triển di tích – di sản của các nước trên thế giới là điều không thể không làm.

Theo Luật Di sản văn hóa, các hành vi bị nghiêm cấm là: Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

Đối với di tích lịch sử - văn hóa, những hành vi được coi là xâm phạm di tích bị nghiêm cấm là:

a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;

b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

Theo Dân trí

Tin mới hơn

NSX “Kong: Skull Island“: “Bối cảnh Việt Nam đẹp hàng đầu thế giới“

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
NSX “Kong: Skull Island“: “Bối cảnh Việt Nam đẹp hàng đầu thế giới“

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
NSX “Kong: Skull Island“: “Bối cảnh Việt Nam đẹp hàng đầu thế giới“

Nữ sinh Đắk Lắk đạt 28 điểm khối C nhưng 0 điểm bài tiếng Anh vẫn đỗ tốt nghiệp THPT

Chiều 18/7, cô Tô Thị Minh Thu, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Dương Thị Lâm Mai (ngụ xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột) đạt điểm các môn rất cao: Văn 8,75 điểm, Toán 8 điểm, Lịch sử 9,25 điểm, Địa lý 9,5 điểm và GDCD 9,75 điểm, tiếng Anh 0 điểm. Xét theo khối C00 (Văn, Sử, Địa), thí sinh này đạt 27,5 điểm. Nếu xét tuyển theo khối C20 (Văn, Địa, GDCD) thí sinh này đạt điểm rất cao 28 điểm.
NSX “Kong: Skull Island“: “Bối cảnh Việt Nam đẹp hàng đầu thế giới“

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền các huyện đảo trong cả nước

Ngày 22/3, lần đầu tiên Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo trong cả nước diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
NSX “Kong: Skull Island“: “Bối cảnh Việt Nam đẹp hàng đầu thế giới“

Hơn 5.000 người diễu hành áo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 8/3

Các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TW, Thành phố Hồ Chí Minh cùng hơn 5.000 phụ nữ và người yêu áo dài của thành phố cùng đồng diễn tiết mục "Tôi yêu áo dài Việt Nam" trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Tin bài khác

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Vườn thi họa là một trong những hoạt động bên lề do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức nhân dịp Lễ hội thơ Nguyên tiêu 2024 vừa qua với mong muốn lan tỏa tình yêu văn học và hội họa tới thế hệ trẻ. Ở trong vườn, các em thanh thiếu nhi ở nhiều lứa tuổi sẽ họa lại các câu thơ chọn lọc về chủ đề "Tiếng ca người Việt Bắc" của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật ở 6 tỉnh vùng Việt Bắc.
Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành nhiều quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khai hội chùa Hương

Khai hội chùa Hương

Sáng 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện" nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn - chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội).
Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang, đến nay, dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã cơ bản hoàn thành. Lễ khánh thành dự án được tổ chức vào ngày 24/12/2023 theo đúng tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh được duyệt.
Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ ngày 11/12/2023, khách sử dụng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới chính thức được phép thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (khu vực Bắc Luân II).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...