Facebook Zalo youtube Tiktok

Tượng Bà Chúa Xứ cao gần 20m "mọc" trên núi Sam, chính quyền không biết?

Xã hội
Gần đây, người dân vô cùng bức xúc trước thông tin một công ty tiến hành xây dựng công trình tượng Bà Chúa Xứ trên Núi Sam. Nhiều người dân cho rằng công trình xâm phạm đến di tích văn hóa lịch sử, phá vỡ truyền thuyết tín ngưỡng dân gian vốn tồn tại hơn 300 năm qua.
aa

Vì sao dân không biết?

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, công trình tượng Bà Chúa Xứ đang được xây dựng trên núi Sam (phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) nằm trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Bà Chúa Xứ - cáp treo Núi Sam..

Ngày 26/2, PV ghi nhận tại khu vực xây dựng tượng Bà Chúa Xứ thứ 2 này, bức tượng có chiều cao khoảng 19m đã được thi công xong phần thân, chỉ còn phần mặt tượng. Hiện tại, vẫn còn công nhân đang thi công các hạng mục xung quanh tượng như phần trụ, mặt sân.... Bức tượng cách nơi Bà Chúa Xứ từng ngự trên đỉnh núi này khoảng 200m.

tuong ba chua xu cao gan 20m moc tren nui sam chinh quyen khong biet
Tượng Bà Chúa Xứ hoành tráng được xây dựng trên núi Sam gây bức xúc cho người dân trong thời gian qua

Bà Huỳnh Thị Trang – một người dân ở phường Núi Sam, cho biết: “Người dân ở đây chắc chắn sẽ không ai đồng ý. Người ta xây dựng cái gì trên núi cũng được nhưng đừng xây tượng Bà vì nó đi ngược lại truyền thuyết bao đời nay và phá đi ý nghĩa của khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Mọi người đều biết Miếu Bà là khu du lịch tâm linh duy nhất ở đây và có sự tôn kính từ xưa đến giờ”.

Ngoài ra, bà Trang còn cho biết thêm, vào ngày 22/4 âm lịch hằng năm, Ban Quản trị Lăng miếu Núi Sam có tổ chức nghi lễ truyền thống là rước Bà từ trên đỉnh núi xuống. Nếu có thêm tượng Bà Chúa Xứ trên núi như hiện nay thì việc rước Bà không còn ý nghĩa nữa.

Ông Nguyễn Tấn Tài (60 tuổi, phường Núi Sam) bày tỏ quan điểm của mình: “Tôi hành nghề chạy xe ôm, đưa rước khách quanh khu vực núi Sam hàng chục năm nay. Có thể khi tượng Bà Chúa Xứ thứ 2 hoàn thành, lượng khách đi xe của tôi sẽ nhiều hơn, thu nhập ổn định hơn. Tuy nhiên, đây là vấn đề tâm linh, tín ngưỡng nên tôi cũng như hầu hết bà con nơi đây không đồng tình việc xây dựng thêm một tượng Bà. Chúng tôi mong muốn sẽ được nêu ý kiến của mình đến các cấp chính quyền về vấn đề này”.

tuong ba chua xu cao gan 20m moc tren nui sam chinh quyen khong biet
Về phần thô của pho tượng chỉ còn phần đầu và mặt của tượng là xong...

Nhiều người dân ở phường Núi Sam khi được hỏi về thông tin chính quyền địa phương cho xây dựng thêm tượng Bà Chúa Xứ thứ 2 trên núi Sam, hầu hết đều không biết. Người dân chỉ biết và thấy xây dựng một tượng nhưng không biết tượng phật gì và chẳng ai ngờ rằng pho tượng đang xây dựng là tượng Bà Chúa Xứ.

Còn ông Huỳnh Minh Đường - Trưởng Ban Quản trị Lăng miếu Núi Sam cho rằng: “Không ai mà xây thêm tượng Bà như vậy, vì việc này là vi phạm truyền thuyết dân gian, được công nhận lễ hội phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2015. Trong lễ hội này có nghi thức rước tượng Bà mà bây giờ đã có thêm Bà khác ngồi trên đó thì rước ai?

… Chính quyền không hay?

Theo hồ sơ của PV Dân trí có được, công trình tượng Bà Chú Xứ trên Núi Sam nằm trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Bà Chúa Xứ - cáp treo Núi Sam (phần trên núi) và đã được UBND tỉnh An Giang chấp thuận tại Thông báo số 52/TB-VPUBND ngày 6-2 vừa qua. Và Công ty TNHH MGA Việt Nam đầu tư xây dựng công trình này.

Ngày 7/02, Sở VHTT&DL An Giang có công văn gửi Bộ VHTT&DL về việc cấp phép xây dựng hạng mục tượng Bà Chúa Xứ trên núi Sam thuộc dự án khu du lịch văn hóa Tâm linh Bà Chúa Xứ Núi sam – cáp treo Núi Sam, TP Châu Đốc. Tại công văn này, Sở VHTT&DL An Giang nêu rõ: Do công trình nằm trong khu di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Núi Sam nên việc cấp phép xây dựng phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ VHTT&DL. Sở VHTT&DL An Giang kính trình và chấp thuận cho phép An Giang cấp giấy phép xây dựng hạng mục công trình tượng bà Chúa Xứ trên Núi Sam…

tuong ba chua xu cao gan 20m moc tren nui sam chinh quyen khong biet
Thế nhưng dân không biết và đến ngày 7/02, Sở VHTT&DL AN Giang mới có văn bản gửi Bộ VHTT&DL xin ý kiến cấp phép xây dựng công trình tượng bà Chúa Xứ trên núi Sam

Ngày 13/02, Bộ VHTT&DL có văn bản đồng ý với kiến nghị của Sở VHTT&DL An Giang, tuy nhiên, Bộ VHTT&DL lưu ý Sở VHTT&DL An Giang nhiều vấn đề, trong đó yêu cầu Sở VHTT&DL An Giang tổ chức thông tin rộng rãi tới nhân dân, chính quyền địa phương và các nhà khoa học để xin ý kiến, tạo sự đồng thuận trước khi phê duyệt và triển khai.

Ngoài ra, Bộ VHTT&DL còn nhận mạnh, Bộ có ý kiến về chủ trương xây dựng hạng mục công trình tượng Bà Chúa Xứ trên Núi Sam để Sở báo cáo UBND tỉnh An Giang xem xét và triển khai các bước tiếp theo theo qui định hiện hành.

tuong ba chua xu cao gan 20m moc tren nui sam chinh quyen khong biet
Văn bàn đồng ý về mặt chủ trương xây tượng Bà Chúa Xứ trên núi Sam của Bộ VHTT&DL

Một pho tượng cao sừng sững gần 20m, nặng hàng trăm tấn được xây dựng trên Núi Sam nhưng vì sao dân và chính quyền TP Châu Đốc không hay biết? Khi pho tượng xây dựng gần xong (còn phần đầu và mặt tượng) đến trung tuần tháng 02/2018 mới được ngành chức năng TP Châu Đốc phát hiện và báo cáo về UBND tỉnh An Giang?

Ngày 13/2, UBND tỉnh An Giang có công văn hỏa tốc yêu cầu công ty này tạm ngừng thi công xây dựng hạng mục công trình tượng Bà Chúa Xứ kể từ ngày 14/2. Nhưng đến 21/2, ngành chức năng TP.Châu Đốc kiểm tra lại phát hiện công nhân của Công ty MGA tiếp tục xây tượng nên UBND TP.Châu Đốc đã lập biên bản đình chỉ công trình.

tuong ba chua xu cao gan 20m moc tren nui sam chinh quyen khong biet
Khi công trình sắp hoàn thành, ngày 13/02, ngành chức năng tỉnh An Giang phát hiện và ra văn bản yêu cầu công ty TNHH MGA Việt Nam ngừng thi công

Qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng cho rằng công ty MGA xây dựng lén lúc ngày đêm công trình. Nhưng thực tế tại hiện trường có hệ thống điện để công nhân thi công? Hơn nữa, một công trình qui mô như tượng Bà Chúa Xứ đang xây dựng như hiện tại liệu có qua mắt được chính quyền địa phương?

Liên quan việc xây dựng tượng Bà Chúa Xứ trênNúi Sam của công ty MGA và trách nhiệm chính quyền địa phương, PV Dân trí liên hệ với người phát ngôn UBND tỉnh An Giang để tìm hiểu thêm, ông Nguyễn Bảo Trung – Chánh Văn phòng UBND tỉnh An Giang, cho biết: “Sắp tới UBND tỉnh An Giang sẽ có buổi làm việc với nhà đầu tư, khi đó sẽ có những thông tin đầy đủ nhất cung cấp cho báo chí”.

Theo Nguyễn Hành/ Dân trí

Tin mới hơn

Di tích - di sản bị xâm phạm tràn lan, ai là người “cứu”?

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2025

Ngày 17/12, đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì điểm cầu Thái Nguyên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác tư pháp năm 2025 do Bộ tư pháp tổ chức.
Di tích - di sản bị xâm phạm tràn lan, ai là người “cứu”?

Hội nghị báo chí toàn quốc 2024

Chiều 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí của tỉnh.
Di tích - di sản bị xâm phạm tràn lan, ai là người “cứu”?

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Di tích - di sản bị xâm phạm tràn lan, ai là người “cứu”?

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Di tích - di sản bị xâm phạm tràn lan, ai là người “cứu”?

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.

Tin bài khác

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...