Facebook Zalo youtube Tiktok

Để con trẻ khóc trên gameshow là sự thất bại của người lớn?

Xã hội
Đó là điều mà nhiều chuyên gia và bậc phụ huynh trăn trở khi gần đây có quá nhiều gameshow để cho con trẻ bật khóc trên sân khấu hoặc lạm dụng con trẻ dưới nhiều hình thức.
aa

Nước mắt con trẻ và nỗi xót xa cần suy nghĩ

Gameshow bùng nổ kéo theo sự ra đời của hàng loạt chương trình dành cho con trẻ với đủ các thể loại từ âm nhạc, khiêu vũ, diễn kịch, MC, tài lẻ… Cứ ngỡ bước vào sân chơi gameshow con trẻ sẽ được chơi thoả thích theo sở thích, nhu cầu, năng lực… nhưng thực tế các con lại phải “lao tâm khổ tứ” làm theo ý đồ và kịch bản của nhà sản xuất. Đặc biệt, nhiều con trẻ đã bị sang chấn tâm lý khi tham gia các sân chơi này.

Mới đây, trong đêm chung kết chương trình “Biệt tài tí hon” phát sóng trên VTV, nhiều khán giả truyền hình đã không thể quên được những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt cậu bé Minh Khang (4 tuổi) - thí sinh từng làm các giám khảo “vái sống” vì trí nhớ siêu phàm của mình. Theo đó, khi MC công bố kết quả những người đoạt giải chung cuộc, Minh Khang oà khóc nức nở. Cậu bé trả lời sau đó rằng: “Con thấy các bạn đều xứng đáng, nhưng con nghĩ con được vào vòng trong rồi”. Câu trả lời của cậu bé 4 tuổi khiến nhiều ông bố, bà mẹ và khán giả truyền hình không khỏi xót xa.

de con tre khoc tren gameshow la su that bai cua nguoi lon
Bé Minh Khang khóc nức nở khi biết mình không đoạt giải cao tại chung kết Biệt tài tí hon.

Trước đó, trên một diễn đàn dành cho các “bà mẹ bỉm sữa” cũng bàn tán khá nhiều về chuyện cô bé Nguyễn Phạm Bảo Trân vì quá lo sợ mình sẽ không thể đi tiếp vào vòng trong ở tập 4 của “Thần tượng âm nhạc nhí” 2016 mà khóc nức nở sau hậu trường. Nước mắt và sự lo sợ của con trẻ khi tham gia gameshow khiến nhiều người phải suy nghĩ nhiều hơn về chuyện cho con trẻ tham gia các sân chơi này.

Và chuyện các thí sinh nhí thất vọng ra mặt, oà khóc nức nở trên sân khấu hoặc bị ảnh hưởng tâm lý khi không được chọn không phải là câu chuyện duy nhất ở hai chương trình truyền hình kể trên. Thậm chí, trong “Thần tượng âm nhạc nhí” và “Bước nhảy hoàn vũ nhí”, các giám khảo đã phải dùng tới “chiêu” thủ sẵn quà để đối phó với những tình huống không thể dùng lời an ủi.

Ngoài ra, trong nhiều tình huống, nhiều người dẫn chương trình còn cố tình kéo dài dây phút căng thẳng khi công bố kết quả khiến con trẻ bị mất bình tĩnh. Có những bé khi vừa bước vào hậu trường đã oà khóc nức nở vì không kiểm soát được cảm xúc. Nhiều gameshow chủ đích kéo dài sự kịch tính mà quên mất đó chính là những nguyên nhân khiến con trẻ bị sang chấn tâm lý.

Còn nhớ, trung tuần tháng 4/2016, Tổng cục Điện ảnh, Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc ra văn bản chỉ đạo về việc hạn chế dẫn đến cấm tuyệt đối các chương trình có trẻ chưa đủ tuổi thành niên, trong đó có 2 chương trình ăn khách “Bố ơi, mình đi đâu thế?” và “Bố ơi trở lại”. Cơ quan này cho rằng, các chương trình truyền hình thực tế này đã xâm phạm đến quyền riêng tư của trẻ em, lợi dụng trẻ em để kiếm tiền và lăng xê trẻ em theo kiểu “một bước thành sao” gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ...

Nhiều đơn vị sản xuất gameshow ở Việt Nam khẳng định rằng, họ xây dựng nên các chương trình dành cho trẻ em là nhằm tạo sân chơi cho các em nhỏ, giúp các em phát triển tài năng. Nhưng thực tế, các chương trình gameshow dành cho trẻ em đang giúp các nhà sản xuất kiếm bộn tiền. Nhiều thống kế cho thấy, năm 2015, đều phát sóng khung giờ vàng trên VTV3, nhưng trong khi “Bước nhảy hoàn vũ” chỉ đạt 4.7% rating toàn quốc thì “Bước nhảy hoàn vũ nhí” ngay khi phát sóng đã đạt 6.5%. Tương tự, “Giọng hát Việt mùa 3” cũng chỉ đạt rating 4.5% trong khi “Giọng hát Việt nhí” lại là 5.4%.

Để con trẻ khóc là sự thất bại của người lớn?

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim Truyền hình Việt Nam (VFC) cho rằng, việc thực hiện các chương trình truyền hình liên quan đến trẻ em luôn phải cẩn trọng bởi mặt trái của nó là dễ gây phản ứng do sa đà vào yếu tố câu khách nhằm tạo ra giá trị thương mại. Đôi khi, nhà sản xuất không cố ý nhưng đã vô tình tạo cho các bé những vẻ ngoài hào nhoáng, ngộ nhận tài năng, sự nổi tiếng…

de con tre khoc tren gameshow la su that bai cua nguoi lon
Thí sinh nhí khóc trong hậu trường Thần tượng âm nhạc nhí. Ảnh: TL.

Ông Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam đang khiến cho nhiều trẻ bị sang chấn tâm lý. Nguyên do dẫn đến sự việc này là do các nhà sản xuất thường phớt lờ những quy chuẩn đối với một chương trình gameshow dành cho trẻ em.

“Các con không có chuyên gia tâm lý tư vấn trước khi lên sân khấu, càng không được mua bảo hiểm theo đúng luật đối với các tiết mục mạo hiểm. Và điều quan trọng hơn là nhà sản xuất đã không hề cân nhắc cẩn trọng đối với lịch tập, lịch diễn và lịch truyền thông dày đặc khiến con trẻ chạy theo cực kỳ vất vả và mệt nhọc. Thậm chí, ngay cả khi con trẻ có những chấn động về tâm lý thì nhà sản xuất cũng “thẩy” hết cho phụ huynh và phủi sạch tay trách nhiệm.

Về phía phụ huynh, nhiều bậc phụ huynh Việt Nam xưa nay vẫn nghĩ, cho con trẻ tham gia các “sân chơi” truyền hình thực tế sẽ giúp con tha hồ thể hiện tài năng, sở trường, thế mạnh... và biết đâu lại có thể “một bước thành sao, cả nhà cùng sáng”.

Nhưng thực tế thì các con bước vào “sân chơi” nhưng không hoàn toàn được “chơi” mà phải “lao tâm khổ tứ” làm theo ý đồ và kịch bản của nhà sản xuất. Trên bình diện chung, nhất là khi đặt trong bối cảnh các chương trình truyền hình thực tế “nặng” yếu tố thương mại như hiện nay thì rõ ràng đây là một sự lạm dụng, bóc lột và xâm phạm đến quyền riêng tư của trẻ.

Con trẻ với bản tính hồn nhiên, trong sáng, nhí nhảnh... nên không thể ý thức được mình sẽ bị lạm dụng như thế nào khi tham gia truyền hình thực tế. Nhưng nhiều ông bố bà mẹ cũng không ý thức được việc này nên mới gián tiếp để các nhà sản xuất chương trình lạm dụng con mình. Chúng ta có thể thấy, các chương trình truyền hình thực tế dành cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay đa phần là bản sao của các chương trình dành cho người lớn.

Tôi cho rằng, việc để cho con trẻ rơi nước mắt trên truyền hình hoặc lo sợ hoặc thất vọng là một sự thất bại của người lớn. Nó thể hiện sự phản tác dụng một cách nhìn thấy rõ của những thứ gọi là “sân chơi” mà không phải “sân chơi”, ông An chia sẻ.

Một số bậc phụ huynh cũng nhìn nhận rằng, các nhà sản xuất gameshow ngày nay toàn lấy ý tưởng của người lớn nhồi nhét vào đầu con trẻ, bắt các con lao tâm khổ tử, tập luyện cật lực và thậm chí còn sử dụng chiêu trò để tăng sự hấp dẫn cho chương trình. Thực tế, đã có không ít trường hợp, khi đồng hành cùng con trong các chương trình truyền hình, các ông bố bà mẹ mới “ngộ” ra sự thật khắc nghiệt ở phía sau hậu trường của gameshow truyền hình. Bằng chứng là năm 2013, những đoạn nhật ký của anh Lương Quốc Thái (phụ huynh của bé Lương Thùy Mai, thí sinh tham gia “Giọng hát Việt nhí”) “vạch” rõ những mảng tối phía sau hậu trường của cuộc thi này đã khiến hàng triệu người trên khắp cả nước phải xôn xao cả tháng trời.

Bản thân nhạc sỹ Thanh Bùi, sau một mùa làm HLV cho cho Giọng hát Việt nhí 2013 cũng đã tuyên bố sẽ không bao giờ làm giám khảo cho các chương trình của trẻ em nữa. Lý do là vì anh nhận thấy bản chất của các gameshow thực chất là kinh doanh nên rất ít giá trị nghệ thuật. Chính vì vậy mà nó sẽ không bao giờ lành mạnh và công bằng được. Bản thân nam ca sĩ Việt kiều này cũng thẳng thắn đề nghị “đã đến lúc nên dừng các chương trình truyền hình thực tế dành cho trẻ em lại để trẻ có thời gian học hỏi cơ bản, định hướng bản thân”.

Theo Hà Tùng Long/ Dân trí

Tin mới hơn

Gameshow thuần Việt vẫn “ao làng”

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Gameshow thuần Việt vẫn “ao làng”

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Gameshow thuần Việt vẫn “ao làng”

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.
Gameshow thuần Việt vẫn “ao làng”

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Gameshow thuần Việt vẫn “ao làng”

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Tin bài khác

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Tin 24h ngày 18/9/2024

Tin 24h ngày 18/9/2024

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Ngay khi nghe tin lũ quét, sạt lở đất vùi lấp hàng chục hộ dân ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), hàng chục công nhân ngành giao thông đã lập tức có mặt, không ngại nguy hiểm, mở đường để lực lượng cứu nạn sớm tiếp cận hiện trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...