Tuyến đường dẫn vào xóm Chùa và xóm Phú Nghĩa là một trong số nhiều công trình ở xã Khôi Kỳ huyện Đại Từ có sử dụng nguồn vốn từ chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Có độ dài hơn 360m, tuyến đường được đầu tư 1,2 tỷ đồng để thi công, trong đó, vốn từ chương trình 135 là trên 900 triệu đồng, còn lại là nguồn vốn môi trường. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân đồng thuận hiến đất để mở rộng con đường, thi công cầu bê tông đảm bảo cho việc đi lại của nhân dân được thuận tiện hơn rất nhiều.Ông Đỗ Văn Đức, xóm Chùa, xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ cho biết: "Trước đây không có cầu này chúng tôi phải đi vòng, giờ có cầu chúng tôi đi lại rất thuận lợi"

thai nguyen tap trung giai phap dua cac xa hoan thanh muc tieu chuong trinh 135 da ps
Từ khi có cầu bê tông đảm bảo cho việc đi lại của nhân dân của xã Khôi Kỳ được thuận tiện hơn rất nhiều

Xã Khôi Kỳ là một trong 6 xã của huyện Đại Từ được công nhận hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Bởi địa phương này đã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2018. Một trong số nguồn lực để giúp xã Khôi Kỳ đạt được kết quả đó là nguồn vốn từ chương trình 135. Mặc dù nguồn vốn này chưa đủ để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhưng xã Khôi Kỳ đã có cách làm linh hoạt, từng bước phát huy nội lực, nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của người dân và huy động sự đóng góp tối đa của họ trong quá trình thực hiện trên cơ sở nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh để sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ từ chương trình 135. Ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Khôi Kỳ, Đại Từ cho biết:"Được sử dụng nguồn vốn 135 chúng tôi đã xây dựng được nhiều công trình tại địa phương. Còn các công trình lớn thì chúng tôi sẽ kết hợp với các nguồn vốn khác như vốn thủy lợi, vốn môi trường, nông thôn mới để chúng tôi thực hiện các chương trình phúc lợi cho nhân dân".

Việc lồng ghép nguồn vốn 135 và các nguồn vốn, nguồn lực khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã giúp phát huy được hiệu quả của nguồn vốn, từng bước xây dựng các công trình trực tiếp cho người dân, không để tư tưởng ỷ lại, trông chờ bao cấp của Nhà nước. Nhờ vậy mà đối với các xã thụ hưởng chương trình 135 thuộc vùng ATK của huyện Đại Từ đã và đang có những bước khởi sắc rõ rệt, góp phần hoàn thiện mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân… Đây là tiền đề cho thời gian tới, huyện Đại Từ phấn đấu hoàn thành mục tiêu chương trình 135 ở các xã còn lại. Ông Nguyễn Nam Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ cho biết: "Huyện Đại Từ phấn đấu đến năm 2022 sẽ hoàn thành 10 xã Nông thôn mới, trong đó hoàn thành các tiêu chỉ của 135. Trong năm 2020, 2021 sẽ hoàn thành 6 xã; năm 2022 sẽ hoàn thành 4 xã".

thai nguyen tap trung giai phap dua cac xa hoan thanh muc tieu chuong trinh 135 da ps
Đối với các xã thụ hưởng chương trình 135 thuộc vùng ATK của huyện Đại Từ đã và đang có những bước khởi sắc rõ rệt.

Không chỉ hỗ trợ hoàn thiện về cơ sở hạ tầng các địa phương được thụ hưởng, nội dung hỗ trợ sản xuất trong chương trình 135 đã giúp hoàn thiệu tiêu chí giảm các hộ nghèo, cận nghèo ở các địa phương.

Năm 2018, gia đình chị Nguyễn Thị Phương Loan ở xóm Tiến Bộ, xã Hợp Thành, huyện Phú Lương là hộ cận nghèo. Đến năm 2019, từ nguồn hỗ trợ của chương trình 135, chị đã đối ứng 50% tiền mua máy cày này trị giá trên 15 triệu đồng, phục vụ công việc sản xuất và tăng thêm thu nhập, việc làm. Hết năm 2019, gia đình chị ra khỏi danh sách hộ cận nghèo của xã. Chị Loan là một trong số gần 400 hộ nghèo, cận nghèo ở xã Hợp Thành được hỗ trợ về phát triển sản xuất từ năm 2016 - 2019. Trong giai đoạn này, xã Hợp Thành đã thực hiện hỗ trợ theo dự án phát triển sản xuất trong chương trình 135 trên địa bàn xã với gần 500 chiếc máy các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống cho bà con, như máy cắt cỏ, máy phun thuốc, tôn quay làm chè, máy cày bừa…

Kết hợp với đối ứng của nhân dân, dự án hỗ trợ sản xuất thuộc chương trình 135 đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội ở địa phương, đưa xã Hợp Thành trở thành 1 trong 2 xã của huyện Phú Lương hoàn thành mục tiêu chương trình 135, giai đoạn 2016 - 2019. Ông Nguyễn Hải Hồ, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành, Phú Lương cho rằng: "Với tỉ lệ hộ nghèo trong năm 2015 - 2016 còn gần 30%. Đến năm 2018 chỉ còn trên 6%. Nên chúng tôi thấy chương trình 135 đã phục vụ

Chương trình 135 là dự án 2 trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo Quyết định 1722/QĐ-TTg, ngày 2/9/2016, của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Còn nhớ, khi đó, năm 2016, tỉnh Thái Nguyên có 70 xã và 46 xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) ở xã KV II hưởng Chương trình 135; thì đến năm 2020 chỉ còn 44 xã và 19 xóm ĐBKK ở xã KV II hưởng chương trình này. Như vậy, tỉnh Thái Nguyên có 19 xã và 75 thôn bản/94 thôn bản hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, là đơn vị đứng đầu toàn quốc về số lượng địa phương hoàn thành mục tiêu chương trình. Đây là một trong số kết quả nổi bật trong việc triển khai Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Có thể khẳng định, chương trình 135 là một trong những trọng tâm trong chính sách dân tộc. Do vậy, việc triển khai thực hiện Chương trình 135 trong những năm qua trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND các cấp, sự phối hợp tuyên truyền của mặt trận, các đoàn thể, sự nhiệt tình, đồng thuận tham gia đóng góp và thực hiện của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Quá trình tổ chức thực hiện đều có sự phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương; từ cấp tỉnh đến cấp huyện và sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì với các Sở, ngành liên quan trong quá trình xây dựng kế hoạch phân bổ vốn, hướng dẫn thực hiện, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

Nhìn chung các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học… đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân, khi hoàn thành đưa vào sử dụng cơ bản đều phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng và phục vụ lợi ích thiết thực cho người dân vùng hưởng lợi, được người dân đồng tình tham gia ủng hộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn, đời sống của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tế cho nhân dân, đặc biệt là giúp người dân về máy móc kỹ thuật sản xuất, chuyển đổi cây trồng theo hướng hàng hóa. Từ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 5%/năm ở các xã hưởng chương trình 135 - vượt mục tiêu các mức đề ra của Chương trình 135 là giảm 4%, của tỉnh Thái Nguyên giảm 2%/năm hộ nghèo toàn tỉnh và các xã đặc biệt khó khăn giảm 3,5%/năm. Đưa Thái Nguyên tăng 3 bậc, xếp thứ 2 trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và có số hộ nghèo thấp nhất.

thai nguyen tap trung giai phap dua cac xa hoan thanh muc tieu chuong trinh 135 da ps
Nhìn chung các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học… đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân.

Ông Nguyễn Thái Nam, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Trong những năm qua, toàn tỉnh đã có 440 tỷ đồng trong chương trình 135 để đầu tư cho các xã, xóm, thôn thuộc vùng 135. Do chương trình 135 còn hạn chế cho nên Thái Nguyên đã có sự sáng tạo đó là lồng ghép các nguồn vốn với chương trình 135. Và việc lồng ghép như này đã được Trung ương đánh giá rất cao".

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình 135 vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: Trung ương còn chậm ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện. Việc lồng ghép Chương trình 135 với các chương trình dự án khác trên địa bàn còn hạn chế vì mỗi chương trình, dự án có những cơ chế quản lý, qui định riêng; quy trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất còn rất phức tạp, khó khăn cho việc triển khai thực hiện... Ông Nguyễn Thái Nam, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: "Chúng tôi có một kiến nghị với Trung ương là Chính phủ khẩn trương ban hành chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiếu số miền núi cho giai đoạn 2021 đến 2030. Thứ 2 là khẩn trương ban hành tiêu chí để xác định thôn, xã đặc biệt khó khăn. Đề nghị Trung ương có một cơ chế thống nhất để quản lý các nguồn vốn xây dựng cơ bản cho vùng đồng bào dân tộc miền núi".

Từ những kinh nghiệm và kết quả nổi bật của Thái Nguyên có thể khẳng định, chương trình 135 là một điểm sáng trong chính sách dân tộc trên địa bản tỉnh. Góp phần đồng bộ kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo ở các thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên trên thực tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là vùng có điều kiện sống còn khó khăn nhất của tỉnh, vẫn còn tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, thiếu đất ở, thiếu việc làm, thu nhập và chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, thoát nghèo thiếu bền vững, địa hình hiểm trở, thiên tai khắc nghiệt, dịch bệnh bất thường... Đây chính là những khó khăn, thách thức không nhỏ, đòi hỏi trong thời gian tới cần có sự quan tâm vào cuộc tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở để tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào vùng dân tộc miền núi./.