* Nhiều sự kiện thế giới trong tuần qua đăng tải trên Thainguyentv.vn được dư luận quan tâm như: Tình hình dịch đến 17h ngày 3/5: Thêm nhiều ca nhiễm không triệu chứng; LB Nga tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới SARS-CoV-2 cao kỷ lục; Thủ tướng Nga Mishustin mắc COVID-19; New York phát hiện hàng chục thi thể bốc mùi trong xe tải gần nhà quàn; Bầu cử Mỹ 2020: Ứng viên Biden bác bỏ cáo buộc từng tấn công tình dục; Nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5: Bảo vệ nguồn lực lao động là mục tiêu tối thượng; Trực thăng quân sự Canada bị rơi ở Địa Trung Hải, 6 người thiệt mạng; Iran cảnh báo sẽ tấn công đáp trả nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ; Truyền thông quốc tế nêu bật kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam; 'Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm luật pháp quốc tế';…

- Theo trang worldometers.info, tính đến 17 giờ ngày 3/5, trên toàn thế giới ghi nhận 3.498.145 ca mắc COVID-19, số ca tử vong là 244.988, số ca hồi phục là 1.126.721.

Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới với 1.160.840 ca nhiễm, 67.448 ca tử vong và 173.725 ca phục hồi. Tiếp sau đó là Tây Ban Nha, Italy, Anh và Pháp.

diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020

Ít nhất 50 thi thể đã và đang phân hủy được tìm thấy bên trong các xe tải không bảo quản lạnh đỗ gần một nhà tang lễ ở Brooklyn, New York, tâm dịch COVID-19 của nước Mỹ (Nguồn: RT)

Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Liên bang Nga cho biết tính đến trưa 3/5, nước này tròng vòng 24 giờ ghi nhận thêm 10.633 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2, mức tăng kỷ lục trong ngày, đưa tổng số ca nhiễm lên thành 134.686 trường hợp tại toàn bộ 85 địa phương liên bang. 50,3% số ca nhiễm mới không có biểu hiện lâm sàng. Trong 24 giờ qua có 58 bệnh nhân tử vong, đưa tổng số ca tử vong lên 1.280 người; và 1.626 bệnh nhân khỏi bệnh, đưa tổng số bệnh nhân khỏi bệnh lên 16.639 trường hợp. Thủ đô Moskva vẫn là địa phương có số người mắc COVID-19 nhiều nhất với 5.948 ca trong vòng 24 giờ qua, đưa tổng số người mắc bệnh tại thủ đô lên 68.606 trường hợp. Tổng cộng tại Moskva có 729 ca tử vong và 7.029 người khỏi bệnh.

Theo Tân Hoa xã, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cho biết trong ngày 2/5, Trung Quốc đại lục ghi nhận hai ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có một ca nhập cảnh từ nước ngoài (tại Thượng Hải) và một ca lây nhiễm trong cộng đồng (tại tỉnh Sơn Tây); không có ca tử vong mới; thêm 28 ca hồi phục; đang điều trị cho 531 người (giảm 26 người). Bên cạnh đó, Trung Quốc phát hiện thêm 12 ca nhiễm không triệu chứng, trong đó có hai ca nhập cảnh từ nước ngoài. Các cơ quan chức năng Trung Quốc đang theo dõi y tế đối với 968 ca nhiễm không triệu chứng. Như vậy đến nay, Trung Quốc đại lục có 83.729 ca nhiễm (trong đó có 1.692 ca nhập cảnh từ nước ngoài), 4.640 ca tử vong; 77.713 ca hồi phục; nhưng hiện vẫn còn 34 ca mắc bệnh với triệu chứng nặng.

diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Quan chức y tế Indonesia Achmad Yurianto ngày 3/5 thông báo, nước này ghi nhận thêm 349 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên thành 11.192 người. Indonesia cũng có thêm 14 ca tử vong liên quan tới COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 845 người. Hơn 83.000 người đã được xét nghiệm với SARS-CoV-2.

Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia ghi nhận 122 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên thành 6.298 người. Malaysia cũng ghi nhận thêm 2 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 105 người.

Tại Thái Lan, số lượng các ca mắc mới đang có xu hướng giảm mạnh. Ngày 3/5 quốc gia này ghi nhận thêm ba ca mới, mức thấp nhất kể từ ngày 10/3. Đây là ngày thứ bảy liên tiếp Thái Lan ghi nhận các ca mới theo ngày ở mức một con số, đồng thời là ngày thứ ba liên tiếp không ghi nhận thêm ca tử vong. Tính tới ngày 3/5, Thái Lan có tổng cộng 2.969 ca nhiễm, trong đó có 54 ca tử vong, 2.739 bệnh nhân đã phục hồi.

Tờ El Pais ngày 3/5 đưa tin, Tây Ban Nha ghi nhận thêm 164 ca tử vong do nhiễm COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, mức tăng thấp nhất trong ngày kể từ ngày 18/3. Như vậy, nước này có tổng cộng 25.264 ca tử vong do COVID-19. Tính tới ngày 2/5, Tây Ban Nha ghi nhận tổng cộng 216.582 ca mắc COVID-19.

Hãng tin BelNovosti sáng 3/5 cho biết tại Belarus đã ghi nhận tổng cộng 15.838 trường hợp nhiễm COVID-19, chiếm 8,2% tổng số xét nghiệm phát hiện virus được thực hiện.

Trong vòng một ngày qua có thêm 911 người được xác định mắc COVID-19. Trong số các bệnh nhân nhiễm COVID-19, có 3.117 bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện, 97 bệnh nhân đã tử vong với tiền sử một số bệnh mãn tính. Tổng cộng, Belarus đã tiến hành 195.430 xét nghiệm xác định SARS-CoV-2. Như vậy nếu tính theo chỉ số số người nhiễm COVID-19 trên 1 triệu dân, hiện Belarus đã vượt các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Estonia, Chile, Peru… Trước đó, các chuyên gia cảnh báo đỉnh dịch ở Belarus sẽ rơi vào cuối tháng Tư và đầu tháng Năm.

Theo Google, số người Belarus tới các các công viên, ra ngoài thành phố và đến những nơi tương tự khác trong tuần đã tăng gần 40% so với mức trung bình. Tại Belarus hiện vẫn chưa áp đặt các quy định cách ly.

- Bầu cử Mỹ: Ngày 1/5, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kiên quyết bác bỏ cáo buộc tấn công tình dục một cựu trợ lý thời điểm cách đây 27 năm, khẳng định điều đó "chưa từng xảy ra."

Đây là lần đầu tiên ông Biden, hiện là ứng cử viên còn lại duy nhất của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới, tuyên bố công khai về vấn đề này sau một tháng im lặng.

Trước đó, bà Tara Reade, từng là trợ lý cho ông Biden từ tháng 12/1992-8/1993 lúc ông đang là Thượng nghị sỹ, đã cáo buộc ông Biden từng có hành vi quấy rối với bà. Ban vận động tranh cử của ông Biden đã ngay lập tức bác bỏ cáo buộc trên.

Trả lời phỏng vấn hãng MSNBC, ông Biden nêu rõ: "Chúng (những cáo buộc) đều không đúng sự thật. Điều đó dứt khoát chưa bao giờ xảy ra." Ông cho biết không hiểu lý do vì sao sau 27 năm những cáo buộc này lại rộ lên, song nhấn mạnh dù không có ý định chất vấn động cơ của bà Reade nhưng "tôi có quyền nói rằng hãy nhìn vào sự thật và kiểm chứng nó."

- Ngày Quốc tế Lao động 1/5 hằng năm là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động trên toàn thế giới, với rất nhiều hoạt động được tổ chức để vinh danh những người trực tiếp tham gia các nỗ lực phát triển kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, năm nay các hoạt động đều im ắng trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đẩy hàng triệu lao động vào tình trạng thất nghiệp, bấp bênh và đứng trước một tương lai việc làm vô định.

diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020
Người tìm việc theo dõi thông tin tại một hội chợ việc làm ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong bối cảnh thành phố vừa trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do dịch COVID-19 bùng phát, ngày 21/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Tới nay dịch bệnh đã khiến hơn 240.000 người thiệt mạng và hơn 3,3 triệu người trên thế giới mắc bệnh. Cùng với đó, khi các chính phủ buộc phải ban hành những biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại và khiến hơn 50% dân số toàn cầu phải ở trong nhà, cũng đồng nghĩa với việc các nhà máy, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, người lao động không thể đi làm để kiếm sống hoặc phải cắt giảm giờ làm và lương.

Các thống kê sơ bộ cho thấy COVID-19 ảnh hưởng đến 80% người trong độ tuổi lao động trên thế giới. Khoảng 1,25 tỷ người lao động đối mặt với tình trạng mất việc hoặc giảm lương. Khoảng 305 triệu việc làm toàn thời gian (10,5%) đã bị cuốn phăng kể từ khi đại dịch bùng phát.

Những lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất là sản xuất, dịch vụ nhà ở và thực phẩm, thương mại bán lẻ và bán sỉ, bất động sản và các hoạt động kinh doanh. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hơn 436 triệu doanh nghiệp-cơ sở kinh doanh hoặc doanh nghiệp tự thân trên toàn thế giới đối mặt với nguy cơ cao bị gián đoạn nghiêm trọng hoạt động vì đại dịch. Khoảng 232 triệu công ty trong lĩnh vực bán sỉ và bán lẻ, 111 triệu công ty trong lĩnh vực sản xuất, 51 triệu công ty trong lĩnh vực dịch vụ nhà ở và thực phẩm, 42 triệu công ty trong lĩnh vực bất động sản và các hoạt động khác đang chịu tác động nặng nề…

- Nhiều chuyên gia nước ngoài đã lên án các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và vi phạm luật pháp quốc tế.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Washington, ông Derek Grossman, chuyên gia cao cấp của Trung tâm chính sách châu Á-Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn RAND (Research And Development), cho rằng dư luận trong thời gian gần đây nhìn chung đều nhận định Trung Quốc đã có nhiều hành động "bắt nạt" các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia. Theo ông Grossman, các hành động của Trung Quốc có thể làm gia tăng bất ổn an ninh trong khu vực, thậm chí có thể khiến căng thẳng leo thang.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại London, Tiến sỹ James Rogers, Giám đốc Chương trình “Global Britain” thuộc Viện Henry & Jackson (London, Anh), nhấn mạnh việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn” là phi lý và vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là khi Trung Quốc cũng là một bên phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam mới đây tại khu vực quần đảo Hoàng Sa là rất nguy hiểm và “không thể chấp nhận được.” Ông James Rogers khẳng định những tuyên bố chủ quyền phi pháp và hành động quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông đang hủy hoại luật pháp quốc tế, gây mất ổn định an ninh khu vực.

Ngày 25/4, hãng tin ANNA-News của Nga dẫn ý kiến chuyên gia nước này cho rằng việc Trung Quốc mới đây tuyên bố đặt tên cho các thực thể địa lý ở Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế. Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn nguồn tin trên nhấn mạnh UNCLOS 1982 viết rằng các quốc gia không thể đòi hỏi chủ quyền đối với các chủ thể dưới mặt nước biển nếu như các chủ thể này không nằm trong phamk vi 12 hải lý tính từ điểm xác định gần nhất trên đất liền. Do đó, việc Trung Quốc đặt tên cho các đảo, đá và các thực thế dưới đáy Biển Đông là phi lý và vi phạm luật pháp quốc tế…

diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Ngày 19/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai.".

* Một số thông tin trong nước nổi bật được đăng tải trong tuần trên trang Thainguyentv.vn cũng tạo được sự quan tâm lớn, như: bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng; TP. Hồ Chí Minh kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Chủ tịch Quốc hội thăm các Mẹ Việt Nam Anh hùng tại TP.HCM; Điện mừng kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Bế mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Đề nghị khai trừ Đảng nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến; Kết luận của Thủ tướng về kiểm tra việc thực hiện biện pháp chống dịch; Đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 133 vụ tai nạn giao thông, làm thương vong 155 người; Tất cả các tỉnh thành sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào ngày 4/5;…

- Trong tuần Thainguyentv.vn đã đăng tải toàn văn bài viết của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng về một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng.

diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng
diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

- Sáng 30/4, tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020).

Lễ kỷ niệm được truyền hình trực tiếp và tổ chức trực tuyến tại điểm cầu chính Phòng khánh tiết và khu vực trưng bày chiếc xe tăng 390 trong khuôn viên Hội trường Thống Nhất và 45 điểm cầu tại Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Thành đoàn và các sở, ngành, quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự lễ tại điểm cầu Hội trường Thống Nhất có các đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tướng Trần Hoài Trung, Chính ủy Quân khu 7 cùng lãnh đạo Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng cùng một số nhân chứng lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đại diện các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, lão thành cách mạng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân Thành phố cùng tham dự buổi lễ tại các đầu cầu trực tuyến.

Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Chúng ta đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cách đây 45 năm của nhân dân ta do Đảng, Bác Hồ kính yêu lãnh đạo đã để lại cho chúng ta hôm nay những thành quả vĩ đại cùng những giá trị lịch sử trường tồn.

Đó là chân lý không có quý hơn độc lập tự do, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng và thực hiện đường lối đúng đắn sáng tạo độc lập tự chủ, tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đó là tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện với nghệ thuật quân sự sáng tạo phong phú cả về phương pháp cách mạng và phương pháp tiến hành; đó là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc tế, xây dựng mặt trận thống nhất trong cả nước và trên thế giới; đó là xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ để sự lãnh đạo của Đảng luôn là nhân tố quyết định của mọi thắng lợi…

diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân với các đồng chí lãnh đạo thành phố và các đại biểu chụp ảnh chung. (Ảnh: Thanh Vũ)

- Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), sáng 30/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn công tác đã đến thăm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến thăm Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), nguyên chỉ huy cụm tình báo H.63, nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316 Đặc công biệt động, trực tiếp chỉ huy đơn vị tấn công cầu Rạch Chiếc trong chiến dịch Hồ Chí Minh; Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thành Trung (nguyên Phó Tổng giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam), người thực hiện ném bom vào Dinh Độc Lập ngày 8/4/1975 và dẫn đầu Phi đội Quyết Thắng ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28/4/1975; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Thị Mai, nguyên Tổ trưởng Tổ đặc công Phân khu 6 Sài Gòn–Gia Định.

Thăm các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ lòng cảm ơn, tri ân những đóng góp to lớn của các đồng chí trong cuộc kháng chiến, góp công vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân chính là nhân chứng lịch sử, tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo và mong muốn các đồng chí luôn khỏe mạnh để đồng hành cùng đất nước trong quá trình xây dựng và phát triển.

- Thông báo của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 chiều 28/4/2020.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương các cấp các ngành, lực lượng tham gia trực tiếp công tác phòng, chống dịch đã liên tục ngày đêm đảm bảo an toàn cho người dân. Cả nước đã có 12 ngày không phát hiện thêm trường hợp mắc COVID-19 tại cộng đồng; khoảng 60% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có dịch, hệ số lây nhiễm được kiểm soát, vào hàng thấp nhất thế giới; Việt Nam đã kiểm soát và cơ bản đẩy lùi dịch bệnh. Đó là kết quả của chiến lược, các biện pháp phòng, chống dịch đúng đắn, kịp thời, hiệu quả, chi phí thấp.

Tuy nhiên, diễn biến dịch ở các nước trên thế giới, kể cả những nước gần Việt Nam vẫn rất phức tạp, đòi hỏi cả nước tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, phải luôn luôn sẵn sàng ở mức cao nhất, đặc biệt là đối với lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống dịch.

Các cấp, các ngành, lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện chiến lược phòng, chống dịch đã đề ra, kiên quyết ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập, cách ly tất cả những người nhập cảnh vào nước ta một cách phù hợp và người bị nhiễm bệnh; nhanh chóng phát hiện ca bệnh, khoanh vùng dập dịch và điều trị hiệu quả; theo dõi chặt chẽ sức khỏe những người đã khỏi bệnh, xử lý kịp thời các trường hợp tái phát…

diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là cấp cơ sở quan tâm chỉ đạo thực hiện “mục tiêu kép” với tinh thần chung là chủ động quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo bảo đảm một kỳ nghỉ lành mạnh, an toàn cho người dân, ngăn ngừa dịch bệnh, an toàn giao thông.

Người đứng đầu các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo Chỉ thị số 19/CT-TTg; các đơn vị phân công người trực; riêng hệ thống phòng, chống dịch bệnh phải hoạt động 100%, nhất là trong trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đây.

- Theo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), trong bốn ngày nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 133 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 79 người và bị thương 76 người.

Qua thống kê, phân tích cho thấy, TNGT đường bộ liên quan đến xe mô tô, xe máy chiếm tỉ lệ cao nhất (60,96%). Nguyên nhân của các vụ TNGT chủ yếu là do lỗi của người điều khiển phương tiện như: Đi không đúng phần đường, làn đường; không chú ý quan sát; chuyển hướng không đúng quy định; sử dụng rượu, bia; vi phạm tốc độ; không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước. TNGT xảy ra chủ yếu trên các tuyến quốc lộ (chiếm 34,09%), tỉnh lộ chiếm 22,72% và đường huyện (chiếm 17,44%). Khung giờ từ 18 giờ đến 24 giờ xảy ra nhiều TNGT nhất (chiếm 43,18%).

- Tính đến sáng 2/5, 63 tỉnh, thành trên cả nước đã quyết định cho học sinh trở lại trường vào ngày 4/5 sau thời gian dài nghỉ vì dịch COVID-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng đã đưa ra bộ tiêu chí để đảm bảo an toàn trường học.

Hà Giang là địa phương cuối cùng trên cả nước quyết định cho học sinh, sinh viên các cấp trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 4/5. Riêng xã Phố Là, thị trấn Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn) sẽ cho học sinh đi học sau đó 1 tuần, tức ngày 11/5. Địa phương có quyết định cuối cùng này do trên địa bàn vừa có người mắc dịch bệnh COVID-19…

Hà Nội cũng là một trong những nơi có quyết định muộn nhất về thời điểm học sinh trở lại trường. Học sinh cấp THCS đến đại học trở lại trường từ ngày 4/5, học sinh các cấp còn lại đến trường từ ngày 11/5…

diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020
Đo thân nhiệt cho học sinh trước khi vào trường. Ảnh: Vũ Vân.

Bộ GD&ĐT đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học. Với 15 tiêu chí áp dụng cho trước - trong và sau khi học sinh học tập ở trường.

Trong bộ tiêu chí này, có 7 tiêu chí để đánh giá mức độ an toàn trước khi học sinh đến trường. Đó là việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học, chú ý đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật. Ví dụ, việc đảm bảo về thiết bị đo thân nhiệt, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nước uống, nơi rửa tay bằng nước sạch cho học sinh, cán bộ, giáo viên và người lao động trong nhà trường.

Nếu cơ sở giáo dục nào đạt từ 7 tiêu chí trở xuống sẽ bị đánh giá là "thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động”.Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: 100% học sinh, cán bộ, giáo viên phải thực hiện khai báo sức khỏe, đo thân nhiệt ở nhà trước khi đến trường. Thực hiện việc đeo khẩu trang đúng cách trên đường đến trường. Thực hiện vệ sinh, khử trùng trường, lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón (nếu có) theo đúng hướng dẫn của ngành y tế. Có nhân viên y tế trường học, phòng cách ly, phòng y tế đảm bảo theo quy định, có tổ chức tư vấn tâm lý học đường…

* Trong tuần, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều tin tức đáng chú ý như: Thái Nguyên: Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; Thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá gây ra; Đại hội điểm Đảng bộ cấp trên cơ sở dự kiến tổ chức trong tháng 6/2020; Ký ức hào hùng về chiến thắng lịch sử 30/4/1975; TP. Thái Nguyên: Chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường; Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận trên 6 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19; Trường mầm non ngoài công lập gặp khó trong mùa dịch COVID-19; Đồng hành cùng người lao động vượt qua dịch COVID-19;…

- Ngày 27/4/2020, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành công văn số 1515/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã: Thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, phương châm “4 tại chỗ”; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020
Khu rửa tay cho các em học sinh Trường Tiểu học Trưng Vương, TP Thái Nguyên

Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới

Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01 mét khi tiếp xúc.

Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung trên 30 người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.

Tiếp tục dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu: khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, rạp chiếu phim, phòng trà ca nhạc, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, điểm truy nhập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng…

- Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo tạm hoãn việc tổ chức đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, đại hội điểm, cho đến khi có chỉ đạo mới.

Trong thời gian thực hiện phòng, chống dịch, cấp ủy các cấp trong toàn tỉnh nỗ lực lãnh đạo để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu đề ra trong cả nhiệm kỳ; đồng thời có sự chuẩn bị chu đáo nội dung đại hội Đảng bộ các cấp để khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát, sẽ tiến hành tổ chức đại hội theo kế hoạch.

Theo thống kê, đến cuối tháng 3/2020, toàn tỉnh có 4.332/4671 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở đã hoàn thành đại hội nhiệm kỳ, đạt 90,6%; 18/22 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc 16 đảng bộ cấp huyện và tương đương đã hoàn thành đại hội điểm, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Cũng theo kế hoạch điều chỉnh, đại hội điểm Đảng bộ cấp trên cơ sở dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 6/2020.

- Ngày 28/4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Công điện số 02/CĐ-UBND, gửi các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các Doanh nghiệp; UBND và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá gây ra.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ (trong đó có tỉnh Thái Nguyên) tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; nguy cơ cao xảy ra lốc sét, mưa đá trên diện rộng nhất là tại các địa phương vừa bị thiệt hại.

diem su kien tu ngay 2742020 den ngay 352020
Đồng chí Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hệ thống đê tại phường Cam Giá, TP Thái Nguyên

Để ứng phó hiệu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá…

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Huy động lực lượng tại chỗ tập trung hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả dông, lốc, mưa đá (đồng thời lưu ý đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19); tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng, hỗ trợ sửa chữa nhà ở, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, đảm bảo chỗ ở cho các hộ dân bị thiệt hại, không để người dân bị thiếu đói. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, tổng hợp nhu cầu, gửi về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định…