Facebook Zalo youtube Tiktok

Tuyển giáo viên: Đạo đức, trình độ xếp sau tiền, căn nguyên sai phạm?

Giáo dục
Vẫn có những chuyện như muốn có 1 suất vào trường phải có vài trăm triệu. Khi ấy những yếu tố đạo đức, trình độ có khi phải đi sau... tiền.
aa

Những ngày gần đây, xã hội không khỏi hoang mang khi liên tiếp diễn ra các vụ giáo viên xử phạt, bạo lực học sinh bằng những hình thức “xưa nay hiếm”.

Khi vụ việc cô giáo ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) yêu cầu học sinh tát bạn cùng lớp 230 cái đến mức nhập viện thì tại Hà Nội, Long An ngay sau đó cũng diễn ra các vụ bạo lực với học sinh.

tuyen giao vien dao duc trinh do xep sau tien can nguyen sai pham
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam.

Theo dõi các vụ việc này, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, đây là những hành động không thể chấp nhận, mang tính nhục mạ trẻ em. Cũng không thể nói những hình phạt mang tính “trung cổ” này xuất phát từ sự thiếu kỹ năng hay kiến thức sư phạm của giáo viên. “Ở trường sư phạm, họ đều đã được học hết những điều này. Tôi cho rằng do con tim, tấm lòng của họ chứ không phải kiến thức hay kỹ năng. Họ không có lòng nhân ái, yêu thương học trò. Vấn đề ở đây là đạo đức và nhân cách của giáo viên”.

Tuyển giáo viên nhìn… túi tiền

Từ những chuyện buồn của ngành giáo dục, đặt ra câu hỏi về vấn đề tuyển chọn đầu vào ngành sư phạm tại các địa phương hiện nay.

PGS.TS Vũ Trọng Rỹ cho biết, một khảo sát mới đây của Hội tâm lý giáo dục Việt Nam về vấn đề thực hiện quyền tự chủ trong các trường phổ thông tại 15 trường thuộc 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, TP HCM, Đồng Tháp. Khảo sát cho thấy, tất cả các trường đều không có quyền tự chủ trong tuyển dụng nhân sự. Mặc dù trong điều 58, Luật Giáo dục 2005 có nêu, nhà trường có quyền tuyển dụng, sử dụng, sa thải giáo viên, cán bộ, nhân viên… Song trên thực tế, các trường lại hoàn toàn không có quyền này, mà do các cơ quan khác đảm nhiệm.

“Đừng đổ lỗi tuyển dụng giáo viên chưa đủ chất lượng cho các trường vì họ không có quyền tuyển người. Trong chuyện tuyển giáo viên hiện nay, dù chưa có số liệu, bằng chứng cụ thể, nhưng tôi biết rằng để có công việc đi dạy, giáo viên phải mất nhiều tiền. Người ta không đánh giá năng lực, đạo đức mà chạy theo những lý do khác. Vì vậy, trong đội ngũ những người được tuyển có cả những người không tốt”, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ thẳng thắn chỉ rõ.

Nhiều áp lực từ nghề sư phạm

Để khắc phục những điểm tối của ngành sư phạm, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ cho biết, hiện nay Bộ GD-ĐT đã tiến hành nhiều hình phạt như kỷ luật, sa thải giáo viên nếu vi phạm đạo đức nhà giáo và vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, đó cũng không phải là giải pháp căn cơ để chấm dứt tình trạng này. Về lâu dài, trường sư phạm - nơi đào tạo giáo viên, phải chú ý hơn đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn giáo viên vào giảng dạy trong các nhà trường phải chú ý nhiều hơn đến phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm, dù việc đánh giá chuẩn đạo đức trong quá trình tuyển dụng là không dễ.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cũng không ủng hộ đề xuất phạt hành chính giáo viên. “Chủ trương này áp dụng trong giáo dục là phản cảm”, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ nhấn mạnh.

Nói thêm về vấn đề này, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ cho biết, khi tham gia một đề tài nghiên cứu khoa học do bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước chủ trì hồi năm 2010- 2013 về các biện pháp cải cách công tác đào tạo giáo viên phổ thông, kết quả khảo sát cho thấy có 50% giáo viên trả lời sẽ không chọn nghề giáo nếu được lựa chọn lại. “Lý do mà các thầy cô đưa ra là nghề giáo vất vả, chịu áp lực lớn từ học sinh, phụ huynh, các cán bộ quản lý cấp trên đến xã hội. Ngày nay, họ phải chịu thêm cả áp lực từ các phương tiện truyền thông đại chúng.

Đội ngũ nhà giáo hiện nay trên 1 triệu thầy cô. Giả sử có khoảng 1.000 nhà giáo không đủ tư cách thôi và báo chí khai thác vào số đó cũng đã rất kinh khủng. Trong khi hàng vạn tấm gương nhà giáo tận tâm với nghề, tận lực với học sinh, báo chí có nêu thì xã hội cũng thấy bình thường. Nhưng chỉ cần vài vụ giáo viên tát học sinh như vừa qua, cả xã hội quan tâm, bức xúc. Nếu chỉ khai thác vào những mặt yếu, những “hạt sạn” như 2 trường hợp giáo viên nêu trên thì sẽ không công bằng cho đội ngũ nhà giáo nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Cho nên tôi rất chia sẻ với các thầy cô, với ngành giáo dục vì phải chịu quá nhiều áp lực từ dư luận xã hội”, PGS Vũ Trọng Rỹ chia sẻ.

PGS.TS Vũ Trọng Rỹ cho rằng, vì nghề nghề giáo có nhiều áp lực, nên cần tăng lương cho đội ngũ nhà giáo thỏa đáng. Vấn đề này đã được đưa ra bàn thảo ở hội nghị Trung ương 2 khóa VIII của Đảng, tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa thực hiện được./.

Theo Nguyễn Trang/VOV

Tin mới hơn

Nhân lên giá trị cốt lõi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tối 28/7, tại Sân vận động Lạch Tray, Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 với chủ đề “Sức trẻ Phù Đổng - Vững bước tương lai”.
Nhân lên giá trị cốt lõi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Nhân lên giá trị cốt lõi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Nhân lên giá trị cốt lõi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Nhân lên giá trị cốt lõi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.

Tin bài khác

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.
Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc