Thí sinh phải thường xuyên vào tài khoản đổi nguyện vọng của mình để kiểm soát
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT đưa ra lời khuye như vậy với các thí sinhtrong ngày đầu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học.
Các thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển 1 lần duy nhất |
Phóng viên: Ngày 19/7, là ngày đầu tiên các thí sinh bắt đầu được điều chỉnh nguyện vọng của mình thông qua hình thức trực tuyến, Vậy, ông có thể chia sẻ thêm thông tin về tình hình thay đôi nguyện vọng của các thí sinh và đưa ra lời khuyên cho các em trong việc điều chỉnh hợp lí nhất?
Ông Trần Anh Tuấn: Trước ngày điều chỉnh nguyện vọng (NV) của các thí sinh, thì Bộ GD-ĐT đã mở hệ thống, các địa phương đã trực tiếp hướng dẫn các em thực hành, làm quen với quy trình, các bước tiến hành điều chỉnh nguyện vọng.
Đúng 8h sáng nay (19/7) hệ thống chính thức mở để các em thực hiện các thao tác điều chỉnh; cho tới lúc này, hệ thống vẫn đang hoạt động tốt, đã có khá nhiều thí sinh vào điều chỉnh nguyện vọng thành công của mình.
Lưu ý đối với thí sinh và phụ huynh một số lỗi dễ bị mắc khi điều chỉnh NV. Các thí sinh có thể điều chỉnh theo 2 phương thức: trực tuyến đối với thí sinh không thay đổi nguyện vọng , chỉ thay đổi trật tự ưu tiên của NV. Điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh NV, đối với các thí sinh thay đổi nhiều hơn số lượng nguyện vọng đăng kí ban đầu, thì sử dụng phiếu, được đăng tải trên cổng thông tin của Bộ.
Các thí sinh có thể tải về, điền vào phiếu và nộp tại các điểm tiếp nhận hồ sơ chính là nơi các em đăng kí thi, các thầy cô sẽ nhập trực tiếp lên hệ thống cho các em.
Trước khi điều chỉnh các em cần nghiên cứu rõ về các ngành nghề của mình đã đăng kí, căn cứ vào điểm thi của mình để đối chiếu, so sánh bằng cách viết ra 1 danh sách trước, bàn thảo kĩ với gia đình và đặt nguyện vọng yêu thích lên trên. Các thí sinh chỉ được điều chỉnh 1 lần duy nhất.
Bộ GD-ĐT đã đăng tải quy trình hướng dẫn rất kĩ khi thực hiện các bước điều chỉnh nguyện vọng, các thí sinh có thể tải về và tham khảo trước khi thao tác trên tài khoản trực tuyến của mình.
Trong quá trình điều chỉnh, có nhiều bước và bước cuối cùng là xác nhận bằng mã opp gửi tới số điện thoại của thí sinh, thì chúng ta phải thực hiện theo, không được bỏ bước nào. Tránh như năm trước, có nhiều thí sinh khi chỉnh sửa xong không hoàn thiện các bước xác nhận cuối cùng nên đã không hoàn tất được hồ sơ.
Đồng thời, sau khi điều chỉnh xong, các thí sinh phải thường xuyên vào tài khoản của mình để xem, nếu phát hiện kết quả điều chỉnh vẫn không được thay đổi so với lần đăng kí trước thì báo ngay cho các thầy cô ở các điểm tiếp nhận hồ sơ, để báo cáo lên Sở GD- ĐT kịp thời điều chỉnh.
Cuối cùng, việc lựa chọn ngành nghề đối với các thí sinh sẽ tương ứng với nguyện vọng đăng kí. Thí sinh nên so sánh điểm ngành mình yêu thích với điểm chuẩn một vài năm trước để chia nguyện vọng thành 3 nhóm: nhóm 1 là các ngành có điểm cao hơn điểm thi của mình một chút; nhóm 2 là nhóm ngang với điểm thì của mình và nhóm cuối thấp hơn điểm thi. Như vậy sẽ đảm bảo khả năng trung tuyển vào ngành, trường các em mong muốn.
Theo ông, các thí sinh nêu điều chỉnh ngay những ngày đầu hay sát những ngày cuối mới đăng kí?
Theo thực tế cho thấy, việc điều chỉnh vào thời điểm nào không quan trọng bằng việc nghiên cứu, so sánh điểm chuẩn của các năm trước trong ngành mình đã chọn với điểm của mình.
Việc lựa chọn ngành và sắp xếp thứ tự NV rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc trúng tuyển vào ngành, trường mà các em lựa chọn.
Đồng thời, trong toàn bộ hệ thống, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị sẵn sàng từ nay đến ngày 26 và 28/7 khoảng gần 700,000 thí sinh có thể tham gia điều chỉnh được NV.
Điểm thi tính đến 0,01 điểm
Trong phổ điểm năm nay, tầm điểm trung bình phổ biến nhiều, thí sinh rất lo lắng rằng các trường ĐH sẽ đặt ra nhiều tiêu chí phụ để xét tuyển. đói với hình thức này thì Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn, định hướng gì với các trường ĐH?
Phổ điểm năm nay khác với phổ điểm năm 2017, và điểm xét tuyển được làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy, đây chính là các đặt ra cho các trường không phải đặt ra quá nhiều tiêu chí phụ.
Năm trước, Bộ GD-ĐT cho làm tròn đến 0,25 thì số lượng thí sinh ở cuối danh sách trúng tuyển có điểm ngang nhau, thì các trường đặt ra nhiều tiêu chí phụ để lọc các thí sinh, chỉ tuyển theo đúng chỉ tiêu ban đầu.
Đối với năm nay, tình trạng các thí sinh được tính đến 0,01 điểm sẽ tạo ra được sự phân hóa giúp các trường không phải đặt ra nhiều tiêu chí phụ xét tuyển đối với nhóm thí sinh cuối danh sách trúng tuyển.
Các trường ĐH đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, trong đó có nhiều trường lấy mức dưới 15 điểm. Vậy đối với các trường đưa ra mức thấp và thấp hơn nữa thì chúng ta làm thế nào để kiểm soát và Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ “tuýt còi” các trường hợp này như thế nào?
Theo như quy chế tuyển sinh 2018 thì Bộ GD-ĐT không quy định ngưỡng đảm bảo đầu vào cho các trường ĐH, mà chỉ riêng cho nhóm ngành đào tạo giáo viên. Bộ đã giao quyền tự đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào cho các trường ĐH, để tăng tính tự chủ cho các trường theo đúng xu thế hội nhập.
Phần lớn các trường đã cẩn trọng, nghiên túc trong quá trình xác định điểm sàn, phù hợp đặc thù vùng miền, nhu cầu đào tạo, tuy nhiên vẫn còn những trường đặt ra ngưỡng đảm bảo đầu vào quá thấp, vì các trường mong muốn tuyển sinh đầu vào được nhiều hơn.
Nhưng trên thực tế, tác động lại đang ngược lại, khi đặt ra ngưỡng điểm thấp, sẽ gây nghi ngờ cho các thí sinh và xã hội về chính chất lượng đào tạo của trường đó; khi đã bị nghi ngờ thì họ sẽ không đăng kí xét tuyển vào ngành, vào trường đó.
Nhưng đa phần các trường đều nhận thức được điều này và tính đến ngày 18/7, các trường đều đưa ra mức điểm nhận xét tuyển đảm bảo phù hợp với đặc thù của từng trường.
Xin trân trọng cám ơn ông!