Thành cổ Nam Định là thành tỉnh lớn nhất được xây dựng dưới triều Nguyễn, được coi là công trình kiến trúc quân sự tiêu biểu của tỉnh Nam Định. Năm 1804, dưới thời vua Gia Long, thành được đắp bằng đất. Đến năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) thì được xây bằng gạch, trên địa phận làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định.

thanh co nam dinh hon 200 nam tuoi dung truoc nguy co tro thanh phe tich

Hình ảnh về Thành Cửa Nam được lưu giữ lại. Ảnh tư liệu

Theo nghiên cứu của Bảo tàng tỉnh Nam Định, thành cổ Nam Định được xây theo kiến trúc Vô-băng, tường thành chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, chu vi 830 trượng 7 thước 3 tấc (3.324 m). Thành Nam Định có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc. Trên mỗi cửa thành có xây lầu, còn gọi là thú lâu (nơi gác). Phía ngoài cửa thành có xây một đoạn tường hình chữ V (gọi là Dương Mã thành), dài 5m, cao 3m.

Tường thành cao từ 1,7-3,35 m; mặt rộng 1-1,3 m, chân thành rộng 4,5 m. Tường thành được xây bằng gạch đỏ, với hai loại cơ bản: gạch vuông kích thước 30x30x6 cm và gạch chữ nhật 30x1515x8 cm. Trên nhiều viên gạch chữ nhật xuất hiện các chữ khắc (được xác định là chữ Hán) với nội dung "Cổ kính," "Trung Kính," "Mã Tiền"...

thanh co nam dinh hon 200 nam tuoi dung truoc nguy co tro thanh phe tich
thanh co nam dinh hon 200 nam tuoi dung truoc nguy co tro thanh phe tich

Đoạn tường thành cổ phía sau nhà bà Giang Thị Bưởi đã bị trát vữa một số phần để đảm bảo vệ sinh.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, công nhân Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định không rời xưởng máy nhờ hệ thống “địa đạo” sơ tán mau lẹ, dài hơn 2km nối từ Nhà máy Liên hợp Dệt dựa vào đoạn chân thành Cửa Bắc ra tận Nhà máy cơ khí ở phía bắc thành phố.

Hòa bình lập lại, công nhân Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định và nhân dân vùng phụ cận về đây lập phố dựng nhà, mang tên ngõ 5 Thành Chung, thuộc phường Cửa Bắc với hơn 100 hộ dân bám sát vào chân thành.

Nhưng giờ đây, Thành cổ Nam Định chỉ còn lại một đoạn dài khoảng hơn 200m. Nhiều gia đình đã trát vữa lên tường để lấy thêm không gian sử dụng cho gia đình.

thanh co nam dinh hon 200 nam tuoi dung truoc nguy co tro thanh phe tich

Nhiều gia đình đã trát vữa lên tường thành cổ để lấy thêm không gian sử dụng cho gia đình.

Tìm đến ngõ số 5 Thành Chung, hiện chúng tôi chỉ còn thấy nhà bà Phạm Thị Mận (SN 1962) là còn khoảng tường cổ nguyên vẹn. Bà Mận cho biết, vì đây là di tích lịch sử thành cửa Bắc ngày xưa nên gia đình quyết không đụng chạm vào tường mà chỉ trồng thêm hoa leo ở bên dưới lên cho đẹp.

thanh co nam dinh hon 200 nam tuoi dung truoc nguy co tro thanh phe tich
thanh co nam dinh hon 200 nam tuoi dung truoc nguy co tro thanh phe tich

Phần tường thành cổ còn nguyên vẹn được gia đình bà Phạm Thị Mận gìn giữ suốt mấy chục năm qua đã bám màu rêu phong.

Cũng giống như bà Mận, bà Giang Thị Bưởi - Bí thư Chi bộ số 11, tổ dân phố 12, phường Cửa Bắc, TP Nam Định) cũng bày tỏ sự ngậm ngùi khi được hỏi về Thành cổ Nam Định.

“Di tích này đẹp lắm, tôi còn nhớ ngày xưa tường thành có cả một cái bốt để trèo lên quan sát. Ngày xưa toàn bộ ở đây là một cái hồ, sau khi chiến tranh, nhà máy dệt sơ tán về đây, sau đó thành phố giao cho công ty ăn uống trực tiếp là cửa hàng mà tôi làm việc để làm trại chăn nuôi. Nhà tôi lúc ấy khó khăn nên gia đình tôi sau đó được phân cho làm nhà ở đây.

thanh co nam dinh hon 200 nam tuoi dung truoc nguy co tro thanh phe tich

Bà Giang Thị Bưởi hoài niệm khi nói về ký ức về tường thành cổ Nam Định.

Năm 1975, khi làm nhà, thấy rêu mốc nên nhà tôi có trát thêm một lớp xi măng lên lớp tường này chứ không phá đi. Nhìn những nhà quanh đây phá tường thành tôi rất xót xa, bản thân tôi đã báo cáo với bí thư chi bộ về việc trên nhưng thấy bảo thuộc thành phố quản lý nên tôi cũng chỉ biết nhìn những gia đình ấy phá bỏ tường đi.

Tôi thật sự lo lắng, nếu như các cấp chính quyền không nhanh chóng vào cuộc thì có lẽ Thành cổ Nam Định sẽ trở thành phế tích thật sự, người dân tỉnh Nam Định sau này cũng không còn được biết đến nó nữa” - bà Bưởi chia sẻ.