Facebook Zalo youtube Tiktok

Phát động phong trào vì người nghèo, Thủ tướng muốn 'Không ai bị bỏ lại sau'

Chính trị
Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong phạm vi cả nước, đặc biệt tập trung cao hơn cho lõi nghèo…
aa
phat dong phong trao vi nguoi ngheo thu tuong muon khong ai bi bo lai sau
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sáng 15/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, lãnh đạo một số bộ, ngành và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố tham dự.

Hoan nghênh tinh thần của lãnh đạo các tỉnh, thành phố, sau khi dự Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về địa phương, đã tham dự Hội nghị về công tác giảm nghèo, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến xóa đói giảm nghèo. Vì thế, công tác này ở Việt Nam có bước tiến căn bản, tạo ấn tượng mạnh mẽ với quốc tế.

Năm năm qua, tỉ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,25% năm 2015 (theo chuẩn nghèo 2011-2015, còn theo chuẩn nghèo đa chiều là 9,92%). Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011.

“Nhiều huyện mà tôi biết đã làm đơn tự nguyện xin ra khỏi Chương trình 30a. Nhiều hộ nghèo không nhận kinh phí từ quỹ người nghèo, tự lo sản xuất kinh doanh”, Thủ tướng nói về tinh thần tự lực, tự cường của các địa phương, người dân đã đóng góp tích cực vào kết quả xóa đói giảm nghèo thời gian qua, đồng thời ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế như UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc), WB (Ngân hàng Thế giới) đối với công tác này.

Bên cạnh đó, Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra những thách thức, hạn chế chủ yếu cần khắc phục. Đó là kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỉ lệ tái nghèo còn cao. Cả nước có đến 41 huyện có tỉ lệ nghèo trên 50%. Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước. Nhiều chủ trương, chính sách về giảm nghèo ở một số nơi chưa được triển khai tốt, chưa sáng tạo, chưa vận dụng một cách phù hợp. Chính sách về giảm nghèo còn chồng chéo.

“Nhất là việc xác nhận hộ nghèo còn chưa chính xác, còn tình trạng xác nhận nghèo luân phiên ở một số địa phương. Cũng có nơi ‘kê khai nhầm chỗ’, cán bộ có thu nhập mà lại kê khai là nghèo”, Thủ tướng nêu rõ. Còn có tình trạng thu quá mức đối với người nghèo trong xây dựng nông thôn mới.

phat dong phong trao vi nguoi ngheo thu tuong muon khong ai bi bo lai sau
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các đại biểu nhắn tin ủng hộ người nghèo. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, trong đó đã nêu rõ mục tiêu trong giai đoạn 2016- 2020, tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1-1,5%/năm với nhiệm vụ đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn, có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng các giải pháp tạo điều kiện, khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Tôi mong các địa phương nhận thức rõ hơn vấn đề này, khuyến khích họ, tôn vinh họ là rất quan trọng, chứ không phải cho mãi”, Thủ tướng lưu ý và nhấn mạnh tinh thần “cho cần câu chứ không cho con cá” để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Yêu cầu thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc, Thủ tướng cho rằng, điều này đòi hỏi phải đoàn kết nhất trí, chung sức đồng lòng, đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, nhất là người nghèo.

“Với tinh thần quyết tâm như vậy, hôm nay, thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương, tôi chính thức phát động phong trào thi đua giai đoạn 2016-2020 với chủ đề: 'Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau', Thủ tướng phát biểu và đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.

phat dong phong trao vi nguoi ngheo thu tuong muon khong ai bi bo lai sau
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với bà Louise Chamberlain, Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tự lực, tự cường chứ không chỉ hỗ trợ

Theo đó, Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua khen thưởng từ Trung ương đến địa phương cần theo dõi, hỗ trợ, phối hợp để đưa phong trào thi đua đi vào cuộc sống.

Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về tiêu chí, yêu cầu, nội dung, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng này.

Thủ tướng chỉ rõ, tuyên truyền để cả xã hội vì người nghèo, quan tâm đến người nghèo, tuyên truyền nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo của người dân, địa phương. Đây là 2 vấn đề đi liền với nhau, chứ không chỉ hỗ trợ. Bên cạnh đó, tuyên truyền về tinh thần lao động, sáng tạo, cần cù, để giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

“Việc xây dựng, thực hiện phong trào thi đua 'Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau' là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy Đảng, chính quyền, vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có kế hoạch tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua này với nhiều hình thức như phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan truyền thông trong cả nước tổ chức, phát động cuộc thi viết về các địa phương, tập thể, cá nhân, hộ gia đình nổi bật trong giảm nghèo bền vững, những gương điển hình, kinh nghiệm vươn lên thoát nghèo.

Thủ tướng cũng cho rằng gốc của vấn đề là nâng cao dân trí, năng lực cho người dân để thoát nghèo bền vững, chứ không chỉ lo cái ăn, cái mặc trước mắt.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật và dành nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Cần đặt mục tiêu giảm nghèo trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, để chương trình giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức. Thủ tướng nhấn mạnh, dù làm dự án gì cũng phải tính đến môi trường, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, dẫn đến tái nghèo.

Củng cố hoặc thành lập mới Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp tỉnh theo Nghị quyết 100/2015 của Quốc hội với tinh thần hiệu quả, thiết thực, không làm tăng biên chế.

Huy động mọi nguồn lực xã hội cho chương trình như từ doanh nghiệp, nhà hảo tâm, vốn ODA, vận động quần chúng, tổ chức, đoàn thể. “Hôm nay chúng ta nhắn tin ủng hộ ở đây mà nếu các tỉnh tiếp tục phát động được khoảng 1/3 số dân ở Việt Nam tham gia chương trình nhắn tin này thì số tiền sẽ là bao nhiêu? Đông tay vỗ nên kêu, vì người nghèo vừa là lương tâm vừa là trách nhiệm”, Thủ tướng nói.

phat dong phong trao vi nguoi ngheo thu tuong muon khong ai bi bo lai sau
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát các tiêu chí về giảm nghèo đa chiều như tiêu chí y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

“Chúng ta hãy vận động nhân dân, hộ gia đình, doanh nghiệp tiếp tục phát huy trách nhiệm xã hội, phát huy truyền thống tốt đẹp để xây dựng ngày càng nhiều quỹ vì người nghèo, hỗ trợ, đỡ đầu các huyện nghèo, xã nghèo, các bản, làng đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo”, Thủ tướng bày tỏ.

Nhân "Ngày Quốc tế chống đói nghèo" và cũng là ngày "Vì người nghèo" Việt Nam 17/10, Thủ tướng kêu gọi mọi người dân chung sức, đồng lòng, quyết tâm thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt cuộc thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong phạm vi cả nước, đặc biệt tập trung cao hơn cho lõi nghèo, đó là đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng xa, vùng bãi ngang.

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam, bà Louise Chamberlain đánh giá cao Chương trình, hoan nghênh những điểm mới và sáng tạo trong thiết kế Chương trình như tăng cường phân cấp, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình thực hiện và quản lý Chương trình, thúc đẩy trao quyền thực sự cho người nghèo và cộng đồng nghèo; huy động sức mạnh của họ - không tạo điều kiện cho sự ỷ lại - và khuyến khích tinh thần tự lực của người dân nhằm xóa nghèo bền vững.

“UNDP cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trên con đường thực hiện các mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”, bà Louise Chamberlain nói. “Cũng như ngài Thủ tướng đã phát biểu, một Chính phủ ‘liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân’ sẽ giúp Việt Nam chứng minh với thế giới rằng sự thịnh vượng cho tất cả - và tương lai bền vững cho mọi người và cả hành tinh của chúng ta - không chỉ là khẩu hiệu, mà là một thực tế”.

Theo Đức Tuân
Chinhphu.vn

Tin mới hơn

Thủ tướng: Cơ đồ đất nước mãi thuộc về cộng đồng các dân tộc Việt Nam

[Trực tuyến] Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hôm nay (25/7), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng: Cơ đồ đất nước mãi thuộc về cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 73

Chiều 24/7, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 73, khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và công tác tổ chức cán bộ.
Thủ tướng: Cơ đồ đất nước mãi thuộc về cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Dấu ấn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Trong suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn đặc biệt của mình trên tất cả lĩnh vực. Song có lẽ một trong những dấu ấn sâu đậm nhất, sẽ mãi mãi được hậu thế nhắc tới và nể phục, đó là công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thủ tướng: Cơ đồ đất nước mãi thuộc về cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Thực hiện nghi thức Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Thông cáo đặc biệt và quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Thủ tướng: Cơ đồ đất nước mãi thuộc về cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Công văn của UBND tỉnh về việc thực hiện nghi thức Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 22/7, UBND tỉnh Thái Nguyên có công văn số 4060 về việc thực hiện nghi thức Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin bài khác

Thực hiện Thông cáo đặc biệt về Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thực hiện Thông cáo đặc biệt về Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên vừa có Công văn số 1362/CV-ĐUK về việc thực hiện Thông cáo đặc biệt về Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khảo sát tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân

Khảo sát tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân

Ngày 22/7, Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng an ninh do Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 1 để khảo sát, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân. Dự buổi làm việc có Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1; đồng chí Đoàn Thị Hảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cùng lãnh đạo các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang và Bắc Ninh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người nâng tầm "ngoại giao cây tre" Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người nâng tầm "ngoại giao cây tre" Việt Nam

Thành tựu của công tác đối ngoại, ngoại giao Việt Nam những năm qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó nhân tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khái niệm hay trường phái “ngoại giao cây tre Việt Nam” được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lên lần đầu tiên trong Hội nghị đối ngoại toàn quốc (ngày 14/12/2021). Đây là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện với những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước.
Nơi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng ở trong những năm sinh viên Đại học

Nơi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng ở trong những năm sinh viên Đại học

Với tỉnh Thái Nguyên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành nhiều tình cảm, gắn bó. Đặc biệt hơn nữa, trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang rất ác liệt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên). Lúc đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang là sinh viên khoa Văn khóa 8 của trường, sơ tán tại xóm Tràng Dương, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ. Mặc dù thời gian gắn bó không dài nhưng hình ảnh về cậu sinh viên với vóc dáng nhỏ nhắn, phong cách gần gũi, giản dị vẫn còn đọng mãi trong lòng người dân nơi đây.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Ngọn cờ lý luận của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Ngọn cờ lý luận của Đảng

Một trái tim lớn đã ngừng đập. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã cống hiến suốt 80 năm cuộc đời và 57 năm cho Đảng Cộng sản Việt Nam, đã ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng nhân dân Việt Nam. Ông là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, một nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ và là nhà lý luận xuất sắc của Đảng. Cả cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gắn bó với hoạt động lý luận. Từ khi ra trường là biên tập viên của Tạp chí Cộng sản cho đến những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình, Tổng Bí thư luôn dành thời gian nghiên cứu, vận dụng lý luận vào thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đồng thời rút kinh nghiệm từ thực tiễn, phát triển thành lý luận, góp phần hoàn thiện chủ trương, đường lối, tư duy lý luận của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước ngày diễn ra Quốc tang, nhiều cơ quan, tổ chức và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tang ...
[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân ...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Từ năm 2009 đến 2023, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vinh dự 3 lần được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ...
Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Sáng 17/7, Tỉnh uỷ Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ...
"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, dưới sự ...
[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

Nhằm hoàn thiện không gian cây xanh, cảnh quan, tạo nét mỹ quan đô thị, TP Thái Nguyên quyết định đầu tư 200 tỷ đồng triển khai thực hiện Dự án xây dựng cảnh quan ...
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc