Facebook Zalo youtube Tiktok

Pháp với tham vọng khuếch trương vai trò lãnh đạo toàn cầu

Thế giới
Tại Diễn đàn Hòa bình Paris, Tổng thống Macron không giấu diếm tham vọng tiếp tục củng cố vị thế lãnh đạo của Pháp với việc đưa ra nhiều đề xuất mới.
aa

Một trong những sự kiện quốc tế đang thu hút sự chú ý của dư luận ở thời điểm này là lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất và việc nước Pháp tổ chức Diễn đàn Hòa bình Paris với sự tham dự của hơn 60 nguyên thủ, các nhà lãnh đạo quốc tế tại thủ đô Paris (Pháp).

Với thông điệp “nước Pháp nỗ lực cùng các quốc gia khác giải quyết các thách thức toàn cầu”, Tổng thống Macron không dấu diếm tham vọng tiếp tục củng cố vị thế lãnh đạo của nước Pháp với việc đưa ra nhiều đề xuất mới. Tuy nhiên, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những quan điểm phản biện đối với các đề xuất của Pháp ngay tại Paris, khiến cho nhà lãnh đạo Pháp gặp không ít khó khăn.

phap voi tham vong khuech truong vai tro lanh dao toan cau
Tổng thống Pháp Macron phát biểu tại lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ảnh: Reuters

Diễn đàn Hòa bình Paris

Diễn đàn Hoà bình Paris khai mạc trong chiều ngày 11/11, chỉ ít giờ sau khi diễn ra buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới 1. Tại lễ kỷ niệm, trước hơn 70 nhà lãnh đạo đại diện cho các quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đọc một bài diễn văn quan trọng, trong đó nói rất nhiều đến hoà bình, đến chủ nghĩa đa phương trong quan hệ quốc tế, đến sự cởi mở của châu Âu… Và đây cũng chính là những nội dung quan trọng nhất được thảo luận trong Diễn đàn Paris vì hoà bình lần này, được cả ông Macron, bà Merkel lẫn Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhắc lại trong phiên họp khai mạc.

Các nhà lãnh đạo này đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hợp tác, phải duy trì chủ nghĩa đa phương vốn là nền tảng để duy trì hoà bình trong quan hệ quốc tế kể từ sau Chiến tranh thế giới 2, về việc phải đề cao cảnh giác chống lại chủ nghĩa biệt lập cũng như chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đó cũng là lí do tại sao Tổng thống Mỹ Donald Trump không tham dự Diễn đàn này vì chính sách đối ngoại có xu hướng đơn phương như hiện nay của ông Trump, với ưu tiên “Nước Mỹ trước tiên” rõ ràng là đang đi ngược lại với ý muốn của các nước như Pháp hay Đức về việc duy trì một chủ nghĩa đa phương mạnh trong quan hệ quốc tế.

Về tổng thể, Diễn đàn hoà bình Paris lần này bàn về việc quản trị ở quy mô toàn cầu nên ngoài các chính trị gia thì còn có đại diện của các tổ chức dân sự, của các tổ chức phi chính phủ… Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp hiện nay của quan hệ quốc tế và dựa trên hoàn cảnh mà Diễn đàn này được tổ chức, tức là hoàn toàn theo sáng kiến của nước Pháp, thì Diễn đàn hoà bình Paris là sự kiện để nước Pháp và cá nhân ông Macron tự giới thiệu mình như là lá cờ đầu bảo vệ hoà bình và chủ nghĩa đa phương trong quan hệ quốc tế.

Đây là thông điệp chính mà nước Pháp muốn gửi đi toàn thế giới, không chỉ qua Diễn đàn hoà bình này mà còn thông qua một loạt các sự kiện dồn dập trong 1 tuần qua, từ việc ông Macron lớn tiếng kêu gọi thành lập “quân đội châu Âu” cho đến việc tổ chức long trọng lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến 1.

Vai trò của Pháp trong các vấn đề toàn cầu

Cần phải nói rõ rằng, việc nước Pháp muốn giành các vai trò lớn trong sân khấu chính trị quốc tế hoàn toàn không phải mới, mà là chính sách xuyên suốt của nước Pháp kể từ sau Thế chiến 2. Nước Pháp luôn coi mình là một cường quốc về ngoại giao và chính trị của thế giới và các nhà lãnh đạo Pháp qua nhiều thế hệ, từ thời De Gaulle đến thời Francois Mitterand, Jacques Chirac… đến những năm gần đây của các ông Sarkozy, Hollande và Macron, Pháp luôn chủ động đưa ra các ý tưởng, tham gia vào nhiều vấn đề nóng của thế giới với vai trò trung gian và đặc biệt là luôn có xu hướng triển khai một chính sách đối ngoại tương đối độc lập so với Mỹ, mà điển hình là trong cuộc chiến Iraq. Đây là đặc trưng nổi bật của chiến lược ngoại giao của Pháp nhiều thập kỷ qua.

Pháp là nước có phái đoàn ngoại giao lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, thủ đô Paris là nơi diễn ra nhiều Hội nghị quốc tế quan trọng trong quá khứ, cả hiện tại và chắc chắn là cả tương lai. Trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Pháp tự đánh giá mình không đủ sức cạnh tranh cùng Mỹ, Nga, Trung Quốc… trên khía cạnh sức mạnh cứng về quân sự, kinh tế nhưng Pháp luôn coi mình là cường quốc về “sức mạnh mềm” và nước Pháp luôn chủ động để phóng chiếu sức mạnh đó ra toàn cầu, chứ không phụ thuộc nặng vào Mỹ như Anh.

Tất nhiên, giữa tham vọng và năng lực thực thi, luôn luôn có những cản trở lớn. Trong bối cảnh hiện nay tại châu Âu, khi nước Anh sẽ rời Liên minh do Brexit, Đức thì tụt hậu về quốc phòng, nước Pháp có nhiều cơ hội hơn để thể hiện vai trò dẫn dắt của mình về đối ngoại và quân sự tại châu Âu. Nhưng đây là điều không đơn giản. Đức vẫn là cường quốc kinh tế số 1 châu Âu và thực tế những năm qua thì những dự án nào mà Đức không ủng hộ thì Pháp đều không đủ sức thực thi.

Tháng 9/2017, ông Macron từng đưa ra một loạt các tham vọng cải cách cực kỳ lớn với châu Âu nhưng hơn 1 năm qua, sự ủng hộ dè dặt từ Đức khiến các kế hoạch này gần như đóng băng. Vì thế, ngay trong nội bộ Liên minh châu Âu, vai trò lãnh đạo của Pháp cũng không phải là vững chắc. Về phát triển kinh tế, Pháp không phải là hình mẫu đáng tin cậy tại châu Âu như Đức khi tăng trưởng kinh tế hàng thập kỷ qua chỉ xoay quanh mức 1-2%, tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách lớn, đồng thời lại phải đối phó với nguy cơ an ninh nghiêm trọng nhất trong các nước châu Âu.

Nếu xét trên phạm vi thế giới, từ nhiều thập kỷ qua đã Pháp không còn là một cường quốc toàn cầu. Pháp hiện tại không đủ sức mạnh cứng về kinh tế và quân sự để đảm đương vai trò đó.

Thách thức trên con đường trở lại vị trí lãnh đạo toàn cầu

Tham vọng giành vị trí lãnh đạo toàn cầu là một tham vọng quá sức đối với nước Pháp. Thậm chí lãnh đạo Liên minh châu Âu một cách toàn diện cũng đã ngoài tầm với của Pháp. Trong bộ ba vũ khí kinh tế-quân sự-chính trị, Pháp chỉ còn duy trì được một vai trò nhất định về mặt ngoại giao, đặc biệt ở uy tín, kinh nghiệm cũng như văn hoá ngoại giao trung gian.

Trong cuộc chơi quyền lực toàn cầu của bộ ba Mỹ-Nga-Trung, Pháp có thể đóng vai trò là người trung gian, tạo cầu nối cho các đối thoại và hợp tác, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và ngoại giao văn hoá. Đây chính là con đường mà nước Pháp đã và đang thực thi nhiều năm qua, tức tập trung phát huy sức mạnh mềm của nước Pháp thông qua ngoại giao, văn hoá, ngôn ngữ. Nếu nước Pháp muốn vươn lên đối đầu và tranh giành vai trò lãnh đạo với Mỹ thì đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, cũng nhờ chính mối quan hệ với Mỹ mà Pháp có thể xây dựng cho mình một chỗ đứng trong hàng ngũ những cường quốc thế giới. Đó là bù đắp cho sự cứng rắn của Mỹ bằng chính sách đối ngoại mềm dẻo, cởi mở và mang tính xây dựng của mình. Việc Pháp muốn thành lập quân đội châu Âu nên được hiểu rằng đó là cách nước Pháp muốn tạo lập một sự “độc lập tương đối” so với Mỹ như vẫn làm bao năm qua, chứ không thể là sự đối đầu trực diện với Mỹ. Đó là lí do mà ngay khi ông Donald Trump lên tiếng cảnh báo Pháp thì ông Macron cũng đã ngay lập tức xuống thang. Về dài hạn, Pháp hay bất cứ nước châu Âu nào đều chưa thể thoát ly hoàn toàn khỏi tầm ảnh hưởng mang tính thống trị của Mỹ./.

Theo Quang Dũng/VOV-Paris

Tin mới hơn

Pháp khẳng định Hiệp định Paris là 'không thể đảo ngược'

Điểm sự kiện từ ngày 16/6 đến ngày 22/6/2025

Từ ngày 16/6 đến ngày 22/6/2025, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Pháp khẳng định Hiệp định Paris là 'không thể đảo ngược'

Tin 24h ngày 19/6/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười bốn
Pháp khẳng định Hiệp định Paris là 'không thể đảo ngược'

Tin 24h ngày 16/6/2025

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 16/6, khu vực Bắc Bộ tiếp tục ghi nhận mưa rào và giông, nhiều nơi có mưa to đến rất to, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh vùng núi và trung du.
Pháp khẳng định Hiệp định Paris là 'không thể đảo ngược'

Điểm sự kiện từ ngày 9/6 đến ngày 15/6/2025

Từ ngày 9/6 đến ngày 15/6/2025, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Pháp khẳng định Hiệp định Paris là 'không thể đảo ngược'

Tin 24h ngày 13/6/2025

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 13-16/6, nhiều hình thái thời tiết tiết nguy hiểm tiếp tục xảy ra như bão số 1, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất…

Tin bài khác

Tin 24h ngày 12/6/2025

Tin 24h ngày 12/6/2025

Ngày 12/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda nhân dịp có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Tin 24h ngày 9/6/2025

Tin 24h ngày 9/6/2025

Sáng 9/6 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự phiên khai mạc Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc lần thứ 3 hỗ trợ thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững (UNOC 3).
Điểm sự kiện từ ngày 2/6 đến ngày 8/6/2025

Điểm sự kiện từ ngày 2/6 đến ngày 8/6/2025

Từ ngày 2/6 đến ngày 8/6/2025, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 6/6/2025

Tin 24h ngày 6/6/2025

Tỉ lệ tán thành nội dung dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là 99,75%.
Tin 24h ngày 3/6/2025

Tin 24h ngày 3/6/2025

Dự báo thời tiết 3/6/2025, miền Bắc mưa giông, kết thúc nắng nóng sau 2 ngày "đổ lửa" trên 40 độ. Trung Bộ nắng nóng thu hẹp dần và dự báo 4/6 kết thúc. Riêng Nam Bộ và Tây Nguyên vẫn duy trì mưa chiều tối.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Photo] Thái Nguyên kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05

[Photo] Thái Nguyên kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05

Sáng ngày 18/6, Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị ...
[Infographic] Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thái Nguyên

[Infogrraphic] Dự kiến 55 đơn vị hành chính xã, phường của tỉnh Thái Nguyên khi sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bắc Kạn

[Infogrraphic] Dự kiến 55 đơn vị hành chính xã, phường của tỉnh Thái Nguyên khi sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh Thái Nguyên hiện có diện tích tự nhiên 3.521,96km², quy mô dân số 1.434.171 người; có 09 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện (gồm 6 huyện và 3 thành phố); 172 ĐVHC cấp ...
[Infographic] Quy định của Ban Bí thư về bộ máy cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, xã

[Infographic] Quy định của Ban Bí thư về bộ máy cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, xã

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành quy định 301 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ ...
[Infographic] Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau giai đoạn 2021 - 2025

Phong trào thi đua "Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" trong giai đoạn 2021-2025 là một hoạt động quan trọng, giúp Thái Nguyên thực hiện ...
[Photo] Hoạt động của lãnh đạo tỉnh Gyeongsangbuk - do thăm Công ty Samsung Electronics  Việt Nam Thái Nguyên (SEVT)

[Photo] Hoạt động của lãnh đạo tỉnh Gyeongsangbuk - do thăm Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT)

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 20 năm thiết lập mỗi quan hệ giữa tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Gyeongsangbuk-do (Hàn Quốc). Sáng ngày 10/6 Ông Kang Seok-He, Đại sứ, Phó Thống đốc ...
[Phóng sự ảnh]: Giao lưu các sản phẩm đặc trưng giữa 2 tỉnh Thái Nguyên và Gyeongsangbuk - do (Hàn Quốc)

[Phóng sự ảnh]: Giao lưu các sản phẩm đặc trưng giữa 2 tỉnh Thái Nguyên và Gyeongsangbuk - do (Hàn Quốc)

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 20 năm thiết lập mỗi quan hệ giữa tỉnh Thái Nguyên (Việt Nam) và tỉnh Gyeongsangbuk-do (Hàn Quốc), từ ngày 8 - 10/6, tại Nhà hát ca ...