Lược ghi các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề cử tri quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIII
* Đại biểu Đại biểu: Lê Thị Thúy Nguyên, Tổ đại biểu huyện Phú Lương nêu câu hỏi:
Đại biểu Lê Thị Thúy Nguyên, Tổ đại biểu huyện Phú Lương |
Năm 2018, kết quả thực hiện mục tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 91% tăng 2% so với năm 2017; đạt kế hoạch đề ra. Đề nghị UBND tỉnh cho biết những giải pháp chủ yếu đã triển khai trong năm 2018 để đạt được chỉ tiêu 2% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Giải trình về nội dung này, đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu:
Đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh |
Để hoàn thành các mục tiêu trên, UBND tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn vay vốn WB, các chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vi, địa phương triển khai các giải pháp tăng tỷ lệ người dân nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, cụ thể:
- Phân bổ vốn thực hiện chương trình, chính sách hỗ trọ nước sạch nông thôn ngay từ đầu năm 2018
- Triển khai đầu tư, nâng cấp, xây mới các công trình nước sạch nông thôn tập trung tổng số 4 công trình theo Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn vay vốn WB.
- Thực hiện hiệu quả các công trình cấp nước phân tác thông qua việc hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, các xã đặc biệt khó khăn...
- Tuyên truyền người dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh thông qua các chương trình tập huấn...
* Đại biểu: Trương Thị Kim Thanh, Tổ đại biểu huyện Đại Từ nêu câu hỏi:
Đại biểu Trương Thị Kim Thanh, Tổ đại biểu huyện Đại Từ |
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình 135. Đây là một hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Nội dung hỗ trợ chủ yếu là hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch…Tuy nhiên, nhóm hộ, các hộ nhận được hỗ trợ rất muộn, thường vào khoảng tháng 10 hàng năm, chưa kịp thời với lịch mùa vụ sản xuất nông nghiệp (đặc biệt năm 2018 đến tháng 11/2018 người dân chưa nhận được hỗ trợ). Đề nghị UBND tỉnh cho biết nguyên nhân cũng như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc chậm tiến độ triển khai thực hiện Dự án?
Đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời: Chương trình 135 thuộc chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, gồm 3 tiểu dự án: Đầu tư hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn; nâng cao năng lực cho cộng động, cán bộ cơ sở; hỗ trợ sản xuất, sinh kế cho người dân. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế do Sở Nông nghiệp - PTNT chủ trì; hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo do Sở Lao động - Thương binh, Xã hội chủ trì. Năm 2018, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình này là hơn 15 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 13,4 tỷ đồng, còn lại là ngân sách của tỉnh và cấp huyện. Về việc chậm hỗ trợ, nguyên nhân khách quan là các văn bản hướng dẫn của Trung ương chậm; việc xét duyệt các dự án có nhiều điểm vướng. Dù có triển khai hỗ chợ có chậm nhưng tôi khẳng định đây là chính sách phát huy hiệu quả thiết thực.
* Đại biểu: Nguyễn Thị Thúy Nga, Tổ đại biểu HĐND tỉnh huyện Phú Bình nêu câu hỏi:
Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga, Tổ đại biểu HĐND tỉnh huyện Phú Bình |
Tại Điều 40 của Nghị định quy định Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm 9 khoản, trong đó, khoản thứ 7 có nêu: “Xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương”. Đề nghị đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh cho biết việc triển khai thực hiện nội dung này của tỉnh trong thời gian qua như thế nào?An toàn thực phẩm luôn là vấn đề được các cấp, các ngành và cử tri rất quan tâm. Thời gian qua, đã có những bước tiến rất tích cực trong việc thực thi các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy định về nội dung này còn có sự chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước. Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP. Đây là một Nghị định đặc biệt, có hiệu lực ngay khi được ký ban hành, thể hiện sự phân công, phân cấp mạnh mẽ trong trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.
Trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga (tổ Phú Bình) về việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết:
Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời câu hỏi chất vấn của Đại biểu |
Ngay sau khi có Nghị định 15/2018 ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, trong đó khoản 7, điều 40 của Nghị định quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của UBND tỉnh có nêu: “Xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương”, UBND tỉnh đã giao cho Sở Y tế và Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, tham mưu phương án xây dựng. Tiếp đó, UBND tỉnh đã chủ động làm việc với Cục Pháp chế (Bộ Khoa học và Công nghệ), thống nhất đề xuất phương án xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù là Chè Thái Nguyên và gạo Bao Thai Định Hóa. Tuy vậy, trước đó, sản phẩm gạo và chè đã có Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng nên phương án này bị tạm dừng. Hiện nay, UBND tỉnh đang giao cho các sở, ngành nghiên cứu, tiếp tục đề xuất sản phẩm đặc thù khác để xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, các bước phải được tiến hành tuần tự, trên cơ sở thận trọng, đảm bảo tính pháp lý, khoa học và phải tiêu biểu, là sản phẩm đại diện cho đặc thù của địa phương.
* Đại biểu: Trần Văn Khương, Tổ đại biểu thành phố Thái Nguyên nêu câu hỏi:
Đại biểu Trần Văn Khương, Tổ đại biểu thành phố Thái Nguyên |
Vừa qua Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả kiểm toán chuyên đề Công tác mua sắm, quản lý, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngành Y tế giai đoạn 2015-2017 tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả kiểm toán đã cho thấy còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý của ngành y tế, tôi xin nêu một số nội dung như sau:
- Về công tác mua sắm, quản lý thuốc, vật tư y tế: Hầu hết các gói thầu mua thuốc, vật tư y tế thực hiện chậm, không kịp thời gian, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, vật tư y tế, và giải pháp các bệnh viện thực hiện trong thời gian chưa có QĐ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là mua lẻ ngoài gói thầu hoặc tách nhỏ gói thầu dưới 100 triệu đồng để làm cơ sở chỉ thầu mua sắm, đáp ứng nhu cầu trước mắt, điều này lại không đúng quy định của pháp luật.
- Về công tác mua sắm, quản lý, sử dụng TTBYT: Hầu hết các gói thầu mua sắm TTBYT tại các đơn vị không xác định theo thời gian bảo hành của nhà sản xuất theo quy định; tình trạng TTBYT đã mua chưa đưa vào sử dụng; chậm đưa vào sử dụng, khai thác chưa đủ công suất thiết kế diễn ra tại hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh. Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của ngành về những tồn tại trên?
Ông Nguyễn Vy Hồng, Giám đốc Sở Y tế trả lời:
Ông Nguyễn Vy Hồng, Giám đốc Sở Y tế trả lời chất vấn của Đại biểu |
Trước năm 2017, công tác mua sắm, quản lý thuốc, vật tư y tế thực hiện tập trung tại Sở Y tế luôn đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu khá chữa bệnh và thống nhất về giá trên địa bàn toàn tỉnh. Từ năm 2017, thực hiện Thông tư số 11 UBND tỉnh có Công văn hướng dẫn thực hiên mua thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, theo đó thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương do Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp thực hiện, thuốc thuộc danh mục thuốc do đơn vị y tế tự tổ chức đấu thầu theo quy định.
Ông Hồng giải trình thêm, việc cung ứng thuốc tại các trung tâm y tế còn chậm là do: Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản và các đơn vị mới triển khai công tác đấu thầu nên còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm, chức thực sự đủ các thủ tục trình tự pháp lý các bước tổ chức lựa chọn nhà thầu mua thuốc. Vì vậy, Hội đồng thẩm định thuốc của Sở Y tế còn gặp khó khăn trong quá trình thẩm định.
Một số loại thuốc nhu cầu sử dụng với số lượng ít. Trong quá trình thẩm định cho nhiều đơn vị khách nhau trên địa bàn, Sở Y tế đã phải ban hành thêm nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết, chỉ đạo thông báo yêu cầu đơn vị để hoàn thiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Vì vây, năm 2017, 2018 vẫn đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vật tư ý tế cho công tác phòng chống bệnh, khám chữa bệnh lớn xảy ra.
* Đại biểu: Nguyễn Văn Cường, Tổ đại biểu thị xã Phổ Yên nêu câu hỏi:
Đại biểu: Nguyễn Văn Cường, Tổ đại biểu thị xã Phổ Yên |
Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện Đề án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016-2020. Đề nghị đồng chí cho biết kết quả thực hiện Đề án sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao đến nay của tỉnh Thái Nguyên. Những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới để đẩy nhanh, đẩy mạnh phát triển sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Thái Nguyên.
Ông Phạm Văn Sỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời:
Ông Phạm Văn Sỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
Những kết quả về Đề án sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao của tỉnh Thái Nguyen thời gian qua:
- Về xây dựng KNN ứng dụng công nghệ cao: Đã lập xong đề án Khu nông nghiệp ứng dụng CNC tại xã Tiên Phong Thị xã Phổ Yên, quy mô 154,36 ha; trình Bộ NN và PTNT thẩm định để trình Chính phủ phê duyệt.
- Về xây dựng các vùng dự án sản xuất NN ứng dụng CNC: Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất NN ứng dụng CNC, các daonh nghiệp ứng dụng CNC, cụ thể: Có 8 vùng san xuất quả các loại với quy mô trên 420ha; có 15 địa điểm sản xuất rau ứng dụng CNC với quy mô 127,7ha; có 23ha sản xuất hoa ứng dụng nhà lưới, nhà kính...; có trên 855 ha chè ứng dụng hệ thống tưới nước tự động sản xuất; 97 điểm sản xuất chè an toàn được chứng nhận VietGap...Lĩnh vực chăn nuôi, hiện toàn tỉnh có trên 740 trang trại chăn nuôi tập trung, hầu hết đã ứng dụng KHCN vào sản xuất. Lĩnh vực thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 6 nghìn ha, sản lượng 12 nghìn tấn. Các Dự án đã ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất một số giống thủy sản, môn hình ứng dụng khoa học thâm canh...
- Về xây dựng mô hình điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC: Thí điểm ại xã Tân Phú, Đông Cao, Thị xã Phổ Yên quy mô 5ha, năm 2018 đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư hạ tầng sản xuất. Mô hình ứng dụng sản xuất chè ứng dụng CNC tại xã Phúc Trìu TP Thái Nguyên quy mô 5ha, hiện nay đã có DN đăng ký đầu tư.
- Về xây dựng trung tâm NN ứng dụng CNC: TP Thái Nguyên đã quy hoạch được địa điểm tại xóm Nhị Hòa, phường Đồng Bẩm, quy mô 10ha, hiện đã GPMB được 5,4ha, đã có doanh nghiệp đầu tư là Cty CP Công nghệ cao Trung Anh đã lập xong dự án.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai triển khai thực hiện còn có những khó khăn vướng mắc như: Hiện nay, chưa thống nhất giữa Bộ NN và PTNT và Bộ TNMT về kế hoạch sử dụng đất để bố trí xây dựng KNN ứng dụng CNC nên Đề án chưa phê duyệt.
Chưa thực hiện được nội dung quy hoạch xác lập các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; ...
Đại diện Ngành Nông nghiệp cũng nêu, thời gian tới, Ngành sẽ tăng cường phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, địa phương để tổ chức triển khai Đề án có hiệu quả. Hoàn thiện các điều kiện để Bộ NN và PTNT thẩm định trình Chính phủ phê duyệt Đề án KNN ứng dụng CNC tại xã Tiên Phong, Thị xã Phổ Yên. Tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời sẽ triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao./.