Liên kết trong đào tạo nghề
100% học viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trong đó 80% được tuyển dụng theo đúng ngành nghề được đào tạo.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 37 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 12 trường cao đẳng, 9 trường trung cấp, 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 4 cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp với tổng quy mô tuyển sinh trên 45.000 học viên/năm. Theo thống kê, 100% học viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trong đó 80% được tuyển dụng theo đúng ngành nghề được đào tạo.

Ông Nguyễn Trung Sức, Trưởng phòng Đào tạo - Công tác học sinh, sinh viên, Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên chia sẻ: "Trong quá trình đào tạo các chương trình cần thay đổi, chúng tôi cũng liên kết với doanh nghiệp để đánh giá, xây dựng chương trình, đảm bảo phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp hiện nay".

Ông Trần Mạnh Hùng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại, Thái Nguyên cho hay: "Học sinh, sinh viên đi trải nghiệm tại các doanh nghiệp được doanh nghiệp hỗ trợ tiền lương và các điều kiện sinh hoạt. Những học sinh, sinh viên có nguyện vọng sau khi tốt nghiệp đến doanh nghiệp làm thì các em đều được doanh nghiệp tiếp đón".

Liên kết trong đào tạo nghề
Mô hình hợp tác 3 nhà trong đào tạo nghề là mô hình hữu ích, giúp thời gian đào tạo, chi phí đào tạo được tiết kiệm, nâng cao kỹ năng nghề cho học viên, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Mô hình hợp tác 3 nhà trong đào tạo nghề là mô hình hữu ích, giúp thời gian đào tạo, chi phí đào tạo được tiết kiệm, nâng cao kỹ năng nghề cho học viên, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Sự hợp tác này mang lại "lợi ích kép" cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học viên được tiếp cận dây chuyền công nghệ, máy móc tiên tiến, hiện đại. Còn doanh nghiệp thì giải được “cơn khát” nguồn nhân lực.

Sinh viên Lục Ánh Dương, Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại, Thái Nguyên cho hay: "Trong quá trình đi thực tập, em được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, từ đó tiếp cận với công việc dễ dàng hơn".

Ông Phạm Đức Thuận, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Quá trình hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giúp các doanh nghiệp chủ động nguồn nhân lực, không mất thời gian đào tạo lại, có thể bố trí việc làm ngay sau khi tiếp nhận".

Nhờ liên kết hợp tác đào tạo, doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã từng bước xây dựng được đội ngũ lao động chất lượng cao, góp phần hình thành đội ngũ lao động lành nghề, tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.