Lễ Xăng Khan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Ngày 12/12/2017, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức cuộc họp với các địa phương triển khai tổ chức “Đêm hội sắc Xuân miền Tây Nghệ An năm 2018” và công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ Xăng Khan (Ảnh: Phan Bích Hậu). |
Lễ hội Xăng Khan được công nhận di sản văn hóa phi vật thể
Theo đó, sự kiện này sẽ được tổ chức vào ngày 3/2/2018 (tức ngày 19/12 Âm lịch) tại huyện biên giới Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chương trình với những nội dung chính: công bố lễ Xăng Khan là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có trích đoạn lễ Xăng Khan.
Tổ chức trình diễn dân ca, dân nhạc, dân vũ, trình diễn trang phục, giao lưu trống hội cồng chiêng, khắc luống, múa sạp, tổ chức các trò chơi dân gian dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An mừng hội Xuân 2018.
Đây là hoạt động thường niên hàng năm luân phiên giữa 11 huyện, thành, thị miền núi của tỉnh Nghệ An nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc miền Tây trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Đặc biệt, đêm hội sắc Xuân miền Tây năm nay gắn với công bố tôn vinh lễ Xăng Khan của đồng bào dân tộc Thái (tỉnh Nghệ An) - là 1 trong 7 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận vào ngày 11/9/2017 vừa qua. (tại Quyết định số 3421/QĐ-BVHTTDL).
Đồng thời, thông qua hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của miền Tây Nghệ An, điểm đến thân thiện và hấp dẫn của du khách trong và ngoài tỉnh.
Xăng Khan - Một lễ hội mang đậm nét văn hóa ở Miền tây xứ Nghệ
Từ xa xưa tất cả các bản làng của người Thái đều tổ chức lễ hội Xăng Khan - có thể nói đây là ngày hội có nhiều ý nghĩa cộng đồng rất lớn của đồng bào Thái ở miền tây Nghệ An.
Lễ hội Xăng Khan - là ngày vui của bản Mường nói chung và họ hàng nhà các ông mo nói riêng. Lễ hội Xăng Khan là ngày lễ để người dân khắp bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình. Đây còn là ngày để các đôi trai gái có dịp gặp gỡ, có người đã nên duyên vợ chồng qua lễ hội này. Đây không phải là lễ hội cho riêng gia đình, làng bản, mà cho cả du khách thập phương cùng nhau về dự hội.
Trước lúc khai lễ, thầy mo cúng. |
Sau lễ cúng, các thầy mo cùng dân bản nhảy múa xung quang cây hoa (có Boọc mạy). Hội càng về khuya càng nhộn nhịp với những trò diễn đầy thú vị của các thầy mo cũng như tất cả mọi người dự hội Xăng Khan. |
Sau lễ cúng, các thầy mo cùng dân bản nhảy múa xung quang cây hoa (có Boọc mạy). Hội càng về khuya càng nhộn nhịp với những trò diễn đầy thú vị của các thầy mo cũng như tất cả mọi người dự hội Xăng Khan.
Từ xa xưa tất cả các bản làng của người Thái đều tổ chức lễ hội Xăng Khan - có thể nói đây là ngày hội có nhiều ý nghĩa cộng đồng rất lớn của đồng bào Thái ở miền tây Nghệ An. Mục đích và ý nghĩa của lễ hội Xăng Khan là tạ ơn các thầy mo đối với tổ tiên của mình và các bậc tiền nhân đã dạy cách bốc thuốc chữa bệnh cứu người.
Nghi thức chính của lễ hội Xăng Khan không cầu kỳ tốn kém. Nếu như trước đây lễ hội Xăng Khan thường diễn ra từ 2 đến 3 ngày. Nay chỉ được tổ chức gọn trong một ngày một đêm. Lễ vật trong lễ hội gồm: khoảng 7 - 10 vò rượu cần, 2 con lợn, 2 con gà cùng cá nướng, trầu cau… Và vật không thể thiếu trong lễ hội là cây Boọc mạy được dựng ngay giữa nhà là nơi để hành lễ.
Lễ vật trong lễ hội gồm: khoảng 7 - 10 vò rượu cần, 2 con lợn, 2 con gà cùng cá nướng, trầu cau… |
Và vật không thể thiếu trong lễ hội là cây Boọc mạy được dựng ngay giữa nhà là nơi để hành lễ. |
Cây Boọc mạy được làm từ cây tre hoặc cây nứa già, có chiều cao 4 mét, được khoét nhiều lỗ chia thành nhiều tầng khác nhau. Mỗi lỗ được bố trí treo những vật tượng trung như chim, cá, ve sầu, rắn… Những vật này làm từ ruột cây sắn, cây tang trong rừng, được nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng… Trên đỉnh cây Boọc mạy được cắm một cây ô hình vuông được các thiếu nữ dùng khi các ông mo nhảy Xăng Khan.
Bên cây Boọc mạy là một giàn chiêng, trống, cây Bong Bu (làm từ các ống nứa, dài khoảng 50cm) gõ xuống tấm ván theo nhịp chiêng, trống nếu không có những vật dụng này thì không phải là hội Xăng Khan. Khi hành lễ ông mo dẫn đầu tiếp theo là những phụ nữ đi sau. Và mỗi ông mo có một phụ nữ cầm ô theo sau cất điệu hát và múa bên cây Boọc mạy.
Đây chính là lúc thể hiện hình thức sôi nổi, náo nhiệt nhất của hội Xăng Khan. Bằng những động tác nhảy múa rất đặc trưng, xoay lắc người theo nhịp chiêng trống nhịp nhàng. Những người trong cuộc, cũng như người xem lúc này càng hưng phấn hơn. Thời gian hành lễ được kéo dài theo thời gian nhất định, xen giữa là những lúc nghỉ ngơi mọi người ăn uống vui vẻ bên chum rượu cần.
Bên cây Boọc mạy là một giàn chiêng, trống, cây Bong Bu (làm từ các ống nứa, dài khoảng 50cm) gõ xuống tấm ván theo nhịp chiêng, trống nếu không có những vật dụng này thì không phải là hội Xăng Khan. |
Lễ hội Xăng Khan điểm nhấn nhất là lúc ông mo với những lời cầu khấn cho bản làng yên vui, ao nhiều cá, ruộng nhiều lúa, nhà nhà giàu có, mọi người đều khỏe mạnh, con cái thành đạt, ai cũng ăn nên làm ra… |
Lễ hội Xăng Khan điểm nhấn nhất là lúc ông mo với những lời cầu khấn cho bản làng yên vui, ao nhiều cá, ruộng nhiều lúa, nhà nhà giàu có, mọi người đều khỏe mạnh, con cái thành đạt, ai cũng ăn nên làm ra…
Ba năm mới tổ chức một lần, hội Xăng Khan là cho mọi người cảm thấy vui hơn, từ lễ hội này mối quan hệ xóm bản càng thêm bền chặt. Và ngày nay lễ hội Xăng Khan đã thực sự trở thành một sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào Thái ở miền tây xứ Nghệ.
Kếp boóc (hái hoa) là phần kết của lễ hội Xăng Khan. Lúc này chủ nhà là người hái hoa tặng cho tất cả mọi người có mặt trong lễ hội. Mỗi bông hoa là một phần thưởng tưởng trưng cho sự may mắn trong cuộc sống. Chỉ diễn ra trong một ngày một đêm, với những lời hát chia tay đầy thân thiết hẹn ngày hội sau gặp lại, lúc này trời đã sáng mọi người lại trở về với công việc hàng ngày.