ky niem 70 nam truong day lam bao huynh thuc khang khanh thanh bia di tich lich su cap quoc gia noi to chuc truong dao tao can bo bao chi cach mang dau tien
Tiết mục văn nghệ mở đầu chương trình Lễ kỷ niệm

Đến dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Nhà báo Thuận Hữu, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân; Nguyễn Đức Lợi, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Trần Quốc Tỏ, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên. Tham dự còn có đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình Lễ kỷ niệm; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương; các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo trong cả nước; các học viên, thân nhân những học viên, giảng viên của Trường Dạy làm báo Huỳnh thúc Kháng….Tỉnh Thái Nguyên tham dự buổi lễ có các đồng chí: Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ kỷ niệm; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên qua các thời kỳ cùng đông đảo các đồng chí lãnh đạo, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan báo chí, thông tấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên…

ky niem 70 nam truong day lam bao huynh thuc khang khanh thanh bia di tich lich su cap quoc gia noi to chuc truong dao tao can bo bao chi cach mang dau tien
Các đại biểu tham dự chương trình Lễ kỷ niệm

Chương trình Lễ kỷ niệm được truyền hình trực tiếp trên các kênh sóng của Đài PT - TH Thái Nguyên, được gần 30 Đài PT - TH các địa phương tiếp sóng trực tiếp.

Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm, Nhà báo Thuận Hữu nhấn mạnh: Cách đây đúng 70 năm, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn khó khăn ác liệt, nhưng lại chính là thời kỳ hoàn thiện của Chính phủ kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị Tổng bộ Việt Minh do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Bí thư đã bí mật tổ chức Trường dạy làm báo kháng chiến mang tên Nhà chí sỹ yêu nước, nhà báo lớn Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là điển hình của cách dạy và học nghiêm túc dù trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng khó khăn. 42 học viên và 29 giảng viên thực sự là hạt nhân của báo chí cách mạng; họ đã góp phần to lớn làm nên những trang sử vẻ vang của báo chí nước nhà trong suốt 70 năm qua...Từ dấu son này, đến nay, chúng ta đã có hơn 10 cơ sở đào tạo báo chí trình độ đại học, trên đại học, hơn 900 cơ quan báo chí. Với việc công nhận di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, thời gian tới đây, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai sưu tầm các tư liệu và giữ gìn, phát huy giá trị của địa chỉ đỏ này.

ky niem 70 nam truong day lam bao huynh thuc khang khanh thanh bia di tich lich su cap quoc gia noi to chuc truong dao tao can bo bao chi cach mang dau tien
Nhà báo Thuận Hữu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân đọc diễn văn ôn lại lịch sử 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Tự hào với truyền thống và những đóng góp của báo chí cách mạng trong lịch sử dân tộc ta, đất nước ta; đồng chí mong muốn các cấp Hội, các cơ quan báo chí, nhà báo quan tâm đóng góp công sức, vật chất nhằm tôn tạo, gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử báo chí; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thái Nguyên, quê hương cách mạng, mảnh đất tươi đẹp và giàu tiềm năng, một địa chỉ đỏ trong phát triển và hội nhập…

ky niem 70 nam truong day lam bao huynh thuc khang khanh thanh bia di tich lich su cap quoc gia noi to chuc truong dao tao can bo bao chi cach mang dau tien
Nhà báo Hồng Vinh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam,Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương và Nhà báo Nguyễn Thị Thu Hằng đang công tác tại Báo Thái Nguyên, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên chia sẻ về những cảm xúc khi tham dự chương trình

Chương trình kỷ niệm gồm nhiều hoạt động ôn lại lịch sử 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng với điểm nhấn là màn nghệ thuật tái hiện Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xóm Bờ Rạ - Gốc Mít thuộc xã Tân Thái, huyện Đại Từ. Cùng với đó, các đại biểu đã cùng tri ân và ôn lại sự ra đời, quá trình hoạt động đào tạo của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, được thành lập ngày 4/4/1949. Đây là nơi đầu tiên và duy nhất dạy làm báo trong thời kỳ kháng chiến ở Việt Nam. Trong 3 tháng hoạt động, lớp học có 42 học viên, và 29 giảng viên trực tiếp giảng dạy. Trong đó có các đồng chí: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi...Các học viên được học nhiều chuyên đề như: xã luận, viết tin chiến sự trên báo chí...Lớp học được coi là điển hình trong học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực hành.

ky niem 70 nam truong day lam bao huynh thuc khang khanh thanh bia di tich lich su cap quoc gia noi to chuc truong dao tao can bo bao chi cach mang dau tien
Tiểu phẩm tái hiện lại Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Ngày 6/7/1949, Trường làm Lễ bế mạc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư biểu dương và nhắc 4 điểm chính về nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích, đối tượng của mỗi tờ báo, mục tiêu của báo chí. Người nhấn mạnh: Muốn viết báo thì cần: “1 - Gần gũi quần chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực. 2 - Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài và học kinh nghiệm của người. 3 - Khi viết xong một bài báo, tự mình phải xem lại ba, bốn lần, sửa chữa lại cẩn thận. Tốt hơn là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào họ không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu. 4 - Luôn cố gng học hỏi, luôn cầu tiến bộ…”. Những dặn dò của Người với các học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã trở thành cẩm nang cho người làm báo cách mạng, là giáo trình của mọi giáo trình cho đến ngày nay...

Nhằm tôn vinh giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống về ngôi trường dạy làm báo đầu tiên này, ngày 28/3/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với Di tích lịch sử địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Và Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia địa điểm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (1949) đã được đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao cho Hội Nhà báo Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên trong buổi Lễ Kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Tại Lễ kỷ niệm, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khánh thành Bia Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được đặt tại xóm Gốc Mít, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

ky niem 70 nam truong day lam bao huynh thuc khang khanh thanh bia di tich lich su cap quoc gia noi to chuc truong dao tao can bo bao chi cach mang dau tien
Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với Di tích lịch sử địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng cho Hội Nhà báo Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên trong buổi Lễ Kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng
ky niem 70 nam truong day lam bao huynh thuc khang khanh thanh bia di tich lich su cap quoc gia noi to chuc truong dao tao can bo bao chi cach mang dau tien
Các đại biểu cắt băng khánh thành Bia di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Cùng với Di tích lịch sử cấp Quốc gia nơi tổ chức Trường đào tạo cán bộ báo chí cách mạng đầu tiên, tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng về du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh và du lịch sinh thái. Toàn tỉnh hiện có gần 800 điểm di tích, trong đó tiêu biểu như: Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt (ATK) Định Hóa được Chính phủ xác định là “Quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX”, với 128 điểm di tích lịch sử; Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Địa điểm 60 thanh niên xung phong Đại đội 915 hy sinh tại khu vực ga Lưu Xá; Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc với tiềm năng, cơ hội để phát triển, chuyển mình thành một Khu du lịch trọng điểm không chỉ của Thái Nguyên mà của cả khu vực.

ky niem 70 nam truong day lam bao huynh thuc khang khanh thanh bia di tich lich su cap quoc gia noi to chuc truong dao tao can bo bao chi cach mang dau tien
Đồng chí Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thái Nguyên là địa phương có bề dày về truyền thống cách mạng, lịch sử và văn hóa, có 46 di tích cấp Quốc gia, trong đó có 5 di tích quốc gia ghi dấu ấn quan trọng của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên luôn đoàn kết, đồng lòng, chung sức xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy mọi nguồn lực đưa Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Ghi nhận sự phát triển và trưởng thành của báo chí Thái Nguyên, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc khẳng đinh: đội ngũ cán bộ và những người làm báo của tỉnh Thái Nguyên đã phát huy được bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên nghiệp, sáng tạo, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy và quảng bá sự phát triển kinh tế, xã hội, xứng đáng là cầu nối liền giữa “ý Đảng và lòng dân”, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, tạo nên những tác phẩm báo chí có chất lượng, phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng giai đoạn.

Với niềm tự hào là nơi ghi dấu nhiều mốc son lịch sử của dân tộc, lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam, bằng tình cảm và trách nhiệm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên mong được báo giới cả nước đồng hành, chia sẻ, cổ vũ, động viên Thái Nguyên tiếp tục vững bước hơn nữa trên con đường hội nhập và phát triển.

ky niem 70 nam truong day lam bao huynh thuc khang khanh thanh bia di tich lich su cap quoc gia noi to chuc truong dao tao can bo bao chi cach mang dau tien

Trước khi diễn ra Lễ Kỷ niệm, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức Lễ cắt băng khánh thành, trưng bày Triển lãm chuyên đề 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (Ảnh). Triển lãm trưng bày các tư liệu, hiện vật quý của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng năm xưa, trong đó có nhiều tư liệu, hiện vật, bút tích, hình ảnh đều là bản gốc lần đầu tiên được biết đến và lần đầu tiên công bố trong dịp này. Theo kế hoạch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu và bổ sung các tài liệu, hiện vật liên quan với mong muốn giới thiệu được đầy đủ hơn câu chuyện rất độc đáo, rất đặc biệt về cơ sở đào tạo báo chí cách mạng - Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trong lịch sử báo chí nước nhà./.