Facebook Zalo youtube Tiktok
Thái Nguyên: Tồn tại bất cập trong quy hoạch rừng

Kỳ 2: Sự cấp thiết của việc quy hoạch lại rừng của tỉnh Thái Nguyên

Kinh tế
Trong kỳ 1, chúng tôi đã đề cập đến những tồn tại của việc quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Định Hóa,  kỳ 2 của phóng sự, Thainguyentv.vn sẽ tiếp tục đề cập đến những tồn của việc quy hoạch lại rừng vào năm 2007 & 2014 trên địa bàn toàn tỉnh.  Những tồn tại này đã cơ bản được chỉ ra qua lần rà soát trong năm 2018 …tuy nhiên, việc điều chỉnh hoạch thì tỉnh Thái Nguyên vẫn đang chờ để được thực hiện
aa
ky 2 su cap thiet cua viec quy hoach lai rung cua tinh thai nguyen Kỳ 1: Định Hóa, 2 lần rà soát 3 loại rừng vẫn tồn tại bất cập

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2006, tỉnh Thái Nguyên ...

Gia đình ông Lê Xuân Lợi, xóm Kẽm, xã La Bằng đã sinh sống và sản xuất nông nghiệp trên phần đất của gia đình từ trước năm 1995. Tuy nhiên, trải qua các lần quy hoạch lại, phần đất của ông đã vào Vườn quốc gia Tam Đảo. Đến nay, phần đất đó đã có 3 thế hệ cùng ở và sản xuất, việc di dời gia đình ông Lợi thì không đươc thực hiện, còn việc ở lại sản xuất thì gia đình ông cũng nơm nớp lo…

Ông Lợi chia sẻ "Lúc bấy giờ chưa phải vườn rừng Quốc gia, về sau mới bàn giao là rừng Quốc gia, gia đình không có điều kiện để vay vốn phát triển sản xuất vì đát này rất dở dang, không thuộc đất rừng và cũng không thuộc đất do xã quản lý".

ky 2 su cap thiet cua viec quy hoach lai rung cua tinh thai nguyen
Cán bộ Kiểm lâm BQL Rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho chủ rừng

Còn ở Hoàng Nông, qua rà soát toàn xã có phần đất của 11 hộ và 2 công trình công cộng trong quy hoạch cũ năm thuộc phần quản lý của Ban Quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo. Qua rà soát bổ sung vào quy hoạch những diện tích đất không đủ tiêu chí, Thái Nguyên cũng đang đề nghị điều chuyển hơn 1.800 ha rừng đặc dụng thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo về tỉnh quản lý. Nguyện vọng của cả người dân và các bên liên quan đều muốn được khẩn trương điều chỉnh lại về hiện trạng trước đây để tiện cho biệc quản lý và bảo vệ rừng…

Trao đổi với chúng tôi, anh Hoàng Văn Ngôn, cán bộ Lâm Nghiệp xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ cho biết "Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, chúng tôi chỉ giải quyết với mức độ là tuyên truyền người dân không được phát dọn, để khi nào Nhà nước có quy định trả lại diện tích đó cho bà con nhân dân thì khi đó được sử dụng, còn hiện nay vẫn thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý”.

Nói thêm về vấn đề này, ông Triệu Văn Tôn, Chủ tịch UBND xã La Bằng, huyện Đại Từ khẳng định "Điểm bàn giao này từ năm 1997 theo tinh thần Vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý rừng đặc dụng theo quy định. Sau rất nhiều nội dung, có nhiều diện tích bà con đã canh tác, nhưng trước thời điểm bàn giao. Được sự quan tâm của huyện, địa phương cũng đã rà soát để sau khi có nội dung bàn giao về tỉnh, về huyện được, chúng tôi sẽ cùng với địa phương quản lý, tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế”.

Không chỉ bất cập từ những quy hoạch cũ, cũng từ lần tiến hành rà soát năm 2018, Theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và để thu hút đầu tư. Tỉnh Thái Nguyên và các địa phương cũng đề nghị điều chỉnh một phần diện tích đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng khác như: làm đường giao thông, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thay vì tiến hành xác lập thêm phần diện tích đất không đủ điều kiện, tiêu chí, hoặc bất cập với thực tế thành rừng đặc dụng...

Ông Nguyễn Văn Quý, Ban Quản lý Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc nói "Vừa qua, có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định 1976 về xác lập khu rừng đặc dụng cảnh quan bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc. Diện tích hiện nay được xác định 658 ha trên tổng số diện tích đưa vào rừng đặc dụng cảnh quan. Số diện tích này rất ít, nhỏ lẻ nên việc đưa vào diện tích rừng đặc dụng cảnh quan bảo vệ Hồ Núi Cốc cũng còn nhiều khó khăn, bất cập".

ky 2 su cap thiet cua viec quy hoach lai rung cua tinh thai nguyen
Khu rừng đặc dụng cảnh quan bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc được xác định là 658 ha trên tổng số diện tích đưa vào rừng đặc dụng cảnh quan

Qua rà soát tổng thể các loại rừng được tiến hành tại 122 đơn vị cấp xã nằm trong quy hoạch lâm nghiệp. Tổng diện tích quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là trên 197.000 ha. Trong đó đáng chú ý là việc chuyển trên 1.700 ha rừng đặc dụng sang rừng sản xuất, hơn 12.000 ha đất rừng sản xuất ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp và gần 14.000 ha ngoài quy hoạch vào đất lâm nghiệp. Đây là vấn đề cấp thiết đã được tỉnh thực hiện trong nhiều năm, tuy nhiên, đến nay vẫn còn những khó khăn đang được ngành lâm nghiệp cố gắng tháo gỡ…

Đại diện ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, ông Vũ Văn Phán, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cho biết "Tỉnh Thái Nguyên cũng sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch về rừng, đặc biệt chuyển rừng phòng hộ ít xung yếu sang phát triển sản xuất gắn với quy hoạch 3 loại rừng, đến năm 2018 cơ bản đã có kết quả, tuy nhiên, kết quả này chưa được phê duyệt. Sang năm 2019, Luật Quy hoạch đã có hiệu lực, không còn quy hoạch rừng cấp tỉnh, do vậy, chúng tôi phải báo cáo Bộ để sớm triển khai quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia để tích hợp kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng chung của tỉnh vào quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia”.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, việc bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng mang tính định hướng lâu dài của tỉnh. Tuy nhiên, để phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sinh kế người dân rất cần một quy hoạch tổng quan và mang tính lâu dài. Tỉnh đã nhiều lần rà soát kỹ lưỡng trên cơ sở thực tế hiện trạng đất rừng trên địa bàn. Chính vì vậy, việc sớm được tạo điều kiện, điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng cho phù hợp, sát với điều kiện thực tế là mong mỏi của các cấp, ngành tỉnh Thái Nguyên và người dân các địa phương...

Bài, ảnh: Bá Hoàng

Tin mới hơn

Thái Nguyên khắc ghi lời Bác dạy

Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Thái Nguyên là một trong 5 tỉnh, thành có số lượng đàn vật nuôi lớn ở miền bắc nước ta. Đây là điều đáng ghi nhận song cũng đặt ra không ít thách thức đối với việc đảm bảo môi trường trong chăn nuôi. Hiện nay nhiều chương trình, giải pháp đã được triển khai bước đầu đem lại hiệu quả.
Thái Nguyên khắc ghi lời Bác dạy

Xã Thượng Đình, Phú Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 21/12, đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự Lễ đón Bằng công nhận công nhận xã Thượng Đình, huyện Phú Bình đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023.
Thái Nguyên khắc ghi lời Bác dạy

Tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024

Chiều 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Trực tuyến làm việc với các Đại sứ/Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Thái Nguyên khắc ghi lời Bác dạy

Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 4

Ngày 18/12, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Tư. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải; Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Lao động - Thương binh và Xã hội, cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND 14 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự hội nghị.
Thái Nguyên khắc ghi lời Bác dạy

Đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 18/12, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương Các chương trình mục tiêu Quốc gia, giai đoạn 2021-2025 tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025); đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (2026-2030) khu vực phía Bắc. Tham dự hội nghị có đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đồng chí Y Vinh Tơr, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo UBND 19 tỉnh khu vực phía Bắc. Dự hội nghị tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin bài khác

Nâng cao chất lượng chè đáp ứng thị trường xuất khẩu

Nâng cao chất lượng chè đáp ứng thị trường xuất khẩu

Để khơi dậy tiềm năng, nâng cao giá trị của sản phẩm trà, một trong những yếu tố quan trọng đó là chuẩn hóa quy trình sản xuất, vùng trồng chè nguyên liệu theo hướng hữu cơ, an toàn cho sức khoẻ người dùng. Với trên 22.000ha chè hiện có, mỗi năm, tỉnh Thái Nguyên sản xuất được trên 272.000 tấn chè búp tươi; sản lượng chè qua chế biến đạt trên 54.000 tấn/năm. Để sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm này.
Phát huy vai trò của hợp tác xã trong chuỗi giá trị

Phát huy vai trò của hợp tác xã trong chuỗi giá trị

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững, giúp tăng thu nhập cho bà con nông dân. Đây là tiền đề bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị, chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả, hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm; phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Do đó, thời gian qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, GlobalGAP. Qua đó, đã giúp sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nâng cao chất lượng, sản lượng, góp phần quan trọng gia tăng giá trị kinh tế nông sản.
Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên năm 2024

Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên năm 2024

Tối ngày 5/12, tại Quảng trường Vạn Xuân (TP. Phổ Yên), Sở Công Thương Thái Nguyên phối hợp với UBND TP. Phổ Yên tổ chức khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên năm 2024. Tham dự Chương trình có đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh; Tổng Giám đốc TikTok Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh.
Tín dụng chính sách, lan tỏa niềm tin

Tín dụng chính sách, lan tỏa niềm tin

Tín dụng chính sách xã hội được xem là công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. Tại Thái Nguyên, trong năm qua, các chương trình tín dụng chính sách đã thực sự trở thành cầu nối và là người bạn đồng hành, giúp hàng nghìn lượt hộ dân tiếp cận nguồn vốn, từng bước vươn lên thoát nghèo và nâng cao chất lượng sống.
Giải pháp công nghệ số cho sản phẩn trà Thái Nguyên

Giải pháp công nghệ số cho sản phẩn trà Thái Nguyên

Ngày 4/12, tại hội nghị chuyên đề bàn giải pháp công nghệ số cho sản phẩm chè trà Thái Nguyên, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong hiện đại hóa ngành chè, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...