Được thiết kế trên diện tích 5,3ha, bãi rác Đá Mài - Tân Cương, TP Thái Nguyên tiếp nhận hết công suất gần 150 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Tại đây, chất thải rắn, rác hữu cơ, vô cơ, nhựa, túi nilon vv & vv…. đều lẫn trong rác thải sinh hoạt trước khi được xử lý… Do đó, khâu phân loại rác tại đây là rất khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém, bởi nếu để lẫn nhiều nhựa, nilon khi tiêu hủy, sẽ làm phát sinh độc hại khi tiêu hủy bằng phương pháp đốt…

Tuy là đã chạy hết công suất, Nhà máy vẫn tồn lại của TP Thái Nguyên từ 50 đến 70 tấn rác thải đem chôn lấp. Mà với nhựa, nilon, để phân hủy trong điều kiện tự nhiên phải cần ít nhất trên 50 năm…

kiem soat rac thai nhua va nilon dang tro thanh van de moi truong cap bach
Bãi rác Đá Mài - Tân Cương, TP Thái Nguyên tiếp nhận gần 150 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày

Anh Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc Nhà máy xử lý chất thải rắn Đá Mài, Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên cho biết "Tách được rác này ra thì thành phần nilon và nhựa chủ yếu tách ra nhiều, khi đó, tỷ lệ đốt, tỷ lệ độc hại sẽ giảm thiểu được, tác hại ảnh hưởng đến môi trường cũng ít hơn”.

Có thể thấy, cùng với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa nhanh chóng, Thái Nguyên cũng đang trở thành nơi phát sinh rác thải rắn công nghiệp lớn trong cả nước với hàng nghìn tấn rác thải từ các khu công nghiệp phát sinh mỗi ngày. Với lượng rác thải rắn bao gồm cả nhựa và nilon, trên địa bàn cũng có những Công ty có thể thực hiện tái chế, hoặc xử lý. Tuy nhiên, với công suất hiện nay là gần 50.000 tấn/năm thì Công ty Cổ phần Môi trường Việt Xuân mới – đơn vị môi trường lớn nhất trên địa bàn tỉnh cũng đang phải nâng cấp để đáp ứng nhu cầu xử lý về rác thải rắn, độc hại chỉ riêng đối với các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh…

kiem soat rac thai nhua va nilon dang tro thanh van de moi truong cap bach
Hệ thống trang thiết bị đã và đang được đơn vị nâng cấp để đáp ứng nhu cầu xử lý về rác thải rắn, độc hại đối với các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh

Trao đổi với chúng tôi, Bà Kiều Thị Hằng – Trưởng phòng Kinh doanh Môi trường – Công ty Cổ phần môi trường Việt Xuân mới nói "Đối với các Công ty nước ngoài, ngoài hiệu quả kinh tế, họ đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên rất cao và ưu tiên đầu tiên của họ sẽ là tái chế, tái sử dụng để giảm thiểu lượng rác thải phát sinh ra ngoài môi trường. Để hợp tác được lâu dài với các Công ty nước ngoài, phía đơn vị chúng tôi cũng luôn định hướng ưu tiên tái sử dụng, tái chế sau đó mới xử lý các chất thải không thể nào tái sử dụng được nữa”.

Theo đơn vị chuyên môn, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát sinh khoảng 600 tấn rác thải sinh hoạt chưa phân loại; 1.400 tấn rác thải công nghiệp với hàm lượng nhựa và nilon lớn. So với công suất xử lý hiện nay của các đơn vị trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh thì đây quả là vấn đề mà Ngành môi trường cùng tỉnh Thái Nguyên cần phải quan tâm đúng mức…

kiem soat rac thai nhua va nilon dang tro thanh van de moi truong cap bach
Phân loại rác thải - Một trong những yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại đến môi trường

Phân tích về nội dung trên, bà Trần Thị Hường – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên khẳng định "Để thực hiện được việc tái chế, tái sử dụng để giảm thiểu rác thải nilon cũng như nhựa, vấn đề mấu chốt vẫn là phân loại. Khi phân loại tốt thì sẽ có phương án xử lý phù hợp đối với các loại chất thải, ví dụ như các chất thải hữu cơ, có thể được xử lý thành phân hữu cơ, còn đối với chất thải nhựa nilon có thể được sử dụng tái chế. Và việc sử dụng tái chế tái sử dụng lại chất thải nilon cũng là một trong những giải pháp tối ưu để xử lý các vấn đề môi trường bởi các chất thải này là những chất thải có tính chất bền vững trong tự nhiên. Nếu như mình không xử lý mà đưa vào môi trường thì đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay".

Cũng theo các chuyên gia và nhà quản lý, để đẩy lùi việc sử dụng nhựa và túi nilon tràn lan như hiện nay, bên cạnh những biện pháp từ phía chính quyền, điều quan trọng nhất là nâng cao ý thức người tiêu dùng trong việc hạn chế sử dụng túi nilon, khuyến khích, ưu tiên sử dụng các túi tự hủy, túi thân thiện môi trường. Những nhà sản xuất cũng cần quan tâm, triệt để hóa sử dụng các loại nguyên liệu thận thiện, với những ưu thế như chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh…./.