Khi các bác sĩ lạm dụng chỉ định y khoa...
Sau 1 năm thực hiện nghiên cứu về cái gọi là lạm dụng trong y tế, nghiên cứu mới nhất của tổ chức phi lợi nhuận Consumer Reports đã cung cấp những bằng chứng đáng tin cậy về các chỉ định không cần thiết của các các bác sĩ Mỹ.
Ví như việc điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm thường dẫn đến gây hại và không mang lại lợi ích đáng kể nào.
Trong nhóm 1.643 bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm PSA, khoảng 1% đã tử vong, các nhà nghiên cứu nhận thấy không có sự khác biệt về khả năng sống sót giữa những người được hóa trị, phẫu thuật hay chọn phương pháp “giám sát tích cực” - các bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân nhưng không điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, nhóm hóa trị và phẫu thuật có nguy cơ cao không thể kiểm soát được bệnh.
Hay như phẫu thuật đầu gối vốn rất phổ biến ở Mỹ và nghiên cứu này đã tìm hiểu về hiệu quả của các ca phẫu thuật sửa chữa phần sụn chêm bị rách ở đầu gối gây ra tình trạng kẹt, cấn khi vận động.
“Có một quan niệm rằng phẫu thuật sẽ giải quyết trình trạng vận động khó khăn của khớp gối. Nhưng thực tế là không có sự khác biệt giữa nhóm được phẫu thuật và nhóm phẫu thuật giả (mổ đầu gối nhưng không can thiệp gì)”, Daniel Morgan, một chuyên gia về dịch tễ học và y học của ĐH Y Maryland cho biết.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc sử dụng phương pháp chụp CT tăng mạnh trong các phòng Cấp cứu. Chỉ tính riêng giai đoạn 2001 - 2010, số chỉ định chụp CT tăng gấp 3 lần ở những bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp. Chuyên gia Morgan cho rằng điều này sẽ khiến bệnh nhân phải đối mặt với các bức xạ nguy hiểm trong khi bệnh của họ có khi chỉ là cảm lạnh.
Consumer Reports đã làm gì trước những phát hiện này?
“Đôi khi một số chỉ định y khoa là sai và tăng đến ngưỡng gây hại cho bệnh nhân. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải hỏi bác sĩ để bác sĩ ý thức về việc không muốn mắc sai lầm”.
Một chiến dịch “Lựa chọn không ngoan” của Consumer Reports đã hướng dẫn bệnh nhân cách đặt câu hỏi để chống lại lạm dụng chỉ định xét nghiệm, chiếu chụp, hay một điều trị, đặc biệt phẫu thuật:
1. Tôi thực sự cần phải làm xét nghiệm hay chiếu chụp, phương pháp điều trị này?
2. Nguy cơ và tác dụng phụ của nó là gì?
3. Lựa chọn này có an toàn và đơn giản hơn?
4. Điều gì xảy ra nếu tôi không làm gì cả?
5. Chi phí bao nhiêu và bảo hiểm có trả không?
“Bạn đừng sợ các câu hỏi của mình sẽ khiến bác sĩ phật lòng vì nó sẽ chỉ giúp bạn được chăm sóc tốt hơn. Và nếu bạn không hài lòng với câu trả lời, hãy hỏi ý kiến một chuyên gia khác”, Marvin M. Lipman, cố vấn y tế của Consumer Reports khuyên./.