Hơn 400.000 người dùng Facebook Việt Nam bị rò rỉ thông tin cá nhân
Giữa tháng 3 vừa qua, Facebook đã bị lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khi hơn 50 triệu người dùng mạng xã hội này bị Cambridge Analytica, một công ty phân tích dữ liệu của Anh, bị lấy cắp và sử dụng thông tin cá nhân trái phép mà họ không hề hay biết
Tuy nhiên mới đây Facebook đã đưa ra con số chính xác lượng người dùng bị ảnh hưởng bởi sự việc. Theo đó không chỉ hơn 50 triệu người dùng bị lấy cắp thông tin như công bố ban đầu mà con số này lên đến hơn 87 triệu người dùng, phần lớn trong số đó là người dùng tại Mỹ, với hơn 70,6 triệu người dùng bị ảnh hưởng.
Việt Nam nằm thứ 9 trong số 10 quốc gia có lượng người dùng Facebook bị khai thác và sử dụng thông tin trái phép nhiều nhất bởi Cambridge Analytica |
Đáng chú ý trong số 10 quốc gia cố số người dùng Facebook bị Cambridge Analytica khai thác và sử dụng thông tin trái phép thì Việt Nam đứng ở vị trí thứ 9, với 427.446 người dùng bị rò rỉ thông tin. Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Statista thì đến tháng 1/2018, Việt Nam đang có 55 triệu người dùng Facebook, khoảng 0,77% người dùng Facebook tại Việt Nam bị khai thác và sử dụng thông tin cá nhân một cách trái phép.
Một trong những lý do khiến người dùng Facebook tại Việt Nam dễ dàng bị lấy cắp thông tin cá nhân vì họ thường chia sẻ các thông tin một cách công khai, thay vì chỉ hạn chế ở chế độ riêng tư hoặc chỉ dành cho bạn bè. Bên cạnh đó nhiều người Việt Nam thường cài đặt các ứng dụng trên Facebook mà không quá chú ý đến chức năng và quyền hạn của các ứng dụng này có thể khai thác thông tin mà họ chia sẻ trên mạng xã hội.
Facebook thay đổi hàng loạt chính sách để bảo vệ thông tin người dùng
Trước những rắc rối đang gặp phải, Facebook đã tiến hành thay đổi hàng loạt chính sách để giúp thông tin người dùng trên mạng xã hội của mình trở nên an toàn hơn.
Trong đó có một số sự thay đổi như ngừng hỗ trợ chức năng cho phép tìm kiếm tài khoản Facebook dựa vào số điện thoại hoặc email cá nhân vì lo ngại rằng các thông tin cá nhân khác của người dùng có thể bị các công cụ khai thác thông qua chức năng này.
Facebook cũng sẽ hạn chế quyền hạn của các ứng dụng bên thứ 3 mà người dùng cài đặt lên tài khoản Facebook của mình để các ứng dụng không thể truy cập và khai thác thông tin cá nhân của họ. Điều này để tránh trường hợp tương tự như vụ việc Cambridge Analytica, khi công ty này đã dùng một ứng dụng trên Facebook để khai thác thông tin cá nhân của người dùng.
“Chúng tôi sẽ không còn cho phép các ứng dụng đòi hỏi quyền truy cập thông tin cá nhân của người dùng như tôn giáo, phương hướng chính trị, tình trạng quan hệ, danh sách bạn bè, học vấn, lịch sử công việc hay sở thích nghe nhạc, xem video, chơi game...”, Mike Schroepfer, Giám đốc công nghệ của Facebook cho biết.
Hơn bao giờ hết Facebook đang phải nỗ lực để lấy lại lòng tin từ phía người dùng, trong khi đó bản thân người dùng Facebook cũng cần phải có những giải pháp để tự bảo vệ thông tin của mình trên mạng xã hội. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết được