Facebook Zalo youtube Tiktok

Đi tìm triết lý giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Giáo dục
Đào tạo tràn lan, thừa thầy thiếu thợ, thương mại hóa giáo dục, chạy theo thành tích,… là những mặt yếu của một hiện trạng giáo dục tùy hứng, "vô minh".
aa

Luật hóa triết lý giáo dục?

Triết lý giáo dục và chiến lược giáo dục đang là những vấn đề quan trọng của Luật Giáo dục sửa đổi. Hai vấn đề này cần được tường minh và nhất quán trong tư duy, hành động thực tiễn của toàn hệ thông giáo dục nước nhà.

Triết lý được hiểu là hệ thống lý luận triết học, phản ánh quan niệm của con người về những vấn đề nhân sinh, xã hội, được cụ thể hoá bằng những tư tưởng, đường lối, phương pháp và hành động thực tiễn. Triết lý giáo dục phải được định hình trước, phải được thống nhất trước khi xây dựng chiến lược phát triển giáo dục theo giai đoạn. Có thể không cần quyết liệt đặt ra tới mức độ “luật hóa triết lý giáo dục” trong Luật Giáo dục, nhưng ở phạm vi khác, cũng cần hiển thị trong những văn bản chỉ đạo về quản lý nhà nước về giáo dục.

di tim triet ly giao duc trong chuong trinh giao duc pho thong moi
Triết lý giáo dục là vấn đề cần nghiên cứu để trả lời câu hỏi "giáo dục là gì"? (Ảnh: KT)

Giáo dục phải đi trước sự phát triển, triết lý giáo dục cần được nghiên cứu, xây dựng thống nhất để trả lời thoả đáng yêu cầu “giáo dục là gì? Giáo dục cho ai? Và giáo dục như thế nào” trong tổng thể hoàn thiện các mặt đời sống xã hội. Những lộ trình đổi mới hoặc cải cách giáo dục hay một khâu nhỏ trong cái tổng thể đó cần được nghiên cứu, tính toán và thực thi một cách kĩ lưỡng và sát hợp với thực tế.

Một nền giáo dục vì dân, “thân dân”, vì sự hưng thịnh của đất nước là nền giáo dục luôn theo sát sự trưởng thành của con người từ thủa ấu thơ đến khi kết thúc cuộc đời, và hiện hữu trong đời sống vật chất, tinh thần công dân qua các thế hệ. Đây chính là tư tưởng học suốt đời và xây dựng xã hội học tập, chính vì thế, triết lý giáo dục phải có tính nhân bản, định hướng xã hội, đề đổi mới nền giáo dục, hiện đại hóa quá trình giáo dục các cấp học, bậc học một cách cụ thể và hiệu quả.

Những nhà hoạch định chiến lược giáo dục cần đặt tầm quan trọng của triết lý giáo dục như kim chỉ nam, định hướng, soi đường, lan tỏa và thẩm thấu vào “kế sách” của chiến lược giáo dục. Bởi GD-ĐT là một trong những vấn đề quốc gia đại sự, nó ảnh hưởng, quyết định đến sinh mệnh văn hóa dân tộc, đến sự văn minh, phồn thịnh hay nghèo nàn, lạc hậu của đất nước.

Hậu quả của việc không có chiến lược phát triển giáo dục cụ thể, chưa định danh rõ ràng về triết lý giáo dục là một nền giáo dục phát triển tự phát, là sự manh mún, bất cập, xa thực tiễn, hơn nữa, kéo theo những hệ luỵ vô cùng nguy hại đến sự ổn định và phát triển đất nước. Đào tạo tràn lan, thừa thầy thiếu thợ, thương mại hóa giáo dục, học không đi đôi với hành, chạy theo thành tích, trò ngồi nhầm lớp, thầy đứng nhầm lớp…, đó là những mặt yếu kém của một hiện trạng giáo dục tùy hứng, “vô minh”, không được nghiên cứu, thử nghiệm nghiêm túc trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

Những giải pháp tình thế, những kế hoạch mang tính thời vụ chỉ có thể giải quyết được những sự việc ở phạm vi nhỏ hẹp, ở tầm thấp, ngắn, chứ không thể đủ sức để vươn tới những chiến lược phát triển con người toàn diện. Cũng không thể ảo tưởng, kì vọng mãi về một nền giáo dục áp đặt, chính qui, trường ốc đã làm tiêu tan đi biết bao những ước mơ, sáng tạo của nhiều thế hệ lòng vòng mà không đến được với “thực học và thực nghiệp”.

Giáo dục cần một sự đổi thay tổng thể để phát triển, để bắt kịp và để định hướng xã hội. Trong thời buổi giao thời kinh tế thị trường, giáo dục cần có kế sách để trụ vững và thoát khỏi luồng xoáy lốc cơ chế thị trường. Tức là, cần xây dựng được kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Để xây dựng chiến lược phát triển giáo dục cần bám sát thực tiễn công tác GD-ĐT của nước nhà, tình hình xã hội và những lí thuyết mang ý nghĩa triết học, phương pháp luận, triết lý giáo dục về phát triển con người. Những chương trình, đề án, dự án giáo dục cần được nghiên cứu, triến khai phù hợp với nhu cầu, khả năng thực tế của từng đối tượng, địa phương, vùng miền khác nhau; và cần tính đến khả năng dự báo về xu hướng, tiềm lực, kết quả, và cả những hệ luỵ trái chiều có thể xảy ra.

Phương pháp dạy học trong Chương trình GDPT mới

Chương trình giáo dục phổ thông mới được chính thức công bố vào những ngày cuối cùng của năm 2018, điều này thể hiện sự quyết liệt, cẩn trọng, tiếp thu ý kiến dư luận của những nhà xây dựng, hoạch định chương trình.

Chương trình có sự thống nhất về quan điểm đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục nước nhà của Đảng ta, được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, nhà trường dạy những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, phù hợp với các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết.

Chương trình đã thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học để tạo thành môn học tích hợp, rồi thực hiện tinh giản nội dung giáo dục, giảm áp lực môn học, có một số môn học theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Đây là những đổi thay rất tích cực, hướng tới sự “hội nhập” về chương trình giáo dục phổ thông với các nước có nền giáo dục tiên tiến. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức thực sự với hệ thống giáo dục phổ thông nước ta mà không thể không lo lắng, như sự đáp ứng của các chủ thể giáo dục, điều kiện, thiết bị dạy học, phương pháp dạy học trong Chương trình mới.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành sẽ ảnh hưởng tích cực tới phương pháp dạy học, đến cách dạy và cách học của giáo viên và học sinh. Và điều này lại phải nhắc đến vấn đề ở trên, đó là, Chương trình này, phản ánh tư duy, triết lý giáo dục như thế nào?

Yếu tốp phương pháp dạy học rất quan trọng để làm nên giá trị chất lượng, hiệu quả của chương trình dạy học, quá trình dạy học. Phương pháp dạy học trong nhà trường được coi như con đường, chìa khóa để người học tiếp cận kho báu tri thức nhân loại, là bệ đỡ đa năng và hữu dụng để thầy và trò phát huy mọi khả năng, năng lực học tập, nghiên cứu, sáng tạo.

Vấn đề đặt ra, phương pháp dạy học lựa chọn tư duy lý luận nào soi đường, và phương pháp dạy học sẽ được chọn lựa, vận dụng như thế nào cho hợp với thực tiễn, biện chứng với tư tưởng triết lý giáo dục. Phải chăng, dạy học tích hợp, dạy học hợp tác phản ánh triết lý giáo dục “hợp tác”?

Mục tiêu, nội dung giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy học trong nhà trường, tính định hướng của chương trình tác động đến hoạt động của các chủ thể tham gia quá trình dạy và học. Thầy và trò dạy học cái gì và như thế nào một thời được quan niệm là “quy định pháp lý” nên khó có thể sáng tạo hay tích cực hóa chủ thể dạy học. Phương pháp dạy học mang bản chất là sự thay đổi, không bị ràng buộc bởi những định kiến áp đặt, tư duy ngoài khoa học ngay cả khi nó đang được thực thi hiệu quả theo một mô hình, thói quen dạy học nào đó. Tính kế thừa, phát triển của phương pháp dạy học là một minh chứng cho sự đổi thay sáng tạo trong nội dung và hình thức của phương pháp.

Dạy học tích cực hóa người học, rèn luyện tư duy tự chủ, tự học, chủ động phát triển phẩm chất, năng lực đang được coi là phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học ngày nay. Các mô hình dạy học tiên tiến trên thế giới đang ngày một chủ tâm nhấn mạnh đến tính tích cực, tính cá thể hóa, chuyên biệt hóa trong dạy học nhằm phát huy vai trò, tư duy trí tuệ, phẩm chất năng lực của cá nhân, làm giàu có tâm hồn từng cá thể giáo dục. Học sinh đến trường học là tìm đến cơ hội phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ, với tâm thế chờ đợi sự kích hoạt để làm bừng sáng tiềm năng, năng lực. Tâm thế này là tích cực, là sẵn sàng chủ động học tập, là điều kiện lý tưởng để nhà trường, thầy cô triển khai các hoạt động dạy học, tích cực hóa các phương pháp dạy học. Chữ “tích cực” trong phương pháp dạy học ở đây, nói như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là có chiều sâu, cả hai phía (Thầy- Trò) tạo cơ hội cho cả hai phát huy hết tiềm năng trí tuệ, tư duy thông minh của mình.

Chương trình giáo dục phổ thông mới đã ban hành, chúng ta còn quá nhiều việc để làm để năm 2020 bắt đầu vận hành. Hệ thống các trường sư phạm và Học viện Quản lý giáo dục sẽ đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp học. Riêng vấn đề này cũng thấy nhiều thách thức và rất cần sự đồng thuận, thống nhất cao giữa các trường trong hệ thống, giữa các trường sư phạmHọc viện với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, với cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương và địa phương./.

Theo CTV Chu Phan/VOV

Tin mới hơn

Giáo viên băn khoăn đánh giá thực chất học sinh theo chương trình mới

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tối 28/7, tại Sân vận động Lạch Tray, Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 với chủ đề “Sức trẻ Phù Đổng - Vững bước tương lai”.
Giáo viên băn khoăn đánh giá thực chất học sinh theo chương trình mới

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Giáo viên băn khoăn đánh giá thực chất học sinh theo chương trình mới

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Giáo viên băn khoăn đánh giá thực chất học sinh theo chương trình mới

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Giáo viên băn khoăn đánh giá thực chất học sinh theo chương trình mới

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.

Tin bài khác

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.
Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...