Dấu ấn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cuộc phát động đấu tranh chống tham nhũng bắt đầu từ năm 2013, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Phiên thứ nhất, BCĐ PCTN ngày 04 tháng 02 năm 2013 |
Lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Phiên thứ nhất, BCĐ PCTN ngày 04 tháng 02 năm 2013 cho rằng:“Việc Trung ương quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trực thuộc Bộ Chính trị, đây là xuất phát từ yêu cầu khách quan, với một mong muốn, một quyết tâm cao hơn là tạo một bước chuyển biến mới, rõ rệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với sự chỉ đạo sát sao, gương mẫu, có tâm, có tầm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành “phong trào, thành xu thế không ai có thể đứng ngoài cuộc”. Hàng loạt đại án đã được đưa ra xét xử, số lượng cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ cấp cao bị xử lý nhiều hơn bất cứ một giai đoạn nào trước đó. Quan điểm chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Tổng Bí thư thật sự là một mệnh lệnh, làm cho cán bộ suy thoái phải run sợ.
Cựu chiến binh Vũ Văn Thắng, Phường Chùa Hang, Thành phố Thái Nguyên |
Cựu chiến binh Vũ Văn Thắng, Phường Chùa Hang, Thành phố Thái Nguyên cho biết: Bác đã làm gần ba nhiệm kỳ, thế nhưng công cuộc chống tham nhũng của Bác ấy thì nổi bật và đã được lòng đảng, lòng dân, lòng quân, toàn dân tộc, chúng ta ủng hộ về chống tham nhũng, Bác đã nói là không có vùng cấm, phải làm triệt để từ trên xuống dưới.
Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Vượng, Phường Chùa Hang, Thành phố Thái Nguyên |
Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Vượng, Phường Chùa Hang, Thành phố Thái Nguyên cho biết: khi vi phạm khuyết điểm thì vẫn phải thực hiện kim quyết nhưng lại rất mềm dẻo rất tế nhị và để cho cái con người bị kỷ luật đó phải tự nguyện chứ không phải là buộc phải phải thôi hoặc là kỷ luật đó là một cái mà sách lược với cách làm của người ta tuyệt vời chỗ đó mà hội nghị toàn quốc
Tại hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 tổ chức vào tháng 6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh mọi quyền lực đều phải được kiểm soát bằng cơ chế, quyền lực phải được rằng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn, bất kể ai lạm dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. “Nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh chính là nhằm ý nghĩa đó.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực Ngày 30 tháng 06 năm 2022 |
Lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực Ngày 30 tháng 06 năm 2022: "Phòng chống tham nhũng là chống giặc nội xâm. Tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình thức, tiền tài, của cải, vật chất, do người khác ta cho là quà cáp, cho tặng nhưng thực ra là biếu xén, hối lộ. Với động cơ không trong sáng, nó thường diễn ra đối với những người có chức, có quyền, vì vậy, đây là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, không nghỉ, không ngừng, ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự, với một bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa thật chặt chẽ để không thể tham nhũng, một cơ chế răn đe trừng trị nghiêm khắc để không dám tham nhũng và một cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng”
Với tư cách là Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư đã đưa công việc chống tham nhũng, tiêu cực lên một tầm cao mới, mang lại những hiệu quả tích cực, củng cố niềm tin trong Đảng và trong nhân dân, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn. “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, tinh thần của Trung ương đã lan tỏa xuống từng cấp, ngành, địa phương. Đến nay, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã đi vào hoạt động, đạt được những kết quả cụ thể.
Ông Ngô Quang Bắc, Cán bộ hưu trí, Thành phố Thái Nguyên |
Ông Ngô Quang Bắc, Cán bộ hưu trí, Thành phố Thái Nguyên cho biết: Đảng viên người dân nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên rất tin tưởng vào Chương trình hoạt động và quy chế hoạt động và các nội dung hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Hy vọng rằng trong thời gian tới, với những kinh nghiệm chúng ta đã đạt được, học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn cũng như thấm nhuần những tư tưởng chỉ đạo trung ương và quan trọng. Thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng xây dựng một môi trường trong sạch xây dựng tổ chức Đảng. Trong sạch vững mạnh quyết tâm đưa tỉnh nhà phát triển
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương mẫu mực về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sinh thời, nhiều lần khi nhắc tới những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường xuyên nhắc nhở, căn dặn cán bộ đảng viên: Danh dự gắn liền với trọng liêm sỉ.
Lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “…Cán bộ đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỷ, giữ danh dự, phải biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Cha ông ta đã dạy rằng thiện căn ở lại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một phần. Tránh tình trạng chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người.
Những kết quả từ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một minh chứng rõ nét nhất của việc vừa đề cao vấn đề đạo đức, sự gương mẫu của người cán bộ, đảng viên, vừa cho thấy sự quyết liệt nghiêm trị những cán bộ suy thoái, biến chất. Chính sự gương mẫu, quyết liệt, "nói đi đôi với làm", của đồng chí Tổng Bí thư là chỗ dựa vững chắc, tạo động lực to lớn cho công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực thành công, được nhân dân tin cậy và ủng hộ.
Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Vượng, Phường Chùa Hang, Thành phố Thái Nguyên cho biết thêm: Sự mất mát này là một tổn thất cho Đảng, cho nhân dân ta và những ngọn cờ chống tham nhũng thì cần phải phát huy cao hơn nữa. Mọi người vẫn phải tuyệt đối tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và tin tưởng vào cái đội ngũ lãnh đạo hiện tại thì mới có thể vượt qua được mọi khó khăn.
Cựu chiến binh Vũ Văn Thắng, Phường Chùa Hang, Thành phố Thái Nguyên cho biết thêm: Công cuộc chống tham nhũng thì vẫn còn tiếp diễn, tuy rằng Bác Trọng cũng đã ra đi, thế nhưng mà cái sự nghiệp của Bác, hoài bão của Bác trong việc chống tham nhũng thì vẫn còn tiếp diễn, đối với tập thể của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì cái việc ấy vẫn tiếp tục là làm tiếp là chúng ta còn phải làm tốt hơn nữa.
Ngày 19/7/2024, một trái tim lớn đã đã ngừng đập, nhưng di sản mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho Đảng, cho dân là to lớn. Niềm trăn trở, đau đáu cả cuộc đời phải làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo kế tục, vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng đi đến ngày thắng lợi, vì một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.