Facebook Zalo youtube Tiktok

Đánh chia cắt chiến lược và phối hợp, hiệp đồng tác chiến chiến dịch

Thái Nguyên
Triển khai kế hoạch tác chiến chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, ta chủ trương phối hợp với Quân giải phóng Pa-thét Lào mở cuộc tiến công ở Trung-Hạ Lào nhằm thu hút quân cơ động Pháp, phá thế tập trung lực lượng của Na-va ở Đồng bằng Bắc Bộ; tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng và củng cố vùng giải phóng của bạn, đồng thời phá âm mưu đánh vào hậu phương ta của địch, bảo vệ vùng tự do Thanh-Nghệ-Tĩnh.
aa

Đầu tháng 12-1953, phát hiện thấy chủ lực ta tiến sang Trung Lào, quân Pháp vội vàng điều động 2 binh đoàn cơ động số 2 và số 3, gồm 6 tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh từ Bắc Bộ sang tăng cường, cùng với các tiểu đoàn đóng ở Trung Lào hòng bịt các cửa ngõ vào Trung Lào của quân ta. Địch bố trí thành 3 cụm quân, gồm: Cụm A ở khu vực Na Pê, Cam Cốt, Lạc Sao trên đường số 8; Cụm B ở Ba Na Phào, Nhom Ma Rát trên đường 12; Cụm C ở Nậm The làm lực lượng dự bị. Các đơn vị Âu-Phi được điều sang Trung Lào lần này là những đơn vị từng trải trên chiến trường miền Trung, nên chúng rất thiện chiến, thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân thăm dò, thọc sâu vào các vùng căn cứ du kích Trung Lào và biên giới Việt Nam-Lào để phát hiện chủ lực của ta.

Chiến dịch Trung-Hạ Lào bắt đầu từ ngày 21-12-1953. Ta sử dụng các đơn vị thuộc Đại đoàn 304, Đại đoàn 325, cùng các đơn vị tình nguyện của Liên khu 4, Liên khu 5 và một số đơn vị Pa-thét Lào tiến công địch. Hướng tiến công chủ yếu do Trung đoàn 66 (Đại đoàn 304) và Trung đoàn 101 (Đại đoàn 325) đảm nhiệm đánh địch phòng ngự trên đường 12 và phát triển tiến công về Nhom Ma Rát, giải phóng phía đông tỉnh Khăm Muộn. Hướng tiến công thứ yếu của chiến dịch đánh vào Na Pê, Lạc Sao, Cam Cốt, sau đó phát triển theo trục đường số 8 đánh xuống đường số 12. Tiểu đoàn 436 (Trung đoàn 101), được tăng cường thêm quân số và chỉ huy, thọc sâu chiến dịch xuống Hạ Lào tạo bàn đạp cho lực lượng lớn của ta phát triển xuống phía Nam. Trung đoàn 18 (thiếu Tiểu đoàn 274), giai đoạn đầu phối hợp với lực lượng vũ trang Bình-Trị-Thiên cắt đường số 9 không cho địch cơ động lực lượng theo đường bộ lên ứng cứu, sau đó theo đường 9 phát triển sang đánh địch ở Trung-Hạ Lào. Trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch, ngoài việc bảo đảm của trên, trực tiếp của các đơn vị, còn có Liên khu 4 tổ chức dân công, bảo đảm hậu phương chiến dịch; phối hợp với các cơ sở cách mạng Lào động viên nhân dân phục vụ chiến trường.

Bộ đội Việt Nam và Pa-thét Lào sau chiến thắng chiến dịch Trung-Hạ Lào tháng 5-1954.
(Ảnh chụp lại tại Bảo tàng Quân đội nhân dân Lào)

Qua nhiều đợt tiến công, đến tháng 5-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, cuộc tiến công của ta và bạn ở Trung Lào-Hạ Lào kết thúc. Thắng lợi quan trọng của Chiến dịch Trung-Hạ Lào không chỉ tiêu diệt bộ phận lớn sinh lực địch và giải phóng đất đai, mà còn thực hiện tốt yêu cầu chiến lược là buộc Na-va phải tiếp tục phân tán khối cơ động chủ lực trên chiến trường chính Bắc Bộ, nhất là hướng chính Điện Biên Phủ. Ở Trung Lào, ta đã mở rộng vùng giải phóng của bạn từ nam, bắc đường 9 xuống đến đông Xa-vẳn-na-khệt, vô hiệu hóa đường số 12, cắt đứt đường số 9, buộc địch phải ở trong tình thế “Đông Dương bị cắt làm đôi”. Ở Hạ Lào và đông bắc Cam-pu-chia, ta đã giải phóng một vùng rộng lớn, nối liền các căn cứ du kích đông, đông bắc Cam-pu-chia với vùng giải phóng Hạ Lào, góp phần thực hiện chủ trương đánh thông hành lang chiến lược nam bắc Đông Dương, sau đó tiếp tục kìm chân một bộ phận lực lượng cơ động của địch sau Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Trung-Hạ Lào đã có bước phát triển mạnh mẽ về nghệ thuật quân sự. Trước hết, ta đã chọn đúng nơi địch yếu và sơ hở để mở chiến dịch tiến công, quan trọng hơn là ta đã liên tục thọc sâu xuống phía nam, đánh vào “hậu phương an toàn” của địch, từng bước làm đảo lộn thế phòng thủ của chúng ở khu vực này. Mở Chiến dịch Trung-Hạ Lào và không ngừng phát triển xuống phía nam, ta đã ngày càng khoét sâu điểm yếu cơ bản của địch là mâu thuẫn giữa chiến trường rộng với binh lực hạn chế; giữa tập trung binh lực trên chiến trường chính với đối phó với nhiều hướng tiến công của ta. Mũi thọc sâu chiến dịch ở Hạ Lào-đông bắc Cam-pu-chia của ta là bất ngờ lớn đối với địch. Chúng cho rằng ta không có đủ sức vượt qua “tuyến cấm” (đường số 12) và lá chắn Sê Nô để phát triển tiến công. Từ bất ngờ ban đầu ở Trung Lào, tiếp đến ở Hạ Lào và cuối cùng là đông bắc Cam-pu-chia, địch phải liên tiếp điều lực lượng từ các chiến trường nhất là từ miền Bắc đến để đối phó, nhưng cũng không hạn chế được nhịp độ phát triển nhanh và ngày một sâu xuống phía nam của ta.

Về cách đánh chiến dịch, ngay từ đầu cũng như trong quá trình phát triển chiến dịch, ta đã liên tiếp triển khai thế trận chia cắt địch. Lực lượng ta đã chia cắt địch trên các đường chiến lược số 12, số 9 và số 13 và trên từng khu vực, từng địa bàn. Với lực lượng ít hơn địch, song ta đã từng bước chuyển hướng tiến công, đánh vào những vùng quan trọng về chiến lược, nhưng mỏng yếu của địch, nhằm chia cắt địch, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực của chúng, mở rộng vùng giải phóng và thực hiện yêu cầu chiến lược thu hút, phân tán chủ lực địch. Trong thực hành chiến dịch, ta đã rất linh hoạt trong đánh điểm, diệt viện và truy kích địch. Ta đã chọn các mục tiêu vừa sức nhưng lại có vị thế quan trọng trong hệ thống phòng thủ của địch, tạo nên sự chấn động lớn, buộc chúng phải ứng cứu giải tỏa để ta đánh địch ngoài công sự hoặc tạo thuận lợi uy hiếp tiến công các mục tiêu chính. Khi địch rút chạy, mặc dù địa hình không quen thuộc, nhưng bộ đội ta đã biết dựa vào bạn, khẩn trương nhanh chóng, quyết tâm truy kích địch đến cùng.

Một nét nổi bật trong Chiến dịch Trung-Hạ Lào là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cánh, các hướng; giữa bộ đội Việt Nam với nhân dân và lực lượng vũ trang nước bạn. Đó là sự hiệp đồng chiến đấu với ý thức chủ động rất cao giữa các lực lượng thuộc các đơn vị khác nhau trên một địa bàn chiến dịch rộng lớn, kéo dài từ Trung Lào đến đông bắc Cam-pu-chia. Sự phối hợp hành động của nhiều lực lượng trên một phạm vi rộng trong Chiến dịch Trung-Hạ Lào, chứng tỏ trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng cấp chiến dịch của ta có bước phát triển quan trọng.

Theo QĐND

Tin mới hơn

Kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Đài PT-TH Thái Nguyên

Ngày 30/8, Đài PT-TH Thái Nguyên đã tổ chức kỷ niệm 68 năm ngày thành lập và tổng kết, trao giải Liên hoan tác phẩm báo chí chất lượng cao năm 2024.

Hỗ trợ tối đa cho các thí sinh nhập học

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện xong quy trình lọc ảo, cơ sở đào tạo công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1, hiện nay các trường Đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên cũng đã và đang tổ chức các hoạt động đón tân sinh viên nhập học. Tùy từng trường, các hoạt động đón tân sinh viên cũng được tổ chức với quy mô và hình thức khác nhau, nhằm hỗ trợ tối đa nhất cho các tân sinh viên.

Góp ý vào dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Chiều 30/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các tỉnh, thành trong cả nước. Dự tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Khởi nghĩa Thái Nguyên - Khát vọng "phục quốc" của những người yêu nước

Những ngày cuối tháng 8 mùa thu lịch sử của 107 năm về trước, Khởi nghĩa Thái Nguyên - cuộc khởi nghĩa với Khát vọng “phục quốc” của những người yêu nước đã bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa là mốc son của phong trào yêu nước theo đường lối bạo động trong hai thập niên đầu thế kỷ XX, không chỉ vang dội cả nước Việt Nam mà còn làm rung động nước Pháp và ảnh hưởng tới các xứ thuộc địa của Pháp, góp phần “Thức tỉnh Á châu”. Khởi nghĩa Thái Nguyên dưới dự dẫn dắt của hai vị thủ lĩnh là Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến chính thức nổ ra đêm 30/8/1917 và khép lại ngày 11/1/1918, đã in dấu son rạng rỡ trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Hội nghị Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh

Sáng 30/8, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh tổ chức họp để thảo luận, cho ý kiến vào Báo cáo đánh giá kết quả công tác tháng 8 năm 2024 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; nghe báo cáo tiến độ giải quyết các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Tin bài khác

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chiều 28/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đóng góp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Kết nạp mới trên 12.400 đoàn viên

Kết nạp mới trên 12.400 đoàn viên

Sáng 28/8, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã có buổi làm việc với LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên về công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cấp cơ sở năm 2024. Dự buổi làm việc có đồng chí Phạm Thái Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.
Thẩm tra các tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp thứ 20

Thẩm tra các tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp thứ 20

Chiều ngày 28/8, Ban Pháp chế, HĐND tỉnh đã tiến hành thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khoá XIV. Dự hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan.
Người dân gặp khó do vướng quy hoạch dự án

Người dân gặp khó do vướng quy hoạch dự án

Thời gian qua, việc sản xuất nông nghiệp của người dân phường Tiên Phong, TP. Phổ Yên gặp không ít khó khăn do hệ thống kênh mương xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng, sửa chữa lại đang gặp vướng mắc do tuyến kênh mương nằm trong quy hoạch Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ngăn chặn, ứng phó tin đồn thất thiệt trên mạng thế nào?

Ngăn chặn, ứng phó tin đồn thất thiệt trên mạng thế nào?

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các ứng dụng nền tảng mạng xã hội đã trở thành một phương tiện thiết yếu, không thể thiếu trong kết nối, giao tiếp của mỗi tổ chức, cá nhân; có vai trò quan trọng và tác động sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội… Thế nhưng, mạng xã hội (MXH) cũng được xem là một thế giới “thực - ảo”, tiềm ẩn nhiều thách thức với những nguy cơ rủi ro vô hình, không phải ai cũng nhận thức được. Luật pháp Việt Nam đã có những quy định cụ thể về việc xử lý những hành vi lợi dụng MXH để đăng tải thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân, tổ chức. Liên quan đến vụ việc nữ nhân viên tại Samsung Thái Nguyên bị kẻ xấu đánh cắp thông tin, hình ảnh, rồi cắt ghép tung tin giả lên mạng xã hội, cơ quan Công an tỉnh Thái Nguyên đã khởi tố 6 bị can trong vụ việc này là một ví dụ điển hình, cho thấy rằng pháp luật không dung thứ cho những hành vi vô trách nhiệm trên MXH. Việc chia sẻ thông tin đúng đắn, được kiểm chứng không chỉ là bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ cộng đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...
Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Mới đây tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
[Megastory] Mang Văn hoá Việt ra thế giới - KỲ 2

[Megastory] Mang Văn hoá Việt ra thế giới - KỲ 2

Cách đây tròn 80 năm, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo ra đời. Văn kiện được ví như cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta ...
[Infographic] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên: Nhìn lại một nhiệm kỳ hoạt động nổi bật

[Infographic] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên: Nhìn lại một nhiệm kỳ hoạt động nổi bật

Trong nhiệm kỳ qua (2019 – 2024), tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức. Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của cấp ...
[Megastory] Khơi nguồn dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

[Megastory] Khơi nguồn dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

Hơn 7 thập kỷ đã trôi qua nhưng ký ức về Bờ Rạ (xã Tân Thái, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) không khi nào nhạt nhòa trong tâm tưởng của các giảng viên, học viên ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc