Facebook Zalo youtube Tiktok

“Con đường chẳng đi tới đâu” và cách Trung Quốc gây thanh thế ở APEC

Thế giới
Chủ tịch Tập Cận Bình dự APEC 2018 ở Papua New Guinea với tâm thế hoàn toàn khác các lãnh đạo thế giới bởi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đáng kể ở đây.
aa

Trung Quốc đã bỏ ra 16 triệu USD xây một đại lộ trông vô cùng ấn tượng, rộng tới vài trăm mét, với 6 làn xe, 2 lối đi bộ, 3 bộ đèn giao thông và tận 5 công viên cây xanh trên chiều dài chỉ vỏn vẹn 1 km dẫn vào trung tâm hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2018 tại Papua New Guinea.

con duong chang di toi dau va cach trung quoc gay thanh the o apec
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong lễ khai trương đại lộ Độc lập ở Papua New Guinea. (Ảnh: Getty Images)

“Con đường chẳng đi tới đâu”

Vào ngày 16/11 vừa qua, cũng là ngày đầu tiên trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh của 21 nền kinh tế ở “vành đai Thái Bình Dương” này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng lãnh đạo nước chủ nhà Papua New Guinea đã chính thức khai trương đại lộ mang tên “Độc lập” (Independent) ở thủ đô Port Moresby.

Có điều, đại lộ biểu tượng cho quan hệ Trung Quốc – Papua New Guinea, đồng thời thể hiện tham vọng của Bắc Kinh muốn cạnh tranh với Australia ở ngay cửa ngõ châu lục này, lại dẫn tới một con đường nhỏ gập ghềnh dưới chân đồi. Giới phê bình đã gọi đây là “con đường chẳng đi tới đâu” như cái cách Trung Quốc đang muốn gây thanh thế ở khắp châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có APEC lần này.

con duong chang di toi dau va cach trung quoc gay thanh the o apec
Google map chưa kịp cập nhật hình ảnh song phần khoanh đỏ là nơi xây dựng đại lộ Độc lập nối tòa nhà Quốc hội (Parliament) và trung tâm hội nghị APEC (Convention Centre).

Không thể phủ nhận rằng, việc được làm chủ nhà của APEC là một vinh dự to lớn và lại càng có ý nghĩa hơn với quốc gia nghèo nhất APEC – Papua New Guinea. Vì thế chẳng có gì khó hiểu hay sai trái khi Papua New Guinea muốn chứng minh cho các nước thành viên khác rằng, nước này đã phát triển ra sao và nỗ lực hết sức cho sự kiện chính trị đầu tiên lớn như thế ở quốc đảo này.

“Cao tốc Poreporena và Đại lộ Độc lập sẽ là tâm điểm của APEC” – Thủ tướng Papua New Guinea - Peter O’Neill ca ngợi dự án do Trung Quốc tài trợ. “Những con đường này và trung tâm hội nghị sẽ không chỉ được dùng cho các nhà lãnh đạo thế giới và quan chức, khách mời tới APEC mà Papua New Guinea sẽ sử dụng những cơ sở hạ tầng này trong nhiều năm nữa”.

Nhưng không phải mọi người dân Papua New Guinea đều nghĩ như vậy, nếu không phải là một bộ phận đáng kể dư luận có nhận định ngược lại.

“Đại lộ Độc lập là một con đường tốt hoàn hảo, chỉ có điều nó chẳng dẫn đi đâu cả và ai mà biết được vì sao họ lại xây nó” – Tỉnh trưởng tỉnh Oro của Papua New Guinea, ông Gary Juffa nói.

“Bẫy nợ”

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc vung tiền khắp Nam Thái Bình Dương bởi Bắc Kinh có quá nhiều mục tiêu ở khu vực này, trong đó có việc “mua chuộc” những quốc đảo đã chính thức công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, điều mà Trung Quốc không thể chấp nhận được.

Đối với một số nước nhỏ ở khu vực này, giờ là lúc phải trả cả gốc lẫn lãi.

Như Tonga, nước đã nhận 160 triệu USD của Trung Quốc để tái thiết trung tâm thủ đô sau cuộc bạo động năm 2008, và giờ nước này đang phải vật lộn để trả lại khoản nợ chiếm gần 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ.

120 triệu USD là khoản tiền Vanuatu đã nhận từ Trung Quốc để xây cầu cảng được quảng bá là dài nhất khu vực, có thể tiếp đón từ tàu du lịch đến tàu chở containter, thậm chí là tàu chiến. Hồi tháng 4 vừa qua, chính phủ Vanuatu đã lên tiếng khẳng định, tin đồn rằng Trung Quốc muốn sử dụng cầu cảng mới này như một căn cứ quân sự chỉ là “sự suy đoán”, nhưng sự quan ngại ở trong và ngoài Vanuatu về viễn cảnh đó là điều có thật.

Một số học giả cáo buộc Trung Quốc đang rải “bẫy nợ” ở khắp nơi như một công cụ hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của Bắc Kinh. Về cơ bản, Trung Quốc đã nhìn ra khả năng những “con nợ” của họ không thể trả nổi số tiền khổng lồ kia và chỉ chờ thời điểm thích hợp để đưa ra những lời đề nghị “giúp” giãn nợ, giảm nợ hay xóa nợ, tùy thuộc vào độ “khó” của yêu cầu từ phía Bắc Kinh.

Bài học của Sri Lanka

Hành động gần đây của Trung Quốc ở Sri Lanka càng làm các nước nhỏ ở châu Á – Thái Bình Dương cảnh giác hơn về ý đồ thực sự của Bắc Kinh đằng sau những khoản tiền có vẻ “hào phóng” đó.

Chính phủ Sri Lanka hiện nợ Bắc Kinh tới 4 tỷ USD để thực hiện một dự án cảng biển mới, mà đến nay vẫn ngổn ngang. Khi Sri Lanka không thể trả nợ, Trung Quốc đường hoàng nắm đa số cổ phần của cảng biển này. Và một số người lo ngại họ sẽ biến nó trở thành một tiền đồn quân sự của Trung Quốc đặt sát sườn đối thủ ở khu vực là Ấn Độ.

Cũng là cảng biển, năm 2015, lãnh thổ Bắc Australia đã cho 1 công ty tư nhân của Trung Quốc thuê với giá 500 triệu USD, một bản hợp đồng mà cả đôi bên đều vui vẻ nhưng chính phủ Mỹ thì khó chịu ra mặt vì cảng biển này nằm quá gần 1 căn cứ của họ ở gần đó.

Đầu tư của Trung Quốc ở Thái Bình Dương vẫn đứng sau Australia nhưng nó đang tăng với tốc độ đáng nể, giảng viên luật kinh doanh của trường đại học Charles Darwin, ông John Garrick nhận định.

Những khoản vay của Trung Quốc quá hấp dẫn với những quốc gia nghèo “đói” cơ sở hạ tầng, khiến các khoản đầu tư cho giáo dục, đào tạo, quản trị công…, như cái cách mà Australia hay các nước phương Tây đưa ra, không thể cạnh tranh dù có hiệu quả bền vững.

Một phân tích của Reuters về 11 nước Nam Thái Bình Dương đã tổng kết rằng, các khoản cho vay của Trung Quốc ở khu vực này đã tăng từ con số gần như bằng “0” lên hơn 1,3 tỷ USD chỉ trong vòng 1 thập kỷ.

“Tín dụng mà các ngân hàng nhà nước Trung Quốc đang rải ở khắp các quốc gia nghèo khổ và đang phát triển trông rất giống một hình thức ‘chủ nghĩa thuộc địa con nợ’. Điều đáng sợ là Trung Quốc đang sử dụng những khoản vay đó như là đòn bẩy để mở rộng ‘dấu chân’ quân sự của họ” – ông Garrick nhận định.

Thuyết âm mưu

Trung Quốc vẫn một mực khẳng định các khoản đầu tư nước ngoài của họ là nhằm phát triển kinh tế và xã hội.

Global Times, một “phát ngôn viên” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phủ nhận nước này rải “bẫy nợ” ở khắp nơi. Trong 1 bài báo hồi tháng 6, tờ báo này cho rằng cái gọi là “bẫy nợ” chỉ là một “thuyết âm mưu” của truyền thông phương Tây. Trung Quốc nói rằng, cảng biển mới mà họ nắm đa số cổ phần ở Sri Lanka có tiềm năng rất lớn và “Trung Quốc luôn tuân theo nguyên tắc cùng chia sẻ tăng trưởng”.

Trở lại với “con đường chẳng đi tới đâu” ở Papua New Guinea, Global Times cho biết, đây là một “món quà” từ Trung Quốc bởi kinh phí xây dựng dự án này không phải là tiền vay mượn.

Với 800 triệu USD mà Papua New Guinea đang nợ Trung Quốc, thực tế, việc thêm khoản kinh phí đó vào chỉ là trồng thêm 1 cái cây trên núi nợ khổng lồ. Quốc đảo nhỏ bé này đang là con nợ lớn nhất của Bắc Kinh ở Nam Thái Bình Dương.

Nợ tiền, nợ cả “tình” mà Bắc Kinh đã gửi gắm qua món quà ở APEC, Papue New Guinea sẽ khó lòng từ chối các yêu cầu của Trung Quốc.

“Con đường chẳng đi tới đâu” kia sẽ trở thành “đường cao tốc” đưa Bắc Kinh tới mục tiêu bành trướng ảnh hưởng ở Papua New Guinea.

Còn đại lộ “Độc lập” đó sẽ khiến Papua New Guinea bớt “độc lập” hơn trong những quyết sách có thể ảnh hưởng tới lợi ích của Bắc Kinh ở khu vực này./.

Theo Diệu Hương/VOV.VN

Tin mới hơn

Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 05/11/2024

Những giờ vận động cuối cùng tại bang chiến địa gay cấn nhất bầu cử Mỹ 2024
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 4/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Nhiều vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đã được các đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Điểm sự kiện từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024

Từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 3/11/2024

Miền Bắc nước ta vẫn đang chịu ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 11. Đây là đợt không khí lạnh tương đối nhẹ nhưng cũng đã khiến trời chuyển mát, khô ráo, sáng se lạnh.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 2/11/2024

Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam

Tin bài khác

Tin 24h ngày 31/10/2024

Tin 24h ngày 31/10/2024

Cần cẩn trọng khi tham gia vào "cơn sốt" vàng
Tin 24h ngày 30/10/2024

Tin 24h ngày 30/10/2024

Dự báo, hôm nay (30/10), ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to trên 80mm. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ra ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Tin 24h ngày 29/10/2024

Tin 24h ngày 29/10/2024

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Chiều 28/10 giờ địa phương, tại Dubai (UAE) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA) được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 26/10/2024

Tin 24h ngày 26/10/2024

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc