Theo đó: Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục ngay sự cố về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn theo đúng quy định. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm theo quy định đổi với các hành vi vi phạm. Tổ chức giám sát, phân tích, cảnh báo nguy cơ về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công.

Ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm
Cần tăng cương kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, các bữa ăn tập trung đông người

Sở Y tế chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khởe tính mạng người dân khi xày ra ngộ độc thực phẩm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế trong điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công.

UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm về quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền về các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm; chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, các điểm du lịch, lễ hội tại địa phương; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toản thực phẩm. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, các bữa ăn tập trung đông người./.