Facebook Zalo youtube Tiktok

Càng chăm kỹ, con càng dễ bệnh

Sức khỏe
Nhiều bà mẹ khổ sở vì con mình cứ bệnh lên bệnh xuống dù được chăm rất kỹ; chẳng bù với thế hệ ngày xưa, tắm mưa, nghịch ngợm ngoài đồng cả ngày mà chẳng thấy bệnh gì!
aa

Các bác sĩ (BS) nhi khoa cho biết họ nhận được nhiều câu hỏi, đại loại: "Tôi kỹ lắm, che chắn cẩn thận cho con khi đi nắng, không cho ra gió. Lúc nào cũng ở trong nhà sạch sẽ, không nghịch đất… mà sao con bệnh hoài?".

Nhìn đâu cũng thấy vi khuẩn

Vợ chồng chị N.M.H.T chỉ có một con trai 6 tuổi nên dành mọi sự quan tâm cho bé. "Tôi kỹ đến mức thời điểm nhiều dịch bệnh như mùa hè thì không dám cho con ra công viên chơi vì sợ xích đu, cầu tuột dính vi khuẩn. Ngày tắm 3 lần, đồ chơi được vệ sinh thường xuyên, vậy mà thằng bé bệnh hoài, chắc cơ địa nó yếu…" - chị T. than thở trên hàng ghế chờ khám của Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM).

cang cham ky con cang de benh

Nên cho trẻ ra ngoài chơi để được vận động, tiếp xúc trẻ khác và môi trường khác. Ảnh: TRỊNH THIỆP

Chị L.T.H.H (ngụ quận 2) đưa con đến BV Nhi Đồng 2 (TP HCM) trong tình trạng bọc khăn áo kín như bưng, dù trời nóng và bé sốt hầm hập. Chỉ khi được mẹ tháo khăn, áo, bé mới ngưng khóc. Nhiều người thấy tội thay cho bé nhưng chị H. vẫn chống chế rằng trời nắng như vậy, không che thì con mình sẽ thêm bệnh khác. Thế nhưng, chính BS cũng trách người mẹ rằng vì quấn như thế nên bé bị sốt cao thêm, quá nguy hiểm.

Theo các BS nhi khoa, chính tâm lý "nhìn đâu cũng thấy vi khuẩn" của nhiều phụ huynh nên ngại cho con ra ngoài, chơi đùa với thiên nhiên đã khiến hệ miễn dịch và thể chất nói chung của trẻ ngày càng yếu.

Hệ miễn dịch cần được "tập dượt"

ThS-BS Huỳnh Minh Thu, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi Đồng 2, cho rằng phụ huynh nên hiểu thế nào là chăm con kỹ. Để mặc trẻ trong môi trường bẩn, đầy mầm bệnh "cho tự nhiên" thì chắc chắn không nên. Thế nhưng, nhìn đâu cũng sợ vi khuẩn, "úm" con quá kỹ lại làm hệ miễn dịch của trẻ phát triển không tốt.

BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), lý giải rằng hệ miễn dịch cũng như những chiến binh bảo vệ cơ thể, cần được đào tạo qua các cuộc chiến nho nhỏ: trẻ phải được chơi đùa bên ngoài, tiếp xúc với trẻ khác.

"Ví dụ, hãy chọn một công viên sạch sẽ. Nơi đó vừa đủ an toàn vừa tồn tại một lượng siêu vi, vi khuẩn nhỏ đủ để hệ miễn dịch tập dượt. Bạn chơi cũng thế. Khi trẻ tiếp xúc hệ vi khuẩn trên cơ thể của một trẻ khỏe mạnh khác, có khi về bé cũng hơi sụt sịt rồi qua. Đó chính là lúc hệ miễn dịch được "đào tạo" để trở nên mạnh mẽ hơn, sẵn sàng ứng phó với mầm bệnh thật sự" - BS Tiến phân tích.

Thế nào là chăm con kỹ?

BS Thu giải thích chăm kỹ không phải là cứ bao bọc và giữ chặt con bên mình. Chẳng hạn, trường hợp con sốt mà vẫn bị mẹ bọc kín là không nên. Cho dù trẻ đang khỏe mà phải chịu bao nhiêu lớp khăn, áo thì hẳn nhiên sẽ đổ mồ hôi nhiều, mất nước và muối khoáng, khiến bé rất mệt khi đi đường.

Trẻ có thể nghịch đất ngoài vườn, không sao cả nhưng trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ. Trẻ có thể chạy chơi, làm bẩn cả chân tay nhưng chơi xong và trước khi ngủ phải rửa sạch tay chân. Ngoài ra, hằng ngày, phụ huynh nên nhắc con em tắm rửa, đánh răng đúng giờ.

Trẻ thường mắc bệnh vặt, đó là quá trình tự nhiên. Trong giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi, môi trường tiếp xúc chủ yếu được mẹ bồng trên tay, thức ăn phần lớn từ sữa mẹ. Lớn hơn, trẻ tập bò, trườn… và bắt đầu tiếp xúc những tác nhân bên ngoài nên sức đề kháng giảm, hệ miễn dịch tự thân vận động để thích nghi với môi trường xung quanh. Qua một thời gian, hệ miễn dịch khỏe hơn thì trẻ tự khắc bớt bệnh.

BS Tiến khuyên để trẻ không gặp phải bệnh nguy hiểm khi tiếp xúc bên ngoài, phụ huynh cần đưa con em đi chích ngừa đầy đủ, nhất là các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. Bệnh đã được khuyến cáo ngừa bằng vắc-xin đều là bệnh nguy hiểm, dễ lây lan, có điều trị cũng để lại hậu quả lớn.

Ngoài ra, BS Tiến lưu ý phụ huynh nên tuân thủ các quy tắc an toàn khi vào mùa bệnh lây nhiễm, như trẻ bệnh thì cho nghỉ học, ở nhà dưỡng bệnh nhưng phải cách ly với anh em… Nên dạy trẻ thực hành rửa tay đúng cách, ăn uống sạch sẽ. Phụ huynh cần chú ý dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh đồ chơi cho trẻ.

Nhốt bé trong nhà: Bất lợi đôi đường

ThS-BS Huỳnh Minh Thu và BS Nguyễn Minh Tiến đều khuyên phụ huynh thường xuyên cho trẻ ra ngoài chơi. Những bé có cha mẹ quá lo mà giữ rịt trong nhà thường có thể chất yếu hơn. Trẻ em cần được vận động nhiều hơn cả người lớn. Hơn nữa, không gian nhà không đủ và cũng không phải là môi trường thoải mái nhất cho trẻ.

Hãy để bé ra ngoài, được chạy nhảy ngoài công viên, đi dạo phố, chơi những trò chơi con trẻ…Vận động nhiều, thể chất được nâng cao, trẻ sẽ được bảo vệ tốt hơn, khỏi bệnh tật.

Theo Trịnh Thiệp - Anh Thư / Người lao động

Tin mới hơn

Điều trị tế bào gốc mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân đa xơ cứng

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm gia cầm A(H9) trên người đầu tiên

​Ngày 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người sau khi ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Điều trị tế bào gốc mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân đa xơ cứng

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các bộ, ngành.
Điều trị tế bào gốc mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân đa xơ cứng

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Ra mắt cuốn sách "Bản lĩnh blouse trắng"

Ngày 26/2, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) và ra mắt cuốn sách “Bản lĩnh blouse trắng”.
Điều trị tế bào gốc mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân đa xơ cứng

Sau Tết, tiếp tục giám sát chặt các dịch bệnh

Trong kỳ nghỉ Tết, cả nước ghi nhận 357 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 225 trường hợp mắc tay chân miệng.
Điều trị tế bào gốc mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân đa xơ cứng

Bé gái 5 tuổi bị mất một bàn tay vì hàng xóm đốt pháo

Khi đang chơi trước nhà, thấy nhà hàng xóm đốt pháo hoa bé gái nhặt một viên pháo rơi trên sân, sau đó pháo phát nổ khiến tay trái của bé bị dập nát và đùi phải bị cháy đen.

Tin bài khác

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Bệnh viện Đà Nẵng thông tin, các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công khối u khổng lồ vùng góc hàm cho cụ bà có tiền sử 3 lần tai biến.
Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Ngày 31/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh viện vừa thực hiện báo động đỏ liên viện, mổ khẩn cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết trên cơ thể trong tình trạng tính mạng bị đe doạ.
TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

Bé trai đầu tiên được thông tim từ trong bào thai đã chào đời lúc 9h17 sáng 30/1, tại Bệnh viện Từ Dũ, nặng 2,9kg, da dẻ hồng hào, khóc rất to khi chào đời.
Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Nữ bệnh nhân 26 tuổi bị tai biến xuất huyết não sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, gọt góc hàm, hạ gò má, nhổ răng khôn.
Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận nhiều ca bệnh bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ học theo hướng dẫn trên mạng để chơi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...