Facebook Zalo youtube Tiktok

Giải Nobel Y học: Hệ miễn dịch có thể tham gia điều trị ung thư không?

Sức khỏe
Ung thư bao gồm nhiều bệnh khác nhau, tất cả đều có đặc trưng là sự sinh sôi không kiểm soát được của các tế bào bất thường với khả năng lan tràn đến các cơ quan và mô khỏe mạnh.
aa

Giải thưởng được trao “cho khám phá về liệu pháp ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính”, Hội đồng giải Nobel cho biết.

Liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch nhắm vào các protein được tạo ra bởi một số tế bào miễn dịch, cũng như một số tế bào ung thư. Các protein có thể ngăn không cho hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể tiêu diệt các tế bào ung thư.

Liệu pháp được thiết kế để loại bỏ “phanh hãm” protein này và cho phép hệ thống miễn dịch tham gia cuộc chiến chống ung thư nhanh chóng hơn.

giai nobel y hoc he mien dich co the tham gia dieu tri ung thu khong

Hai nhà miễn dịch học, James Allison của Mỹ (ảnh) và Tasuku Honjo của Nhật Bản,đoạt giải Nobel Y học năm 2018 cho nghiên cứu đã cách mạng hóa việc điều trị ung thư

giai nobel y hoc he mien dich co the tham gia dieu tri ung thu khong

Hai ông được vinh danh “vì đã khám phá ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính”, Hội đồng Nobel cho biết. Trong Ảnh là Giáo sư Tasuku Honjo, Đại học Kyoto.

GS. Allison đã nghiên cứu một protein đóng vai trò như một “phanh hãm” hệ thống miễn dịch và khả năng giải thoát “phanh hãm” này.

Còn GS. Honjo đã khám phá ra một protein mới trên các tế bào miễn dịch và cuối cùng phát hiện ra rằng nó cũng hoạt động như một phanh hãm.

"Các liệu pháp dựa trên phát hiện của ông đã chứng minh hiệu quả ấn tượng trong cuộc chiến chống ung thư", hội đồng ở Stockholm cho biết trong một tuyên bố.

Giải phóng tiềm năng của các tế bào miễn dịch để tấn công ung thư đang trở thành một cách điều trị khác cùng với phẫu thuật, xạ trị và thuốc.

Hiện có nhiều cách tiếp cận để điều trị ung thư, bao gồm phẫu thuật, xạ trị và các chiến lược khác. Một số giải pháp đã từng được nhận giải Nobel như điều trị hoóc-môn cho ung thư tuyến tiền liệt (Huggins, 1966), hóa trị (Elion và Hitchins, 1988), và ghép tủy điều trị bệnh bạch cầu (Thomas 1990). Tuy nhiên, ung thư giai đoạn muộn vẫn còn vô cùng khó khăn để điều trị, và rất cần có những chiến lược điều trị mới.

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đã xuất hiện quan điểm cho rằng hoạt hóa hệ miễn dịch có thể là một chiến lược để tấn công các tế bào khối u. Một số nỗ lực đã được thực hiện để gây nhiễm vi khuẩn cho bệnh nhân nhằm kích hoạt hệ thống phòng thủ. Những nỗ lực này chỉ có tác dụng khiêm tốn, nhưng một biến thể của chiến lược này được sử dụng ngày nay trong điều trị ung thư bàng quang.

Các chuyên gia thừa nhận cần có thêm những kiến ​​thức. Nhiều nhà khoa học tham gia những nghiên cứu cơ bản mạnh mẽ và phát hiện ra những cơ chế nền móng điều chỉnh miễn dịch và cũng cách hệ miễn dịch có thể nhận diện tế bào ung thư. Song bất chấp những tiến bộ khoa học vượt bậc, nỗ lực phát triển các chiến lược mới có thể khái quát hóa để lại chống ung thư vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Những yếu tố tăng tốc và kìm hãm trong hệ miễn dịch

Giá trị cơ bản của hệ miễn dịch là khả năng phân biệt "của cơ thể" với "không phải của cơ thể" nhờ đó các vi khuẩn, vi-rút và những mối nguy hiểm khác có thể bị tấn công và loại bỏ.

Tế bào T, một loại tế bào bạch cầu, là những “chiến binh” chủ chốt trong hệ thống bảo vệ này. Các tế bào T có các thụ thể gắn với với những cấu trúc bị nhận diện là “không phải của cơ thể” và những tương tác này kích hoạt hệ miễn dịch tham gia bảo vệ. Tuy nhiên, các protein phụ như các yếu tố tăng tốc tế bào T cũng phải có để kích hoạt đáp ứng miễn dịch toàn diện (xem hình).

Nhiều nhà khoa học đã đóng góp vào nghiên cứu cơ bản quan trọng này và xác định các protein khác có chức năng như “phanh hãm” trên các tế bào T, ức chế hoạt hóa miễn dịch. Sự cân bằng phức tạp giữa yếu tố tăng tốc và kìm hãm là cần thiết để kiểm soát chặt chẽ. Nó đảm bảo rằng hệ miễn dịch là tham gia vừa đủ vào cuộc tấn công chống lại các vi sinh vật ngoại lai đồng thời vẫn tránh không bị hoạt hóa quá mức có thể dẫn đến phá hủy tự miễn các tế bào và mô khỏe mạnh.

giai nobel y hoc he mien dich co the tham gia dieu tri ung thu khong

Một nguyên lý mới cho liệu pháp miễn dịch

Trong những năm 1990, tại phòng thí nghiệm ở Đại học California, Berkeley, James P. Allison đã nghiên cứu protein T-cell CTLA-4. Ông là một trong nhiều nhà khoa học đã quan sát thấy CTLA-4 có chức năng như một phanh hãm trên các tế bào T. Một số nhóm nghiên cứu khác đã khai thác cơ chế này như một đích trong điều trị bệnh tự miễn.

Tuy nhiên GS. Allison đã có một ý tưởng hoàn toàn khác. Ông đã phát triển một kháng thể có thể gắn với CTLA-4 và chặn chức năng của nó. Hiện ông đang tiến hành nghiên cứu xem liệu chặn CTLA-4 có thể giải phóng phanh hãm tế bào T và giải thoát cho hệ miễn dịch để tấn công các tế bào ung thư hay không. GS. Allison và đồng nghiệp đã thực hiện thí nghiệm đầu tiên vào cuối năm 1994, và rất phấn khởi khi thí nghiệm được lặp lại trong kì nghỉ Giáng sinh năm đó. Kết quả thật ngoạn mục.

Những con chuột bị ung thư đã được chữa khỏi khi điều trị bằng các kháng thể ức chế phanh và mở khóa hoạt động tế bào T chống ung thư. Mặc dù ít nhận được sự quan tâm từ ngành công nghiệp dược phẩm, GS. Allison đã tiếp tục nỗ lực mạnh mẽ của mình để phát triển chiến lược này thành một liệu pháp dành cho người. Kết quả đầy hứa hẹn đã sớm xuất hiện từ một số nhóm, và trong năm 2010 một nghiên cứu lâm sàng quan trọng cho thấy tác dụng nổi bật ở bệnh nhân u hắc tố ác tính giai đoạn muộn, một loại ung thư da. Ở một số bệnh nhân, các dấu hiệu ung thư còn lại đã biến mất. Kết quả đáng chú ý như vậy trước đó chưa từng được thấy nhóm bệnh nhân này.

Hình: Trên trái: Hoạt hóa tế bào T đòi hỏi thụ thể tế bào T gắn với các cấu trúc trên các tế bào miễn dịch khác được nhận diện là "không phải của cơ thể". Một protein có chức năng như một yếu tố tăng tốc tế bào T cũng cần thiết cho hoạt hóa tế bào T. CTLA- 4 hoạt động như một phanh hãm trên tế bào T ức chế chức năng của yếu tố tăng tốc. Dưới trái: Kháng thể (xanh lá) kháng CTLA-4 chặn chức năng của phanh dẫn đến hoạt hóa tế bào T và tấn công vào tế bào ung thư. Trên phải: PD-1 là một phanh hãm tế bào T khác ức chế hoạt hóa tế bào T. Dưới phải: Các kháng thể kháng PD-1 ức chế chức năng của phanh dẫn đến hoạt hóa tế bào T và tấn công hiệu quả cao vào tế bào ung thư.

Khám phá về PD-1 và tầm quan trọng của nó trong điều trị ung thư

Năm 1992, một vài năm trước khi phát hiện của GS. Allison, nhà khoa học người Nhật Tasuku Honjo đã khám phá ra PD-1, một protein khác biểu hiện trên bề mặt tế bào T. Quyết tâm làm sáng tỏ vai trò của nó, ông đã nghiên cứu tỉ mỉ chức năng của protein này trong một loạt các thí nghiệm tinh tế được thực hiện trong nhiều năm tại phòng thí nghiệm của ông ở Đại học Kyoto. Kết quả cho thấy PD-1, tương tự như CTLA-4, hoạt động như một phanh hãm tế bào T, nhưng vận hành qua một cơ chế khác (xem hình). Trong các thí nghiệm trên động vật, chặn PD-1 cũng tỏ ra là một chiến lược đầy hứa hẹn trong cuộc chiến chống ung thư, như được chứng minh bởi Honjo và một số nhóm nghiên cứu khác. Điều này đã mở đường cho việc sử dụng PD-1 như một đích tác dụng trong điều trị bệnh nhân. Sự phát triển trên lâm sàng tiếp tục diễn ra sau đó, và vào năm 2012 một nghiên cứu quan trọng đã chứng minh hiệu quả rõ ràng trong điều trị bệnh nhân với nhiều loại ung thư khác nhau. Kết quả rất ấn tượng, dẫn đến thuyên giảm lâu dài và có thể khỏi bệnh ở một số bệnh nhân bị ung thư di căn, một tình trạng trước đây bị xem là vô phương cứu chữa.

Hiện tại và tương lai của liệu pháp trạm kiểm soát miễn dịch trong điều trị ung thư

Sau các nghiên cứu ban đầu cho thấy hiệu quả của chặn CTLA-4 và PD-1, bước phát triển trên lâm sàng là rất ấn tượng. Bây giờ chúng ta biết rằng điều trị, thường được gọi là "liệu pháp điểm kiểm soát miễn dịch", đã thay đổi về cơ bản kết quả cho một số nhóm bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn. Tương tự như các liệu pháp điều trị ung thư khác, những tác dụng phụ bất lợi cũng được nhìn thấy, có thể nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng. Chúng được gây ra bởi đáp ứng miễn dịch hoạt động quá mức dẫn đến các phản ứng tự miễn, nhưng thường có thể kiểm soát được. Nghiên cứu tích cực tiếp tục tập trung vào việc làm sáng tỏ các cơ chế hoạt động, với mục tiêu cải thiện liệu pháp và giảm tác dụng phụ.

Trong hai chiến lược điều trị, liệu pháp trạm kiểm soát chống lại PD-1 đã chứng minh hiệu quả và kết quả tích cực trên nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, ung thư thận, u lympho và u hắc tố ác tính. Các nghiên cứu lâm sàng mới chỉ ra rằng liệu pháp phối hợp, nhắm vào cả CTLA-4 và PD-1, thậm chí có thể hiệu quả hơn, như được chứng minh trên bệnh nhân u hắc tố ác tính. Vì vậy, GS. Allison và GS. Honjo đã truyền cảm hứng cho những nỗ lực phối hợp các chiến lược khác nhau để giải phóng “phanh hãm” hệ miễn dịch với mục đích loại bỏ các tế bào khối u hiệu quả hơn. Nhiều thử nghiệm trị liệu trạm kiểm soát hiện đang được tiến hành đối với hầu hết các loại ung thư, với đích tác dụng là những protein trạm kiểm soát mới.

Trong hơn 100 năm qua các nhà khoa học đã cố gắng huy động hệ miễn dịch vào cuộc chiến chống ung thư. Trước những khám phá đầu tiên của hai nhà khoa học đoạt giải Nobel năm nay, những bước tiến trên lâm sàng là khá khiêm tốn. Liệu pháp trạm kiểm soát hiện đã cách mạng hóa việc điều trị ung thư và đã làm thay đổi tận gốc sự nhìn nhận của chúng ta về cách quản lý ung thư.

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Bệnh nhân ung thư điều trị bằng thuốc bổ sung dễ tử vong hơn

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm gia cầm A(H9) trên người đầu tiên

​Ngày 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người sau khi ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Bệnh nhân ung thư điều trị bằng thuốc bổ sung dễ tử vong hơn

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các bộ, ngành.
Bệnh nhân ung thư điều trị bằng thuốc bổ sung dễ tử vong hơn

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Ra mắt cuốn sách "Bản lĩnh blouse trắng"

Ngày 26/2, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) và ra mắt cuốn sách “Bản lĩnh blouse trắng”.
Bệnh nhân ung thư điều trị bằng thuốc bổ sung dễ tử vong hơn

Sau Tết, tiếp tục giám sát chặt các dịch bệnh

Trong kỳ nghỉ Tết, cả nước ghi nhận 357 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 225 trường hợp mắc tay chân miệng.
Bệnh nhân ung thư điều trị bằng thuốc bổ sung dễ tử vong hơn

Bé gái 5 tuổi bị mất một bàn tay vì hàng xóm đốt pháo

Khi đang chơi trước nhà, thấy nhà hàng xóm đốt pháo hoa bé gái nhặt một viên pháo rơi trên sân, sau đó pháo phát nổ khiến tay trái của bé bị dập nát và đùi phải bị cháy đen.

Tin bài khác

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Bệnh viện Đà Nẵng thông tin, các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công khối u khổng lồ vùng góc hàm cho cụ bà có tiền sử 3 lần tai biến.
Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Ngày 31/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh viện vừa thực hiện báo động đỏ liên viện, mổ khẩn cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết trên cơ thể trong tình trạng tính mạng bị đe doạ.
TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

Bé trai đầu tiên được thông tim từ trong bào thai đã chào đời lúc 9h17 sáng 30/1, tại Bệnh viện Từ Dũ, nặng 2,9kg, da dẻ hồng hào, khóc rất to khi chào đời.
Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Nữ bệnh nhân 26 tuổi bị tai biến xuất huyết não sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, gọt góc hàm, hạ gò má, nhổ răng khôn.
Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận nhiều ca bệnh bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ học theo hướng dẫn trên mạng để chơi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...