Facebook Zalo youtube Tiktok

Các phương pháp “độc, lạ” trị bệnh

Sức khỏe
Các nhà khoa học luôn nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp điều trị bệnh, trong đó có những phương pháp bắt nguồn từ những loài côn trùng hoặc những loài vật có xung quanh ta...
aa

Điều trị ung thư bằng nọc độc

Ong bắp cày nổi tiếng với những cú chích đầy nọc độc của mình, mặc dù vậy các nhà khoa học đã phát hiện một công dụng bất ngờ của chất độc chết người này. Đó chính là chữa ung thư. Nọc độc ong bắp cày chỉ tiêu diệt tế bào ung thư chứ không động đến những tế bào bình thường. Thử nghiệm của các nhà khoa học Đại học Leed, Vương quốc Anh và Sao Paolo, Brazil đã thử nghiệm độc tố Polybia - MP1 có trong loài ong Polybia paulista - một nhánh của ong bắp cày tìm thấy nhiều ở khu vực Brazil.

Các nhà khoa học phát hiện Polybia - MP1có thể ức chế nhiều dạng tế bào ung thư: Tiền liệt tuyến, bàng quang và tế bào bệnh bạch cầu kháng nhiều loại thuốc. Các phân tử Polybia - MP1 có thể tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách tấn công những lipid trên bề mặt của tế bào ung thư và tạo ra lỗ thủng để các phân tử sinh học quan trọng với tế bào thoát ra ngoài.

Kiến khâu vết thương

Trong những khu rừng rậm tại châu Phi có loài kiến Siafu hay còn gọi là kiến quân đội hoặc kiến phẫu thuật, loài kiến này có thể lên đến đàn với 20 triệu con. Số lượng đông đảo cùng với bộ hàm chắc khỏe, chúng có thể giết chết bất kỳ đối thủ nào kể cả con người.

Nhưng chúng cũng có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc khâu các vết thương hở trên người, điều này đã được một số bộ lạc ở Đông Phi thực hiện. Để kiểm chứng, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra nhận định rằng “Hàm dưới chắc khỏe của kiến có thể sẽ đâm sâu vào da con người, dùng kỹ thuật để khép chặt vết thương hở trên cơ thể người”.

Trong tài liệu viết năm 1896 ở Smyrna, Tiểu Á cũng có đoạn: “Vết khâu trên đầu của thợ cắt tóc dài khoảng 2,5cm do 10 con kiến quân đội thực hiện. Khi kiến cắn vào hai bên của vết thương, người ta bỏ đi phần thân kiến, chỉ giữ lại phần đầu kiến đang giữ chặt hàm ở vết thương. Vết may được tạo ra bởi những cái ghim bằng đầu kiến tạm thời này có thể kéo dài trong nhiều ngày và có thể dễ dàng thay thế nếu cần thiết”.

cac phuong phap doc la tri benh
Kiến khâu vết thương.

Uống đồ uống có giun ký sinh để điều trị các bệnh về đường ruột

Viêm loét đại tràng là một tình trạng gây viêm ruột và nó gây ra các cơn đau đớn cho người bệnh. Để điều trị cho tình trạng này hiện nay chỉ có cách uống thuốc, thay đổi chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu do TS. Joel Weinstock dẫn đầu thuộc Trường đại học Tufts, bang Massachusetts, Mỹ đã khám phá ra một phương pháp mới hiệu quả để điều trị căn bệnh này.

Đó là uống đồ uống có trứng giun ký sinh trong đó. Weinstock cùng các cộng sự đã tiến hành thử nghiệm phương pháp này với bệnh nhân viêm loét đại tràng và bệnh nhân mắc bệnh Crohns, những người này uống 2.500 trứng giun roi heo. Kết quả cho thấy biện pháp này giúp giảm các triệu chứng đau đến 72,4% ở các tuần điều trị sau đó.

Dùng giòi để làm sạch vết thương

Nghe đến tên giòi nhiều người đã cảm thấy kinh sợ và đặt câu hỏi cho biện pháp làm sạch vết thương “độc, lạ” này. Nhưng dùng giòi để làm sạch vết thương thâm chí được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ chấp thuận vào năm 2004. Nhưng lịch sử của biện pháp này có từ xa xưa hơn thế.

Các bác sĩ điều trị cho binh lính trong quân đội của Napoleon đã sử dụng giòi để chúng ăn các mô chết, phần thịt bị thối rữa xung quanh vết thương để lại các mô khỏe mạnh, ngoài ra giòi còn tiết chất nhờn giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta chống lại mầm bệnh, chống nhiễm trùng.

Vá tim bằng tằm

Tằm không chỉ nhả tơ giúp dệt vải mà còn hữu ích đối với những người phải phẫu thuật tim mạch. Những người bị đau tim thường có trái tim bị tổn thương do không có khả năng tái tạo mô cơ tim. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài để tạo ra các bản vá cho phép sự phát triển của các tế bào mới.

Giải pháp đó đến từ con tằm tasar. Nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Ấn Độ đã sản xuất ra các đĩa có kích thước bằng đồng xu để tạo thành các bản vá tim có kết cấu thô và bổ sung vào đó protein giúp các tế bào cơ tim đan lại cùng nhau. Việc điều trị đã được tiến hành thành công trên chuột.

Đỉa chữa viêm khớp

Trong thế kỷ 19, đỉa được sử dụng trong điều trị bệnh một số quốc gia châu Á và ở Mỹ. Trong y học hiện đại, đỉa được dùng chủ yếu giúp bệnh nhân chữa lành vết thương trên da vì chúng có thể hút máu tích tụ bên trong tĩnh mạch chủ cho phép lưu thông máu.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng nếu để hút máu phía trên đầu gối của bệnh nhân bị viêm khớp, đỉa có thể làm giảm đáng kể các cơn đau mà người bệnh đang phải chịu đựng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nga cho thấy dịch tiết từ nước bọt của đỉa rất hữu hiệu trong điều trị bệnh ù tai.

Vắc-xin cúm từ sâu bướm

Cúm là căn bệnh rất phổ biến trong xã hội ngày nay, tuy rằng căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Quadcellenceent là một loại vắc-xin cúm tổng hợp đã được thử nghiệm lâm sàng và hiện đang có mặt trên thị trường Mỹ. Thí nghiệm cho thấy, những người được tiêm vắc-xin này khả năng bị cúm thấp hơn 31% những người không tiêm vắc-xin. Điều đặc biệt Quadcellenceent là vắc-xin được sản xuất từ con sâu bướm, con bướm ở giai đoạn nhộng.

Theo Minh Huệ / Sức khỏe & Đời sống

Tin mới hơn

Tiêm vắc-xin sởi: Không bao giờ là quá muộn

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm gia cầm A(H9) trên người đầu tiên

​Ngày 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người sau khi ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Tiêm vắc-xin sởi: Không bao giờ là quá muộn

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các bộ, ngành.
Tiêm vắc-xin sởi: Không bao giờ là quá muộn

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Ra mắt cuốn sách "Bản lĩnh blouse trắng"

Ngày 26/2, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) và ra mắt cuốn sách “Bản lĩnh blouse trắng”.
Tiêm vắc-xin sởi: Không bao giờ là quá muộn

Sau Tết, tiếp tục giám sát chặt các dịch bệnh

Trong kỳ nghỉ Tết, cả nước ghi nhận 357 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 225 trường hợp mắc tay chân miệng.
Tiêm vắc-xin sởi: Không bao giờ là quá muộn

Bé gái 5 tuổi bị mất một bàn tay vì hàng xóm đốt pháo

Khi đang chơi trước nhà, thấy nhà hàng xóm đốt pháo hoa bé gái nhặt một viên pháo rơi trên sân, sau đó pháo phát nổ khiến tay trái của bé bị dập nát và đùi phải bị cháy đen.

Tin bài khác

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Bệnh viện Đà Nẵng thông tin, các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công khối u khổng lồ vùng góc hàm cho cụ bà có tiền sử 3 lần tai biến.
Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Ngày 31/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh viện vừa thực hiện báo động đỏ liên viện, mổ khẩn cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết trên cơ thể trong tình trạng tính mạng bị đe doạ.
TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

Bé trai đầu tiên được thông tim từ trong bào thai đã chào đời lúc 9h17 sáng 30/1, tại Bệnh viện Từ Dũ, nặng 2,9kg, da dẻ hồng hào, khóc rất to khi chào đời.
Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Nữ bệnh nhân 26 tuổi bị tai biến xuất huyết não sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, gọt góc hàm, hạ gò má, nhổ răng khôn.
Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận nhiều ca bệnh bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ học theo hướng dẫn trên mạng để chơi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc