Ưu tiên mở mới các ngành học đáp ứng nhu cầu của xã hội
Đại học Thái Nguyên sẽ mở thêm một số ngành mới có tính hội nhập cao và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp FDI |
Với 5 ngành và 12 chương trình đào tạo năm 2003 trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Thái Nguyên sẽ thực hiện xét tuyển theo chỉ đạo chung với hình thức như đã thực hiện từ năm 2022 Mặc dù Hiện nay việc đào tạo ngoại ngữ của nhà trường về cơ bản đã được đánh giá đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị doanh nghiệp nhưng trước đòi hỏi chất lượng ngày càng cao trường tiếp tục điều chỉnh chương trình đào tạo và giữ nguyên điểm sàn tuyển sinh.
GVCC.TS. Lê Hồng Thắng, Hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên: “Trường ngoại ngữ của chúng tôi đây Hiện nay là cũng đang triển khai một số các cái hướng để mở mới một số ngành đào tạo trong đó có tiếng Hàn, trong đó có tiếng Nhật. Tuy nhiên việc mở mới các ngành đào tạo đó, mặc dù là nhu cầu xã hội rất cao nhưng để mở được mới các ngành đào tạo đó cần phải đáp ứng một loạt các yêu cầu theo quy định của Bộ”.
Ngoài nhóm ngành truyền thống như: kỹ thuật công nghệ số; kinh tế quản trị số; mỹ thuật truyền thông số, năm nay trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Đại học Thái Nguyên sẽ mở thêm một số ngành mới có tính hội nhập cao và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp FDI.
PGS. TS Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Đại học CNTT và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên: “Ngoài việc mở rộng các chương trình đào tạo mới, năm nay nhà trường có 24 chương trình đào tạo thì cũng tăng chỉ tiêu cho các chương trình đào tạo cũ ví dụ tất cả các chương trình đào tạo mà được nhiều người học quan tâm trong thời gian vừa qua như là: công nghệ thông; tin kỹ thuật phần mềm; thương mại điện tử; marketing số; thiết kế đồ họa; Truyền thông đa phương tiện… thì điều đầu được tăng chỉ tiêu rất nhiều so với những năm trước”.
Năm 2003 Đại học Thái Nguyên tuyển sinh 133 ngành đào tạo trình độ đại học với trên 14.600 chỉ tiêu; 21 ngày đào tạo trình độ cao đẳng với trên 1.1900 chỉ tiêu. Toàn đại học cũng sẽ tuyển sinh theo 6 phương thức đồng thời mở một số ngành đáp ứng nhu cầu của xã hội như: quản trị nhân lực; ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số. Ngoài ra các ngành đào tạo như ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn; Công nghệ thông tin điện tử viễn thông dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu. Các chính sách ưu tiên như miễn lệ phí ký túc xá; học bổng; giảm học phí cũng sẽ được nhiều trường áp dụng. Hiện nay Đại học Thái Nguyên cũng đã và đang chỉ đạo các trường thành viên hoàn tất đề án tuyển sinh và các điều kiện cần thiết sẵn sàng cho việc xét tuyển theo quan điểm giảm tổ hợp xét tuyển để tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
GS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho biết: “Nhiều trường tuyển sinh rất tốt, như Trường ĐH Y, ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông; ĐH Kinh tế và QTKD… Tuy nhiên ở một số trường, một số ngành đào tạo tuyển sinh không được như mong muốn, đặc biệt là các khối ngành nông lâm. Chủ trương của ĐH Thái Nguyên là sẽ không giảm điểm để tuyển sinh đạt chỉ tiêu. Chúng tôi xác định sinh viên đầu vào phải có điểm tối thiểu, đạt điều kiện thì mới tuyển”.
Mặc dù năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học của thí sinh, tuy nhiên các nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, vì vậy các thí sinh cần nghiên cứu đề án tuyển sinh kỹ của từng trường, từ đó sẽ làm tăng cơ hội xét tuyển theo các phương thức cơ hội trúng tuyển đối với mỗi ngành học./.