Facebook Zalo youtube Tiktok

Tương lai của Hong Kong nếu dự luật dẫn độ được thông qua

Thế giới
Dự luật có nguy cơ khiến Hong Kong mất sức hấp dẫn với giới tài chính, trong khi người dân lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của đại lục.
aa
tuong lai cua hong kong neu du luat dan do duoc thong qua
Người biểu tình Hong Kong đụng độ với cảnh sát ngày 9/6. Ảnh: Reuters.

Người Hong Kong hôm 9/6 đổ xuống đường để biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc đại lục. Một nhà tổ chức biểu tình cho biết hơn một triệu người đã tham gia tuần hành, trong khi cảnh sát nói rằng con số này là 240.000 người.

Nếu dự luật có hiệu lực, các nghi phạm bị bắt ở Hong Kong có thể bị bàn giao cho Trung Quốc đại lục, khiến nhiều người lo lắng rằng Bắc Kinh sẽ có ảnh hưởng với hệ thống tư pháp độc lập của Hong Kong, thế mạnh cốt lõi khiến Hong Kong trở thành một trong những trung tâm tài chính hàng đầu châu Á.

Sau khi được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997 theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ", Hong Kong được quyền duy trì một hệ thống pháp lý riêng biệt, độc lập với đại lục và hai bên cũng không ký bất cứ thỏa thuận dẫn độ nào.

Hong Kong duy trì hệ thống tư pháp kiểu Anh, trong khi tại Trung Quốc đại lục, hệ thống tòa án chịu sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này làm dấy lên những lo ngại trong dư luận Hong Kong về việc chịu sự điều chỉnh của một hệ thống tư pháp hoàn toàn khác, dưới ảnh hưởng ngày càng lớn của chính quyền đại lục.

"Bất cứ ai ở Hong Kong, dù có xuất thân thế nào, vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi chính quyền trung ương ở Bắc Kinh", một công chức Hong Kong tự giới thiệu mình là Ada nói với Guardian. Ada cho hay đây là lần đầu tiên cô xuống đường biểu tình kể từ năm 1989 tới nay.

"Họ nói rằng nếu không làm gì sai, bạn không có gì phải sợ", một người tham gia biểu tình nói. "Nhưng hệ thống pháp lý ở Trung Quốc có thể dễ dàng bị thay đổi".

Nhiều người biểu tình lo ngại bày tỏ nghi ngờ về tính công bằng và minh bạch của hệ thống tư pháp Trung Quốc đại lục. Trong khi đó, sức hút của Hong Kong đến từ hệ thống pháp lý minh bạch, rõ ràng, đáng tin, hứa hẹn về sự trung lập khi phân xử tranh chấp.

Mặc dù giới lãnh đạo Hong Kong nhấn mạnh luật dẫn độ chỉ được áp dụng cho tội ác nghiêm trọng và loại trừ một số tội danh kinh tế như gian lận chứng khoán, trốn thuế, cung cấp thông tin thương mại sai lệch hay xâm nhập máy tính, cộng đồng doanh nghiệp ở Hong Kong vẫn rất lo ngại.

Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong nói rằng "có quá nhiều điều không chắc chắn trong các phần cơ bản của dự luật. Dự luật có thể có tác động nghiêm trọng đến danh tiếng của Hong Kong là một trong những trung tâm kinh doanh quan trọng nhất thế giới".

Gần một phần ba GDP của Hong Kong đến từ lĩnh vực tài chính và các ngành liên quan như dịch vụ pháp lý. Tất cả ngân hàng lớn trên thế giới đều có văn phòng tại thành phố này. Hong Kong còn là "nhà" của sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai châu Á và là nơi nhiều cơ quan truyền thông phương Tây đặt văn phòng để đưa tin về châu Á.

Đó là lý do Hong Kong giàu có: Các ngân hàng và nhà đầu tư sẽ không tự tin triển khai vốn đến khu vực họ có thể bị tịch thu một cách tùy tiện và hay phải "đi cửa sau" để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh.

Dự luật dẫn độ này có thể khiến giới tài chính e ngại và phải điều chỉnh hành vi vì lo sợ bị dẫn độ sang Trung Quốc. Các nhà phân tích chứng khoán có thể ngần ngại khi viết báo cáo chỉ trích các công ty nhà nước Trung Quốc; các ngân hàng có thể xem xét lại việc bố trí giám đốc điều hành quan trọng ở Hong Kong vì họ không muốn nhân sự của mình bị sử dụng như những "con tốt" nếu mối quan hệ giữa với chính quyền Bắc Kinh xấu đi.

"Nếu dự luật được thông qua, Hong Kong sẽ chẳng khác gì các thành phố khác của Trung Quốc", một thanh niên tham gia biểu tình ngày 9/6 nói.

Mỹ ngày 10/6 bày tỏ quan ngại về diễn biến ở Hong Kong, cảnh báo rằng dự luật dẫn độ có thể ảnh hưởng đến tình trạng đặc biệt mà đặc khu này được hưởng. "Sự xói mòn liên tục của khuôn khổ 'một quốc gia, hai chế độ' đặt ra rủi ro với tình trạng đặc biệt của Hong Kong trong các vấn đề quốc tế", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói.

Dự luật có nguy cơ gây tổn hại đến môi trường kinh doanh của Hong Kong và "khiến công dân của chúng tôi cư trú hoặc đến Hong Kong phải chịu ảnh hưởng từ hệ thống tư pháp khó lường của Trung Quốc", Ortagus nói thêm.

Theo Đạo luật Chính sách Mỹ - Hong Kong năm 1992, Washington coi Hong Kong là thực thể tách biệt với phần còn lại của Trung Quốc trong các vấn đề thương mại và kinh tế. Vì vậy, đòn đánh thuế của Trump với hàng hóa Trung Quốc trong chiến tranh thương mại không bị áp đặt với Hong Kong.

Một số nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi Washington thay đổi chính sách này vì Bắc Kinh ngày càng có ảnh hưởng với chính trị Hong Kong. Nếu lời kêu gọi trở thành hiện thực, nó sẽ gây ra tác động kinh tế đáng kể với cả Mỹ và Trung Quốc. Khoảng 1.300 doanh nghiệp Mỹ đặt văn phòng tại Hong Kong và một số công ty nhà nước Trung Quốc được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở đây.

"Nếu Mỹ chấm dứt đối xử đặc biệt với Hong Kong thì tiền có thể ngừng chảy vào thị trường tài chính của thành phố và cũng có khả năng ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc đại lục", Toru Kurata, giáo sư chính trị tại Đại học Rikkyo, Nhật Bản, nói.

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam ngày 10/6 nói rằng bà hiểu những lo ngại của người biểu tình và sẽ nỗ lực giải thích rõ hơn về dự luật, nhưng khẳng định chính quyền có kế hoạch thúc đẩy cơ quan lập pháp thông qua dự luật. Hội đồng lập pháp Hong Kong sẽ bắt đầu tranh luận về dự luật từ ngày 12/6 với mục tiêu biến nó thành luật vào cuối tháng.

Bà Lam nhấn mạnh dự luật nhằm bít lại "lỗ hổng" khiến cho thành phố trở thành "thiên đường" cho tội phạm từ Trung Quốc đại lục tràn sang. "Lỗ hổng" này được thể hiện rõ trong vụ án cư dân Hong Kong Chan Tong-kai năm 2018 giết bạn gái Poon Hiu-wing khi hai người đi nghỉ ở Đài Loan. Sau khi trở về Hong Kong, Chan thừa nhận đã giết Poon nhưng cảnh sát Hong Kong không thể buộc tội giết người với anh ta hay dẫn độ anh ta sang Đài Loan vì không có thỏa thuận dẫn độ giữa hai bên.

Giới chức Hong Kong nhiều lần nhấn mạnh không phải mọi yêu cầu dẫn độ đều tự động được đáp ứng nếu dự luật này có hiệu lực. Các thẩm phán Hong Kong sẽ đóng vai trò như "người gác cổng", quyết định có chấp nhận dẫn độ hay không trong các phiên tòa và bị cáo có thể kháng cáo. Bà Lam và các đồng minh khẳng định bất kỳ ai có nguy cơ bị đàn áp chính trị, tôn giáo, tra tấn, xử tử sẽ không bị dẫn độ.

Bắc Kinh thể hiện sự ủng hộ với dự luật. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ám chỉ rằng các thế lực phương Tây đã kích động cuộc biểu tình phản đối dự luật. "Chúng tôi kiên quyết phản đối những lời nói và hành động sai trái của bất kỳ lực lượng nước ngoài nào can thiệp" vào luật pháp Hong Kong, ông nói.

Một số chính trị gia đối lập tin rằng lập trường của chính quyền Hong Kong đang bị dao động và họ có thể "xuống nước" nếu như có thêm nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn nổ ra. Tuy nhiên, Gavin Greenwood, từ công ty tư vấn A2 Global Risk cho rằng nhiều khả năng các nhà lập pháp Hong Kong sẽ thông qua dự luật vì Bắc Kinh ngày càng có ảnh hưởng với Hong Kong.

Theo Phương Vũ/ Vnexpress

Tin mới hơn

Cảnh sát Hong Kong tái khẳng định không dung thứ các hành vi bạo lực

Tin 24h ngày 22/11/2024

Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).
Cảnh sát Hong Kong tái khẳng định không dung thứ các hành vi bạo lực

Tin 24h ngày 20/11/2024

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, nhà giáo vốn là những người sống trách nhiệm, bao dung, vị tha, do vậy, sẽ không chấp nhận sống giàu có, sung sướng, mà bên cạnh là những người nghèo khổ hơn.
Cảnh sát Hong Kong tái khẳng định không dung thứ các hành vi bạo lực

Tin 24h ngày 18/11/2024

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva.
Cảnh sát Hong Kong tái khẳng định không dung thứ các hành vi bạo lực

Điểm sự kiện từ ngày 11/11 đến ngày 17/11/2024

Từ ngày 11/11 đến ngày 17/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Cảnh sát Hong Kong tái khẳng định không dung thứ các hành vi bạo lực

Tin 24h ngày 17/11/2024

Siêu bão Man-yi “đe dọa tính mạng” tiếp tục hoạt động dữ dội ở Philippines.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 14/11/2024

Tin 24h ngày 14/11/2024

Chiều 13/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro, ngay sau lễ đón chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.
Tin 24h ngày 12/11/2024

Tin 24h ngày 12/11/2024

Tối 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.
Điểm sự kiện từ ngày 4/11 đến ngày 10/11/2024

Điểm sự kiện từ ngày 4/11 đến ngày 10/11/2024

Từ ngày 4/11 đến ngày 10/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 10/11/2024

Tin 24h ngày 10/11/2024

Hồi 4 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 335km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 5km/giờ.
Tin 24h ngày 9/11/2024

Tin 24h ngày 9/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...