Tránh bữa ăn trưa với muối ớt, chuột đồng cho học sinh, giáo viên lên mạng xã hội “xin” giúp đỡ
Ám ảnh những bữa cơm trắng với muối ớt
Xã Quảng Hòa (huyện Đắk G’Long) là một trong những địa phương “nghèo” nhất của tỉnh Đắk Nông. Theo thống kê sơ bộ, toàn xã hiện có hơn 65% là hộ nghèo; dân cư trong xã đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống kinh tế khó khăn, người dân sinh sống phân bố rải rác, nhiều cụm dân cư nằm sâu trong những cánh rừng khiến giấc mơ đổi đời bằng con chữ của những học sinh nơi đây bị cản trở.
![]() |
Những bữa cơm chỉ đơn giản với bát muối ớt làm đồ ăn mặn |
Trong suy nghĩ của nhiều người dân, con cái đi học không những là gánh nặng về kinh tế mà còn mất đi một lao động trong nhà. Những đứa trẻ được đến trường phải lựa chọn cuộc sống tự lập, tá túc ở những căn nhà dựng tạm, tự nấu ăn và kiếm thức ăn trong suốt cả một tuần học. Chính vì thế, cảnh học sinh ăn cơm với muối ớt, với rau rừng hay đơn giản chỉ là một gói mì tôm…không khó bắt gặp mỗi khi ghé thăm các em.
Là người có nhiều năm gắn bó với ngôi trường vùng cao Quảng Hòa, thầy Nguyễn Quang Trung, giáo viên Trường THCS Quảng Hòa cho biết, các em trọ học phải tự lập, tự túc nấu ăn bằng bếp củi tạm bợ. Sau giờ học, mỗi em tự nấu cơm cho riêng mình, thức ăn thường là muối, cá khô. Thế nhưng, đang tuổi ăn, tuổi lớn nên nhiều em chưa biết chia khẩu phần ăn hợp lý nên hay thiếu ăn dù chưa hết tuần.
![]() |
Trọ học xa nhà, nhiều em chỉ cần một gói mì tôm là xong bữa trưa |
Nam giáo viên này cho biết thêm, không biết bao nhiêu lần anh cảm thấy xót xa trước bữa cơm của học sinh. “Có lần vào đúng bữa trưa, tôi đi qua nhà nội trú của học sinh. Thấy tụi nhỏ đang xúm nhau lại chỗ chậu nước nên tôi chạy lại xem, không ngờ rằng, học sinh đang làm thịt chuột để ăn. Một lần khác, tôi vào tận bếp, thấy những nồi cơm vẫn còn nguyên nhưng đã mốc xanh, mốc đỏ. Vì không có thức ăn nên các em nấu cơm rồi để đó. Nhìn cảnh ấy chẳng giáo viên nào mà cầm lòng nổi”.
Bữa cơm “giữ chân”học trò nghèo
Nhà cách trường hơn 20km, lại thuộc diện hộ nghèo của xã nên hàng tuần, Triệu Thị Phương (học sinh lớp 9A) được bố cho mấy kg gạo và vài lạng cá khô mang ra trường ăn cả tuần. Thế nhưng, năm học trước hầu như tuần nào em cũng phải nhịn đói ngày cuối tuần vì hết đồ ăn.
Năm học này đã khác, sau những tiết học buổi sáng thứ 2 hoặc thứ 6, Phương không phải lo đến bữa ăn nữa. Bởi đó là ngày em được nhận cơm có đủ thịt cá, canh rau… từ bếp ăn tình thương tại chính ngôi trường em đang học. Phương cho biết: “Từ đầu năm học, thầy cô ở trường phát cơm miễn phí cho chúng em. Cơm ngon lắm, lại có nhiều thức ăn nên em và các bạn rất vui. Nhiều bạn còn muốn ăn thêm nhưng phải nhường cho những bạn khác nên mỗi người chỉ dám xin một phần thôi”.
![]() |
Từ năm học này, hơn 130 học sinh ở trọ được thầy cô giáo tặng cơm miễn phí |
Năm học 2018-2019, Trường THCS Quảng Hòa và Tiểu học Bế Văn Đàn có gần 1.000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 đang theo học, trong đó chủ yếu là người dân tộc H’Mông. Để hỗ trợ học sinh ở xa có điều kiện học tập, giáo viên đang công tác tại hai ngôi trường này đã kêu gọi hỗ trợ cơm trưa cho các em thông qua bếp ăn tình thương.
Thầy giáo Nguyễn Quang Trung, người đầu tiên nảy ra ý tưởng về mô hình bếp ăn này cho biết, mô hình này xuất phát từ thực tế bữa cơm hàng ngày của các em. Chính những thiếu thốn đã thôi thúc các giáo viên như thầy huy động bạn bè, mạnh thường quân và các nhà hảo tâm trên địa bàn đóng góp.
![]() |
Những bữa cơm do các thầy cô giáo lên mạng xã hội xin kinh phí để nấu |
Việc kêu gọi diễn ra chủ yếu ở trên trang Facebook cá nhân của các thầy cô giáo và vận động trực tiếp những mạnh thường quân “tiềm năng”. “Thấy các em ăn uống kham khổ, thiếu thốn, tôi lên mạng chia sẻ với bạn bè, người quen ở Bình Dương, TP HCM giúp đỡ. Ngoài ra còn có sự ủng hộ của một số cửa hàng thực phẩm trên địa bàn. Sau đó, các thầy cô giáo đồng nghiệp, cùng chia sẻ, góp sức vào việc hình thành bếp ăn tình thường”, thầy Trung chia sẻ thêm.
Những bài viết đầy tình cảm của giáo viên kết hợp với những hình ảnh chân thật nhất về cuộc sống trọ học của học sinh đã tạo nên hiệu ứng. Nhiều mạnh thường quân đã ủng hộ, giúp đỡ kinh phí cho mô hình hoạt động. Hàng tuần, bếp ăn sẽ nấu 1 bữa cơm vào trưa thứ 2 hoặc trưa thứ 6 cho khoảng 130 học sinh nghèo. Thầy cô giáo của trường và chị Lê Thị Lương Nhi, một người dân địa phương tình nguyện phục vụ các em.
![]() |
Đây là cách thực tế nhất để cách thực tế nhất để giữ chân các em ở lại trường |
Cô Sầm Thị Dung, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Bế Văn Đàm tâm sự: “Các thầy cô giáo ở đây đều nhận thấy rằng, vận động các em đến trường thôi là chưa đủ, chỉ khi các em no bụng thì mới yên tâm đi học. Dù hiện tại chúng tôi chỉ đủ tiền giúp các em một bữa/ tuần, nhưng đó là cách thực tế nhất để giữ chân các em ở lại trường. Công việc hoàn toàn tự nguyện, được ban giám hiệu, chính quyền địa phương hết sức ủng hộ, học sinh cũng rất phấn khởi, càng tiếp thêm động lực cho chúng tôi tiếp tục duy trì những bữa ăn này”.
Thầy Đỗ Ngọc Khanh, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Hòa chia sẻ: "Bữa ăn miễn phí một phần nào đó đã hỗ trợ các em no bụng để tiếp tục học tập. Hoạt động của bếp ăn như cách để những giáo viên chúng tôi chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo, những mảnh đời bất hạnh trên địa bàn xã Quảng Hòa. Tập thể giáo viên hy vọng bếp ăn tiếp tục được duy trì và tăng thêm khẩu phần ăn, tăng số bữa ăn hàng tuần để học sinh yên tâm học tập".
![]() |
Thầy Trung (cầm mic) và mô hình bếp ăn tình thương được tỉnh Đắk Nông tuyên dương |
Được biết, trong năm học 2017 – 2018, bếp ăn đã tổ chức nấu được 16 đợt với khoảng 1.600 suất cơm cho học sinh của 2 trường ăn bữa trưa miễn phí. Trong năm học 2018-2019, hiện mỗi tuần, bếp ăn mới chỉ duy trì đều đặn được hoạt động này vào mỗi trưa thứ 2 hoặc trưa thứ 6 do nguồn kinh phí còn eo hẹp.
Tin mới hơn

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tin 24h ngày 20/7/2024

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu
Tin bài khác

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Quy định mới về học phí
Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục
![[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/phanletung/112021/02/10/medium/2612_d49d1cca37d4ff8aa6c5.jpg?rt=20211102102614?211102104719)
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)
Multimedia
![[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/13/00/croped/medium/133-thuc-day-tang-truong-kinh-te-nam-202520250313000707.webp?rt=202504152301?250313095032)
[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
![[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/15/22/croped/medium/infor-phat-trien-nang-luc-so-0120250215222055.webp?rt=202504152301?250221082752)
[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025
![[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/16/croped/medium/dsc0036820250207165212.webp?rt=202504152301?250207062727)
[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025
![[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/30/09/croped/medium/nghi-quyet-1820241230091637.webp?rt=202504152301?250221082907)