Facebook Zalo youtube Tiktok

Tin 24h ngày 11/02/2024

Xã hội
Từ sáng 30 đến mùng 1 Tết, các bệnh viện tiếp nhận 3.782 trường hợp liên quan tai nạn giao thông, trong đó 1.500 người phải nhập viện điều trị.
aa

Hơn 3.700 ca cấp cứu do tai nạn giao thông trong hai ngày Tết

Từ sáng 30 đến mùng 1 Tết, các bệnh viện tiếp nhận 3.782 trường hợp liên quan tai nạn giao thông, trong đó 1.500 người phải nhập viện điều trị.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, ghi nhận số bệnh nhân phải nhập viện do tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ Tết năm ngoái (3.318 ca). Trong khi số liệu từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết trong ngày mùng 1 Tết, cả nước xảy ra 78 vụ tai nạn giao thông, khiến 35 người chết, 66 người bị thương. Như vậy, số trường hợp tử vong giảm 6 ca so với năm ngoái (41 người).

Ngoài ra, số ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng. Hiện, các bệnh viện tiếp nhận 280 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa, trong đó 163 người phải nhập viện điều trị, không có trường hợp tử vong. Trong khi cùng kỳ năm ngoái, con số này này 186.

Mùng 1 Tết, cả nước đón chào 2.198 trẻ chào đời, bao gồm cả đẻ thường và đẻ mổ. Hiện, tổng số bệnh nhân điều trị ở các cơ sở khám chữa bệnh là gần 85.200 người.

Dịp Tết, cả nước không ghi nhận trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm, mới nổi như cúm A (H5N1), cúm A (H5N6)... Còn sốt xuất huyết ghi nhận 636 ca mắc, không có tử vong, trong tháng 2. Các trường hợp mắc tập trung chủ yếu tại miền Nam và Trung.

Thứ trưởng Y tế Lê Đức Luận cho biết ngành cơ bản đã chuẩn bị và cung ứng đủ thuốc phục vụ khám chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh. Tính đến trưa 10/2, Bộ Y tế không nhận được thông tin, phản ánh về thiếu thuốc, tăng giá thuốc. Hiện, toàn quốc không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Hành khách được tặng hoa, nghe nhạc trên chuyến bay đầu năm

Tại một số chuyến bay ngày đầu năm Giáp Thìn, hành khách được tặng hoa, thưởng thức chương trình nghệ thuật và nhận quà tặng.

Mùng một Tết Nguyên đán, Vietnam Airlines tổ chức các chuyến bay VN 628 khởi hành từ Bangkok (Thái Lan), VN 157 từ Hà Nội "xông đất" tại sân bay Đà Nẵng. Chuyến bay VN1340 từ TP HCM "xông đất" tại sân bay quốc tế Cam Ranh.

Tin 24h ngày 11/02/2024

Tiếp viên mặc trang phục truyền thống trên chuyến bay Vietravel Airlines.

Hành khách trên các chuyến bay này được tặng hoa, thưởng thức nghệ thuật và nhận quà ngay khi hạ cánh tại sân bay. Một số hành khách may mắn được trao tặng vé máy bay miễn cước.

Trên các chuyến bay khác, các tiếp viên đã trình diễn áo dài chủ đề "Sắc Sen" và "Đăng Hoa Niên Phú" thay cho đồng phục hàng ngày. Hàng chục món ăn mang hương vị Tết như xôi gấc, thịt đông, giò lụa, giò xào, hành muối, củ kiệu muối, dưa góp, giò thủ, miến gà... cũng được Vietnam Airlines đưa lên các chuyến bay nội địa và quốc tế.

Hành khách trên các chuyến bay giữa Hà Nội - TP HCM sáng mùng 1 Tết được nhận lì xì giảm giá vé máy bay. Hãng cũng trang trí trên vách tàu bay tại khoang thương gia, chiếu video ca nhạc mừng Tết.

Ngày đầu năm mới, lãnh đạo các hãng Vietravel Airlines, Vietravel đều gặp gỡ, tặng lì xì cho hành khách trên những chuyến bay đầu tiên tại sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài.

Trên các chuyến bay ngày Tết, tiếp viên Vietravel Airlines cũng thay đổi trang phục của hãng bằng các bộ áo dài ngũ thân và Nhật Bình truyền thống. Hãng phục vụ bánh chưng trên các chuyến bay ngày đầu năm, đem hương vị Tết đến gần hơn với hành khách.

Sân bay Nội Bài sẽ tổ chức biểu diễn ca nhạc và viết thư pháp nghệ thuật phục vụ hành khách vào mùng 5, mùng 6 Tết (hai ngày cao điểm) trong khu vực cách ly tại cả hai nhà ga nội địa và quốc tế. Hành khách đến sân bay được tặng chữ, nghe hát chèo, hát xẩm, chầu văn trước chuyến bay.

Các điểm văn hóa được bố trí khu vực cách ly cánh C nhà ga T1 nội địa và khu vực cách ly cửa 23 nhà ga T2 quốc tế.

Đề xuất thí điểm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới từ năm học 2025 - 2026

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, từ năm học 2025 - 2026 đến năm học 2027 - 2028 thí điểm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới ở một số cơ sở giáo dục mầm non.
Tin 24h ngày 11/02/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã tổ chức đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện hành; tổng quan chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về đổi mới chương trình giáo dục mầm non; nghiên cứu cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới chương trình giáo dục mầm non; xây dựng quan điểm, định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non; tổ chức thử nghiệm một số nội dung mới và hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục mầm non mới; thẩm định chương trình giáo dục mầm non mới trước khi thí điểm.

Thí điểm thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới gồm các nội dung: Xây dựng quy trình thí điểm. Lựa chọn các đơn vị thí điểm. Xây dựng tài liệu, tập huấn hướng dẫn CBQL, GVMN thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới (thí điểm). Hỗ trợ các đơn vị thí điểm đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện thí điểm. Tổng kết, đánh giá việc thí điểm thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

Ban hành, triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới như sau: Hoàn thiện, ban hành Chương trình giáo dục mầm non mới. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

Đảm bảo các điều kiện triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non mới thông qua hoạt động tập huấn, hướng dẫn đội ngũ CBQL, GVMN thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới; Ban hành Đề án đổi mới chương trình giáo dục mầm non và các đề án khác có liên quan nhằm bảo đảm đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non mới; Rà soát, chỉnh sửa bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để quy chuẩn các điều kiện và nguồn lực để đầu tư các điều kiện về đội ngũ; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ chơi; tổ chức hoạt động cơ sở giáo dục để đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

Lộ trình thực hiện

Từ năm học 2025 - 2026 đến năm học 2027 - 2028 thí điểm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới ở một số cơ sở giáo dục mầm non;

Từ năm học 2029 - 2030, bắt đầu triển khai áp dụng đại trà chương trình giáo dục mầm non mới trên phạm vi toàn quốc.

Nước Mỹ lại ‘nóng’ tranh luận về tuổi tác của tổng thống

Tổng thống Biden sẽ 86 tuổi vào cuối nhiệm kỳ tổng thống thứ hai và ông Trump cũng ở tuổi bát thập trong nhiệm kỳ 2, nếu tái đắc cử. Ảnh: New York Times

Tổng thống Dwight D. Eisenhower viết trong nhật ký của mình vào tháng 11/1954, là sự cần thiết của “những người trẻ tuổi hơn ở những vị trí có trách nhiệm cao nhất” vào thời điểm “các vấn đề đặt ra cho tổng thống ngày càng nghiêm trọng và phức tạp”. Lúc đó ông 64 tuổi. Gánh nặng tuổi tác Ngày nay, hai ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ cũ của Eisenhower đều đã ở tuổi 77 và 81. Ngoại trừ một "trận động đất" chính trị không lường trước được, nước Mỹ dường như đã được định sẵn sẽ có một tổng tư lệnh đã quá tuổi nghỉ hưu thông thường trong nhiều năm tới bất kể ai giành chiến thắng vào tháng 11. Ông Donald J. Trump sẽ 82 tuổi vào cuối nhiệm kỳ tiếp theo và ông Joseph R. Biden Jr. sẽ 86 tuổi. Tất nhiên, tuổi già ngày nay đã khác so với những năm 1950, và Eisenhower đã quyết định tái tranh cử, phục vụ nhiệm kỳ thứ hai để lãnh đạo một chính quyền mà các nhà sử học cho là đáng nể. Tuy nhiên, ông đã trải qua nhiều mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe khi đương nhiệm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Giới quan sát cảnh báo nước Mỹ có thể phải đối mặt với những vấn đề tương tự từ nay đến tháng 1/2029, khi nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo sẽ kết thúc. Vấn đề tuổi tác lại được đặt lên hàng đầu với báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert K. Hur về cách xử lý thông tin mật của Tổng thống Biden, trong đó mô tả tổng thống là một “người đàn ông lớn tuổi, có thiện chí và trí nhớ kém”, người đã “suy giảm năng lực khi tuổi càng cao”. Báo cáo được đưa ra cùng tuần xảy ra hai lần ông Biden đề cập đến các cố lãnh đạo châu Âu như thể họ vẫn còn sống và gọi nhầm tổng thống Ai Cập là tổng thống Mexico. Ông Trump nhanh chóng tìm cách lợi dụng báo cáo của công tố viên đặc biệt, gọi ông Biden “quá già để làm tổng thống”. Tuy nhiên, bản thân ông gần đây cũng phải hứng chịu cơn bối rối về tuổi tác trước công chúng. Theo các cuộc thăm dò, về mặt chính trị, tuổi tác là gánh nặng lớn hơn với ông Biden so với ông Trump, có lẽ là do dáng vẻ bề ngoài của tổng thống. Ông Biden đã đồng ý rằng tuổi tác là một vấn đề chính đáng cần xem xét nhưng tỏ ra tức giận trước báo cáo của cố vấn đặc biệt Robert K. Hur. Jonathan Darman, tác giả cuốn “Trở thành FDR” nói về những thách thức sức khỏe của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, cho biết: “Ngay cả khi, như Biden và các trợ lý của ông nhấn mạnh, ông có sức khỏe thể chất và tinh thần tuyệt vời, ông vẫn nợ đất nước một cuộc trò chuyện thẳng thắn và mạnh mẽ về chủ đề này.” Không ứng cử viên nào có vẻ háo hức với điều đó. Cả hai đều đưa ra báo cáo từ các bác sĩ cho biết họ đang ở trong tình trạng tốt, nhưng đều không trả lời các câu hỏi về sức khỏe của họ. Trong khi bác sĩ Nhà Trắng đã được các tổng thống tiền nhiệm cho phép sẵn sàng tiếp xúc với các phóng viên, lúc này ông Biden thấy chưa phù hợp khi cho phép bác sĩ của mình trả lời các câu hỏi chi tiết.

Hiến pháp Mỹ với vấn đề sức khoẻ tổng thống

Ngay cả khi giả sử cả hai đều phù hợp với chức vụ tổng thống vào thời điểm này, câu hỏi khó đánh giá hơn đối với cử tri là liệu sức khoẻ của họ có còn phù hợp trong 5 năm nữa hay không. Và tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với đất nước sẽ là phải làm gì nếu một tổng thống bị sa sút về sức khoẻ tinh thần hoặc thể chất đến mức ảnh hưởng đến khả năng thực hiện công việc nhưng không thừa nhận điều đó hoặc tự nguyện xin rút. Lịch sử cho thấy các tổng thống không sẵn lòng từ bỏ quyền lực cho dù họ có bị suy giảm sức khoẻ đến đâu, và cơ chế hiến pháp để loại bỏ họ được quy định trong Tu chính án thứ 25 thì cũng không dễ dàng. Tu chính án này yêu cầu phó tổng thống và đa số nội các phải tuyên bố rằng tổng thống “không thể thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình” - điều mà những người được bổ nhiệm trung thành có thể do dự thực hiện nếu tổng thống không đồng ý. Ngay cả khi họ làm vậy, tổng thống vẫn có thể kháng cáo lên Quốc hội, và cần phải có 2/3 phiếu bầu của cả hai viện để thông qua việc loại bỏ ông. Một số thành viên nội các của ông Trump khi ông còn là tổng thống từng tính viện dẫn Tu chính án thứ 25 để lật đổ ông, nhưng Phó tổng thống Mike Pence, đã từ chối làm theo. Tu chính án thứ 25 đưa ra một giải pháp thay thế: Một ủy ban do Quốc hội thành lập có thể tuyên bố một tổng thống không thể phục vụ, nhưng các nhà lập pháp chưa bao giờ thành lập một cơ quan như vậy. Những cuộc "khủng hoảng sức khoẻ tổng thống" Vấn đề này đã nảy sinh dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử nước Mỹ. Tổng thống James A. Garfield bị một kẻ ám sát bắn vào năm 1881 và sống được thêm 80 ngày, trong thời gian đó ông gần như không đủ sức để điều hành đất nước. Tương tự như vậy, Tổng thống Ronald Reagan bị bắn vào năm 1981 và phải nhập viện gần hai tuần, mặc dù đội ngũ của ông đã nỗ lực tạo ra ấn tượng rằng ông có thể điều hành ngay từ trên giường bệnh. Sau khi Eisenhower suy nghĩ về tuổi tác trong nhật ký của mình, vị tổng thống đã bị đau tim vào năm 1955 và phải trải qua cuộc phẫu thuật vào năm 1956 trước khi giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử. Năm 1957, ông bị một cơn đột quỵ nhỏ nhưng cuối cùng vẫn hoàn thành nhiệm kỳ vào năm 1961. Giống như các tổng thống khác, ông tự thuyết phục mình là người đặc biệt phù hợp với Nhà Trắng và tái tranh cử.

Còn Tổng thống Roosevelt luôn phải vật lộn với vấn đề chính trị liên quan sức khoẻ, khi buộc phải thuyết phục cả nước rằng ông sẽ phù hợp với cương vị tổng thống trong lần đầu tranh cử vào năm 1932 dù đã mất khả năng sử dụng đôi chân vì bệnh bại liệt. Roosevelt rõ ràng đã chứng tỏ được khả năng của mình bất chấp căn bệnh.

Tuy nhiên, vào thời điểm tranh cử nhiệm kỳ thứ tư năm 1944, ông Roosevelt đã kiệt sức và suy sụp đến mức bác sĩ riêng của ông không tin rằng ông sẽ sống sót qua nhiệm kỳ. Bác sĩ Darman nói: “Quyết định tranh cử năm đó của ông ấy thật khó để bảo vệ. Các trợ lý của Roosevelt nói với cả nước rằng sức khỏe của ông rất tốt, nhưng bất kỳ ai tiếp xúc gần gũi với ông vào thời điểm đó đều có thể thấy rằng sức chịu đựng thể chất của ông đã giảm sút đáng kể”.

Cuộc khủng hoảng sức khoẻ tổng thống nổi tiếng và nghiêm trọng nhất xảy ra khi Woodrow Wilson gục ngã trong một chuyến tàu xuyên quốc gia quảng bá cho đảng Liên minh Quốc gia của ông vào năm 1919. Sau cơn đột quỵ, ông gần như không đủ sức để lãnh đạo đất nước, kín đáo nhường lại vai trò cho vợ là Edith Wilson và một số trợ lý trong gần một năm rưỡi.

Hai ứng viên Biden - Trump cần làm gì?

Cho đến gần đây, Ronald Reagan là tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ, rời nhiệm sở chỉ vài tuần trước sinh nhật lần thứ 78. Ông Biden trong ngày đầu tiên nhậm chức đã già hơn Reagan vào ngày cuối cùng, đảm nhận danh hiệu tổng thống Mỹ lớn tuổi nhất. Nếu ông Trump giành chiến thắng vào tháng 11 và kết thúc nhiệm kỳ thứ hai, ông sẽ vượt qua ông Biden về thành tích đó.

Ông Darman cho biết bài học ông rút ra từ lịch sử là Roosevelt đã xua tan nỗi lo về sức khỏe bằng lịch trình vận động tranh cử rầm rộ. Ông nói: “Người Mỹ ngày nay nghi ngờ về khả năng của ông Biden trong việc giải quyết các yêu cầu của nhiệm kỳ tổng thống. Cách duy nhất để ông ấy giải quyết những nghi ngờ đó là làm những gì Roosevelt đã làm - xuất hiện trước công chúng và cho cả nước thấy rằng ông ấy sẽ còn ở lại thêm 4 năm nữa.”

Ông Trump cũng sẽ phải dập tắt những lo ngại về sức khỏe của mình, điều từng gây lo lắng nghiêm trọng khi ông còn đương chức nhiệm kỳ đầu tiên.

Khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra, sự lựa chọn tiềm tàng giữa ứng viên độ tuổi "bát thập" (ông Biden) và "thất thập" (ông Trump) có thể là duy nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng nó có thể không phải là cuối cùng. Ông Norton Smith - cựu Giám đốc Trung tâm Dwight D. Eisenhower, nói, với tuổi thọ dài hơn và những tiến bộ trong khoa học y tế, “tốt hơn hết chúng ta nên làm quen với những tổng thống cao tuổi hơn”.

Oanh tạc cơ chiến lược Nga áp sát Alaska

Nga triển khai biên đội máy bay Tu-95MS trên vùng trời gần bang Alaska của Mỹ, lần thứ ba hoạt động này diễn ra trong vòng 4 ngày qua.

"Hai oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS thực hiện chuyến bay theo kế hoạch ở vùng trời quốc tế trên biển Bering, gần bờ biển phía đông bang Alaska. Nhóm phi cơ được hộ tống bởi biên đội tiêm kích hạng nặng Su-30SM, chuyến bay kéo dài hơn 7 giờ", Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm nay.

Hình ảnh được công bố cho thấy biên đội Tu-95MS xuất phát từ sân bay phủ đầy tuyết, sau đó là chiến đấu cơ Su-30SM mang ít nhất hai tên lửa đối không tầm ngắn R-74M. Các máy bay lập đội hình trong chuyến bay, nhưng chưa rõ có chạm mặt tiêm kích Mỹ khi hoạt động gần Alaska hay không.

Hoa anh đào Nhật Bản nở sớm đón nắng Xuân

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự báo mùa hoa anh đào năm nay sẽ bắt đầu nở rộ khoảng giữa tháng 3 nhưng tại Công viên Nishihirabatake, Masuda, tỉnh Kanagawa, những cánh hoa anh đào đầu mùa đã bắt đầu khoe sắc từ đầu tháng 2, trùng với dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn của Việt Nam.
Tin 24h ngày 11/02/2024

Du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa anh đào đầu mùa.

Địa điểm này đang thu hút lượng lớn du khách đến chiêm ngưỡng và tận hưởng tiết trời mùa Xuân đang dần thay thế không khí lạnh giá của mùa Đông trên đất nước "Mặt Trời mọc". Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, hoa anh đào ở Công viên Nishihirahata thuộc loài anh đào nở sớm Kawazu. Hoa anh đào Kawazu được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1955 tại thị trấn Kawazu, tỉnh Shizuoka, nên sau đó giống hoa này cũng được đặt tên gắn liền với thị trán Kawazu. Với đặc tính nở sớm hơn mùa hoa anh đào tại Nhật Bản, chính quyền thị trấn Matsuda, tỉnh Kanagawa thường tổ chức Lễ hội hoa anh đào Matsuda từ tuần đầu tiên của tháng 2 đến giữa tháng 3 tại Công viên Nishihirabatake.
Thainguyentv.vn

Tin mới hơn

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đúng 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể. Trong không khí trang nghiêm và xúc động, Quốc thiều Việt Nam được cử hành để tiễn biệt Tổng Bí thư - Nhà lãnh đạo đức độ, mẫu mực, tài năng, kiên trung của Đảng, cả cuộc đời hết lòng vì nước, vì dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân

Ghi nhận những công lao, cống hiến đặc biệt xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước đã trân trọng trao tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao quý nhất; nhưng hơn hết, đồng chí mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân. Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này trong Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngày Quốc tang thứ 2: Người dân xếp hàng từ 2 giờ sáng chờ viếng Tổng Bí thư

Hàng trăm người dân đã có mặt từ sớm tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia để chờ đến lượt viếng trong ngày Quốc tang thứ 2 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau 18h ngày 25/7, Nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ tang, từ 18h ngày 25/7, Nhân dân sẽ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trang trọng tại nhiều nước trên thế giới

Sáng nay 25/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng được tổ chức trang trọng tại Liên Hợp quốc và nhiều nước trên thế giới: Hoa Kỳ, Australia, Algeria, Campuchia,...

Tin bài khác

Ứng phó bão số 2 và mưa lũ để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều

Ứng phó bão số 2 và mưa lũ để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Tin tức 24h ngày 21/7/2024

Tin tức 24h ngày 21/7/2024

Ngày 21.7, ông Nguyễn Bá Cẩn - quyền Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan đến vụ việc bệnh nhân bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Sở đã yêu cầu bệnh viện này báo cáo vụ việc. “Hiện bệnh viện đã có báo cáo, tuy nhiên, Sở vẫn đang yêu cầu Giám đốc bệnh viện vào cuộc để làm rõ sự việc này hơn” - ông Cẩn cho hay.
Tin 24h ngày 20/7/2024

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Từ 1/8, công dân Việt Nam có thể đăng ký xe qua ứng dụng VNeID

Từ 1/8, công dân Việt Nam có thể đăng ký xe qua ứng dụng VNeID

Từ ngày 1/8, Cục Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình với xe sản xuất, lắp ráp trong nước, nghĩa là người dân ở nhà cũng có thể đăng ký xe được.
Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn và biển động mạnh

Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn và biển động mạnh

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, các vùng biển từ Quảng Ngãi trở ra có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9; biển động mạnh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước ngày diễn ra Quốc tang, nhiều cơ quan, tổ chức và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tang ...
[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân ...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Từ năm 2009 đến 2023, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vinh dự 3 lần được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ...
Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Sáng 17/7, Tỉnh uỷ Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ...
"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, dưới sự ...
[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

Nhằm hoàn thiện không gian cây xanh, cảnh quan, tạo nét mỹ quan đô thị, TP Thái Nguyên quyết định đầu tư 200 tỷ đồng triển khai thực hiện Dự án xây dựng cảnh quan ...
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc