Quân đội Mỹ chiếm ưu thế về lòng tin trong cuộc đua phát triển AI
Facebook là một trong những công ty công nghệ dẫn đầu trong cuộc đua phát triển trí thông minh nhân tạo (AI). Nhưng người Mỹ không tin tưởng Facebook thực hiện công việc này một cách nghiêm túc và có trách nhiệm. Một cuộc khảo sát của Vương Quốc Anh cho biết.
Hơn 2/3 số người được phỏng vấn trong cuộc khảo sát cho biết họ không tin tưởng hoặc còn hoài nghi về việc phát triển AI của Facebook, báo cáo từ Trung tâm Quản trị AI thuộc Viện tương lai Nhân loại của Đại học Oxford (Anh) cho hay. Sự hoài nghi của công chúng về sự phát triển AI của Facebook cao hơn so với các công ty công nghệ khác cũng đang phát triển AI.
Quân đội Mỹ chiếm ưu thế về lòng tin trong cuộc đua phát triển AI (Ảnh CIO) |
Trong số các công ty về công nghệ, Microsoft là công ty được tin cậy nhất với 44% số người nói rằng họ đặt niềm tin vào công ty này, tương đương với số người tin tưởng vào việc phát triển AI không gây nên bất cứ rủi ro nào. Tuy nhiên, điều này cũng không giúp cho lòng tin của người Mỹ vào các công ty phát triển AI khá hơn. Nhìn chung, nhiều người tin tưởng vào chương trình phát triển trí thông minh nhân tạo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Báo cáo của cuộc khảo sát có thể khiến cho nhiều người tại thung lũng Silicon ngạc nhiên, nơi đã có những chia sẻ công nghệ AI với quân đội Mỹ từng gây tranh cãi. Vào tháng 4 và tháng 5/2018, hàng ngàn nhân viên của Google đã phản đối việc Lầu Năm Góc ứng dụng công nghệ thị giác máy tính của Google để xác định rõ hơn các vật thể trong các cảnh quay bằng máy bay không người lái. Sự phản ứng kịch liệt đã buộc Google tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng với quân đội sau khi thoả thuận này sẽ hết hạn trong năm nay.
Thời điểm mà Trung tâm Quản trị AI đã tiến hành khảo sát 2.000 người Mỹ về suy nghĩ của họ đối với trí thông minh nhân tạo là khoảng từ ngày 06 đến ngày 14/06/2018. Kết quả là một số tiêu chí khác cho thấy Facebook đã và đang mất dần niềm tin của người sử dụng sau một loạt các bê bối thông tin người sử dụng, đáng chú ý nhất là việc công ty này không bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và nghiêm trọng nhất là việc Nga đã cố gắng sử dụng mạng xã hội nhằm nỗ lực gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử 2016 của Mỹ.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội hồi năm ngoái, Mark Zuckerbeg, người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Facebook nói rằng việc phát triển trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò chính trong việc chống lại các thông tin sai lệch và nội dung độc hại trên Facebook trong tương lai. Ngoài việc thêm vào khả năng tự học hỏi cho máy tính mà Facebook đã sử dụng để tự động gắn thẻ ảnh, chạy các dòng trạng thái tin tức và hiển thị quảng cáo. Công ty còn có riêng một khu vực chuyên nghiên cứu và phát triển nhằm nghiên cứu những việc vượt qua ranh giới những gì AI có thể làm.
Ngoài quân đội Mỹ, các chương trình nghiên cứu của các trường Đại học Mỹ cũng được xếp hạng tốt. Nhiều kỹ thuật làm nền tảng cho sự tiến bộ nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo được hình thành và phát triển trong các phòng thí nghiệm của các trường Đại học. Những năm trở lại đây, các công ty công nghệ lớn đã sử dụng nguồn ngân sách dồi dào của mình để thuê nhiều giáo sư đầu ngành AI về làm việc cho mình.
Tuy nhiên, không một tổ chức nào đáng tin cậy tuyệt đối để phát triển AI vì lợi ích cộng đồng, mặc dù một số đối tượng có được sự tin tưởng cao hơn, theo ông Allan Dafoe, giám đốc Trung tâm quản trị AI cho biết.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy đa phần người Mỹ tham gia khảo sát đều cho rằng việc phát triển trí thông minh nhân tạo và cả robot cần được kiểm soát cẩn thận. Các vấn đề thu hút sự quan tâm của những người được phỏng vấn là có hay không tích hợp công nghệ AI vào các phương tiện giám sát như nhận dạng khuôn mặt hay không, việc áp dụng vào một số lĩnh vực trong cuộc sống có vi phạm quyền riêng tư và quyền tự do dân sự hay cần phải ngăn chặn việc áp dụng AI nhằm truyền bá thông tin sai lệch, ngăn chặn sử dụng AI trong các cuộc tấn công, an ninh về truyền tải và lưu trữ dữ liệu./.