Hiểu để yêu thương, hành động để chữa lành
Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên không chỉ là mái nhà chung của những mảnh đời khó khăn mà còn là nơi gieo hy vọng cho một tương lai tươi sáng. |
Năm 2024, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh đã triể n khai nhiều chương trình, dự án thiết thực, mang lại lợi ích cho hàng trăm người dân trong tỉnh. VMOOD là dự án tiên phong được triển khai tại Thái Nguyên nhằm hỗ trợ người mắc trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần. “Hiểu để yêu thương, hành động để chữa lành”, thông qua các hoạt động tư vấn, trị liệu tâm lý, giờ đây Chị Hoa có thể vượt qua khó khăn, cải thiện sức khỏe tinh thần từng ngày.
Chị Vũ Thị Hoa, Xóm Đình 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên |
Chị Vũ Thị Hoa, Xóm Đình 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho biết: Nhà em có bé bị trầm cảm từ nhỏ, nhiều khi chăm con nhưng mà con nó trầm quá thì mình cũng trầm cảm theo nó, cảm thấy lúc nào đầu nó cũng choáng váng không có cách nào để giải quyết được, khi đó em lại vào trong cái ứng dụng xong rồi em xem, xem được 15-20 phút thì thấy đầu óc nó thư thái hơn.
Chị Lê Thị Yên, Chủ tịch Hội LHPN xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên |
Chị Lê Thị Yên, Chủ tịch Hội LHPN xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên cho biết: Ứng dụng này là ứng dụng công nghệ thông tin, do vậy Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên cũng quan tâm đã hướng dẫn trực tiếp các trường hợp đánh giá đúng thực trạng về trầm cảm nặng hay là trầm cảm nhẹ để có hướng là xử lý.
Không chỉ triển khai các hoạt động tại cộng đồng, từ khi thành lập đến nay trung tâm đã tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng gần 3.500 lượt đối tượng yếu thế, từ trẻ mồ côi, người già neo đơn đến người khuyết tật và người vô gia cư. Với mô hình chăm sóc toàn diện, Trung tâm không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống mà còn tạo động lực để họ hòa nhập cộng đồng.
Hỗ trợ trẻ em và người khuyết tật là một trong những ưu tiên hàng đầu của Trung tâm. Với các lớp học kỹ năng, tư vấn tâm lý và hỗ trợ thiết bị phục hồi chức năng, trung tâm đã giúp hàng trăm người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện.
Chị Trịnh Thị Lan Phương, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên |
Chị Trịnh Thị Lan Phương, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên cho biết: Khi mà mình bắt đầu nuôi các cháu từ lúc bé, lúc mới vào đây. Thời gian chăm sóc lâu dần thì lại càng có sự gắn kết, thương các cháu hơn và ngày càng cố gắng chăm sóc các cháu tốt hơn.
Ở Trung tâm, mỗi ngày trôi qua không chỉ là nỗ lực chăm sóc và hỗ trợ người yếu thế mà còn là những câu chuyện cảm động về sự sẻ chia, kết nối yêu thương. Mỗi tháng một lần, những bữa ăn tình nghĩa như thế này đã trở thành nơi gặp gỡ của nhiều tấm lòng nhân ái, giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ cộng đồng.
Chị Vũ Thị Mai, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhân ái Thái Nguyên cho biết: Cảm thấy là rất là hạnh phúc rất là ấm áp khi đã mang được đến những cái tình cảm yêu thương đến cho các đối tượng.
Bà Nguyễn Thúy Hường, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên |
Bà Nguyễn Thúy Hường, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên cho biết: Chúng tôi mong muốn các cấp, các ngành luôn quan tâm, đồng hành chia sẻ và giúp đỡ tTrung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh nhiều hơn nữa và đặc biệt quan tâm chia sẻ cho những mảnh đời khó khăn vươn lên trong cuộc sống, cũng như có một cái nghề lo cho bản thân mình hoặc có cuộc sống tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn.
Trên hành trình phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh không chỉ là mái nhà chung của những mảnh đời khó khăn mà còn là nơi gieo hy vọng cho một tương lai tươi sáng. Năm 2024 dần khép lại với nhiều dấu ấn, mỗi hành động nhân ái, mỗi sự sẻ chia từ cộng đồng đã góp phần để mỗi người, dù trải qua hoàn cảnh khó khăn nào cũng đều được sống trong hy vọng và yêu thương.