Facebook Zalo youtube Tiktok

Phòng ngừa kháng kháng sinh: Bài học Nhật Bản và thách thức cho Việt Nam

Sức khỏe
Giữa bối cảnh kháng kháng sinh (KKS) là vấn nạn y tế toàn cầu, câu chuyện ngành Y tế Nhật Bản cải thiện “kỳ tích” tình trạng KKS khi từng là tâm điểm báo động trước đó 10 năm trở thành bài học đắt giá cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
aa

Với kinh nghiệm công tác nhiều năm tại Nhật Bản, TS. BS Phạm Nguyên Quý (Khoa Nội khoa - Ung thư, BV Đại học Kyoto) đã chia sẻ quan sát thực tế về nỗ lực vượt qua KKS trong y tế và cộng đồng ở đất nước này, đối chiếu với thực trạng tại Việt Nam.

phong ngua khang khang sinh bai hoc nhat ban va thach thuc cho viet nam

TS.BS Phạm Nguyên Quý (Khoa Nội khoa-Ung thư, BV Đại học Kyoto, Nhật Bản)

Lịch sử Vi khuẩn kháng kháng sinh và Quan điểm Một Sức Khỏe

Trên thực tế, nguy hiểm tiềm tàng do Vi khuẩn kháng kháng sinh (VKKKS) đã được nêu ra vào những năm 1980 và Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã kêu gọi sử dụng kháng sinh đúng cách từ năm 1995. Tuy thế, nó chưa được xem là vấn đề cấp thiết vào thời kỳ đó.

Từ năm 2000, nhiều báo cáo về sự gia tăng VKKKS và những đợt bùng phát liên quan đã bắt đầu được cộng đồng chú ý. Năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra thông điệp “Hôm nay không hành động, ngày mai hết cứu chữa” và kêu gọi phản ứng ở mức độ toàn cầu. Quan điểm “Một Sức Khỏe” (One Health) rất được chú trọng trong Phương án hành động toàn cầu của WHO, nhìn nhận rằng các quốc gia đều có đối sách riêng nhưng nhìn chung, sự phối hợp của nhiều ban ngành, đặc biệt là nhận thức của toàn cộng đồng luôn được xem là yếu tố sống còn.

phong ngua khang khang sinh bai hoc nhat ban va thach thuc cho viet nam

Theo báo cáo toàn cầu của WHO, nếu không hành động, số người chết do KKS năm 2050 sẽ là 10 triệu người, nhiều hơn cả số tử vong vì ung thư hay các bệnh khác

Thực trạng KKS ở Nhật Bản và Việt Nam

Nói riêng trong ngành y tế, nguyên nhân chính gây nên Kháng kháng sinh (KKS) là việc dùng thuốc kháng sinh không đúng cách. Theo thống kê năm 2013, lượng thuốc kháng sinh sử dụng cho người trong 1 ngày tại Nhật Bản là 15.8 DDD/1000 người, thuộc nhóm thấp trong các nước tiên tiến. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng Fluoroquinolones, Macrolides và Cephalosphorin đường uống đang chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra, tỉ lệ tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) và phế cầu kháng penicillin là khá cao (48% và 51%) trong nhóm nước nói trên.

Để cải thiện tình hình, Nhật Bản đã lập kế hoạch hành động nhằm cải thiện nhận thức cộng đồng, xúc tiến đào tạo đội ngũ chuyên môn, kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong y tế và sản xuất, thúc đẩy hợp tác quốc tế đối phó KKS…

Từ năm 2000, một cơ quan chuyên trách về khảo sát và đối phó với nhiễm khuẩn bệnh viện (JANIS) đã ra đời nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn sớm những ca nhiễm trùng bệnh viện trong toàn Nhật Bản. Với chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn hợp lý, tỉ lệ phân lập MRSA đã giảm từ 58.7% năm 2009 xuống còn 49.1% năm 2014. Biến chứng nhiễm trùng sau mổ do MRSA cũng đã trở nên hiếm. Nhờ nhiều giải pháp ở mức cá nhân, mức cộng đồng lẫn thay đổi trong hệ thống quản lý, tình trạng KKS ở Nhật Bản có cải thiện rõ rệt so với 10 năm trước.

Nhìn về Việt Nam, tình hình không mấy khả quan vì WHO đã liệt Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ KKS cao nhất thế giới. Tỉ lệ kháng các loại kháng sinh thuộc nhóm Carbapenem đã tăng tới 50% trong khi tỉ lệ kháng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 đã tăng lên hơn 60% trong cả nước. Chi phí thuốc kháng sinh chiếm phần lớn tổng chi thuốc (gần 30%) và có chiều hướng gia tăng. Đáng lo ngại hơn, mặc dù Việt Nam đã xây dựng chương trình hành động liên quan tới KKS (2013-2020), mức sử dụng kháng sinh trong giai đoạn 2009-2015 lại tăng gần 3 lần so với giai đoạn 2005-2009.

Đối phó KKS và bài học từ Nhật Bản

Dù không có số liệu đầy đủ ở Việt Nam để so sánh, có thể điểm qua các điểm chính như bài học từ Nhật Bản để đối phó KKS:

1. Kiểm soát việc mua bán thuốc kháng sinh chặt chẽ

Nếu ở Việt Nam 88-91% kháng sinh được bán không không cần toa, thì ở Nhật Bản, người dân chỉ được mua kháng sinh khi có toa thuốc của bác sĩ, được cấp từ các cơ sở y tế chính thống. Việc kê toa của các bác sĩ cũng bị kiểm soát khá nghiêm ngặt; tình trạng kê thuốc nhận hoa hồng từ hãng dược cũng đã được xóa bỏ triệt để.

2. Xây dựng hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh đúng cách và phổ biến toàn quốc

Theo một số báo cáo, 1/3 chỉ định kháng sinh ở các bệnh viện Việt Nam là không phù hợp và hiện tượng này thường xảy ra ở các khoa Ngoại, Sản Phụ khoa và các bệnh viện quốc lập. Ở Nhật Bản, các Hiệp hội chuyên môn cùng Bộ Y tế đã xây dựng những hướng dẫn liên quan tới việc sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách. Có nhiều hình thức giảng dạy cho bác sĩ và nhân viên y tế, bao gồm cả giờ giảng online để các bác sĩ hiểu đúng chỉ định của thuốc kháng sinh.

3. Cố gắng thực thi việc báo cáo, khoanh vùng và hồi cứu ca nhiễm KKS

Các bác sĩ Nhật Bản thực hiện rất tốt việc báo cáo với cơ quan quản lý y tế cấp tỉnh/thành phố khi chẩn đoán ra những ca bệnh có khả năng lây truyền cao hoặc có nhiễm KKS. Vì bệnh nhân có thể tự ý di chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, việc báo cáo như vậy có thể giúp ích cho việc khoanh vùng, hồi cứu nơi phát bệnh để can thiệp.

4. Xây dựng hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện hiệu quả

Nhiều bệnh viện Nhật Bản có Ban kiểm soát nhiễm khuẩn (ICT) với các bác sĩ, y tá, dược sĩ và kỹ thuật viên xét nghiệm chuyên sâu về bệnh truyền nhiễm. Ban này sẽ tham gia tìm hiểu ca bệnh và tư vấn về cách chọn thuốc, liều lượng cũng như thời gian điều trị thích hợp cho các bác sĩ điều trị, đồng thời “đóng chốt” ở các khoa phòng để theo dõi công tác phòng ngừa lây lan.

5. Giải quyết triệt để bài toán vệ sinh trong bệnh viện

Vì trong cộng đồng bao giờ cũng có những nhóm người có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn triệt để sự lây lan VKKKS đến những đối tượng này là cực kỳ quan trọng trong quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Việc này thường được tiến hành thông qua giảm thiểu tình trạng nằm ghép chung giường, xài chung đồ dùng cá nhân hay dụng cụ y tế giữa các bệnh nhân, thường xuyên làm sạch nơi công cộng với chất sát khuẩn phù hợp...

6. Khuyến khích nhân viên y tế rửa tay

Song song với việc mang các dụng cụ phòng tránh nhiễm khuẩn như găng tay, tạp dề, khẩu trang y tế phù hợp, việc nhân viên y tế rửa tay đúng cách, đúng thời điểm theo khuyến cáo của WHO cũng đã góp phần giảm thiểu việc mang vi khuẩn từ nơi này sang nơi khác. Nhân viên y tế Nhật Bản đã thường xuyên rửa tay hơn so với ngày xưa, do các dung dịch rửa tay tiện lợi được bố trí phù hợp hơn, và cũng nhờ bệnh viện đã tổ chức nhiều giờ giảng về chăm sóc da tay, mua nhiều dung dịch khử trùng ít gây khô và đau rát tay. Rửa tay giữ gìn vệ sinh không chỉ giúp bảo vệ bệnh nhân mà còn bảo vệ nhân viên y tế và cả người thân của họ khỏi các chủng vi khuẩn độc hại.

phong ngua khang khang sinh bai hoc nhat ban va thach thuc cho viet nam

Khuyến cáo của WHO về 5 thời điểm nhân viên y tế cần rửa tay.

7. Giáo dục và truyền thông về phòng bệnh cho cộng đồng

Nhật Bản tích cực sử dụng nhiều kênh truyền thông giúp giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, bao gồm cả những vấn đề về bệnh truyền nhiễm, dùng kháng sinh đúng cách, hay các thói quen tốt để ngừa nhiễm khuẩn như rửa tay và tắm với xà phòng diệt khuẩn…

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác truyền thông “Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và Quỹ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebuoy sẽ đồng hành đem đến các chương trình tích hợp nhiều kiến thức bổ ích để nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân trong cộng đồng.

Áp dụng công nghệ ion bạc, xà phòng diệt khuẩn Lifebuoy tăng cường bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn hiệu quả gấp 10 lần so với xà phòng thông thường, nhờ đó phòng tránh được dịch bệnh, ngăn ngừa nguy cơ kháng kháng sinh cho cả gia đình.

Tài liệu tham khảo

Antimicrobial Resistance: Tackling a crisis for the health and wealth of nations The Review on Antimicrobial Resistance, 2014.

WHO. Antimicrobial resistance: global repor on surveillance. World Health Organization, Geneva; 2014.

Center for Disease Dynamics, Economics & Policy (CDDEP): Situation analysis: Antibiotic Use and Resistance in Vietnam, 2011.

(https://cddep.org/wp-content/uploads/2017/06/vn_report_web_1_8.pdf)

Do Thi Thuy Nga, Nguyen Thi Kim, C., Nguyen Phuong, H., Nguyen Quynh, H., Nguyen Thi Thuy, N., Hoang Thi, L., Wertheim, H. F. L. et al. 2014. Antibiotic Sales in Rural and Urban Pharmacies in Northern Vietnam: An Observational Study. BMC Pharmacology and Toxicology, 15(1):6. doi:10.1186/2050-6511-15-6.

https://janis.mhlw.go.jp/

http://www.who.int/antimicrobial-resistance/global-action-plan/en/

https://resistancemap.cddep.org/AntibioticUse.php

http://www.who.int/drugresistance/documents/surveillancereport/en/

National Action Plan of Japan on Antimicrobial Resistance (2016-2020)

National Action Plan of Vietnam on Antimicrobial Resistance (2013-2020)

https://cddep.org/wp-content/uploads/2017/06/swa_edits_9.16.pdf

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Kháng sinh mới tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm gia cầm A(H9) trên người đầu tiên

​Ngày 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người sau khi ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Kháng sinh mới tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các bộ, ngành.
Kháng sinh mới tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Ra mắt cuốn sách "Bản lĩnh blouse trắng"

Ngày 26/2, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) và ra mắt cuốn sách “Bản lĩnh blouse trắng”.
Kháng sinh mới tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc

Sau Tết, tiếp tục giám sát chặt các dịch bệnh

Trong kỳ nghỉ Tết, cả nước ghi nhận 357 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 225 trường hợp mắc tay chân miệng.
Kháng sinh mới tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc

Bé gái 5 tuổi bị mất một bàn tay vì hàng xóm đốt pháo

Khi đang chơi trước nhà, thấy nhà hàng xóm đốt pháo hoa bé gái nhặt một viên pháo rơi trên sân, sau đó pháo phát nổ khiến tay trái của bé bị dập nát và đùi phải bị cháy đen.

Tin bài khác

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Bệnh viện Đà Nẵng thông tin, các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công khối u khổng lồ vùng góc hàm cho cụ bà có tiền sử 3 lần tai biến.
Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Ngày 31/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh viện vừa thực hiện báo động đỏ liên viện, mổ khẩn cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết trên cơ thể trong tình trạng tính mạng bị đe doạ.
TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

Bé trai đầu tiên được thông tim từ trong bào thai đã chào đời lúc 9h17 sáng 30/1, tại Bệnh viện Từ Dũ, nặng 2,9kg, da dẻ hồng hào, khóc rất to khi chào đời.
Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Nữ bệnh nhân 26 tuổi bị tai biến xuất huyết não sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, gọt góc hàm, hạ gò má, nhổ răng khôn.
Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận nhiều ca bệnh bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ học theo hướng dẫn trên mạng để chơi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...