Facebook Zalo youtube Tiktok

Những quốc gia đã chọn nhân dân tệ trong giao dịch thương mại

Thế giới
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang chớp lấy cơ hội và trở thành thách thức với sự thống trị của đồng bạc xanh Mỹ.
aa
Chú thích ảnh
Nhân viên ngân hàng kiểm tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Phần lớn thương mại toàn cầu sử dụng đồng USD, và điều này bắt nguồn từ sự kiện cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Năm 1944, đại diện của 44 quốc gia đã tề tựu tại Bretton Woods, New Hampshire (Mỹ) để tìm cách khôi phục nền kinh tế thế giới sau chiến tranh. Các đại diện nhất trí rằng Mỹ với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ cố định giá trị của đồng USD với vàng và các quốc gia khác sẽ lần lượt ổn định đồng tiền của họ với đồng bạc xanh. Các quốc gia dự trữ USD để duy trì tỷ giá hối đoái của họ, khiến nó trở thành đồng tiền thống trị toàn cầu.

Thị trường tài chính sâu rộng và linh hoạt của Mỹ cùng các chuẩn mực quản trị tương đối minh bạch và sự ổn định của đồng USD đã đảm bảo rằng đồng tiền này vẫn chiếm ưu thế. Sự thống trị của đồng USD đã vượt qua các “cơn bão” Liên minh châu Âu (EU) ra mắt đồng euro năm 1999 và cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Ngày nay, gần 60% dự trữ ngoại hối do các ngân hàng trung ương trên thế giới duy trì là đồng USD. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chú ý đến thực tế trong năm 2000 tỷ lệ này là 70%. Theo họ, đó là sự thay đổi nhỏ trong trật tự tài chính toàn cầu.

Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì xung đột Ukraine đã khiến một số nhà lãnh đạo thế giới và doanh nhân nổi tiếng lên tiếng cảnh báo về quyền lực mà Washington nắm giữ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo về “đặc quyền ngoại giao của đồng USD”. Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 4 với tờ Politico, ông Macron nhận định châu Âu nên cắt giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang chớp lấy cơ hội và trở thành thách thức với sự thống trị của đồng bạc xanh Mỹ.

Theo Bloomberg Intelligence ngày 26/4, tháng 3 vừa qua, đồng nhân dân tệ lần đầu tiên được sử dụng nhiều hơn USD trong các giao dịch xuyên biên giới.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận điều này và vào tháng 4 nhận định với kênh CNN: “Có rủi ro khi chúng ta sử dụng trừng phạt tài chính liên kết vai trò của USD và qua thời gian nó có thể làm giảm vị trí của USD. Đó là công cụ hiệu quả. Tất nhiên, nó cũng khiến Trung Quốc, Nga hoặc Iran tìm thứ thay thế”. Nhưng bà Yellen cũng khẳng định rằng không dễ để tái tạo hệ thống sinh thái, ví dụ như cơ sở hạ tầng chi trả quốc tế, đã hỗ trợ đồng USD.

Dưới đây là 5 quốc gia đã lựa chọn nhân dân tệ cho giao dịch:

Chú thích ảnh
Đồng nhân dân tệ tại một ngân hàng ở Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Nga

Nền kinh tế Nga đac chịu nhiều tác động từ hàng loạt lệnh trừng phạt. Các ngân hàng Nga đã bị đẩy ra khỏi Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), một hệ thống thanh toán quốc tế. Vai trò trung tâm của SWIFT trong lĩnh vực ngân hàng quốc tế thường được so sánh với Gmail trong lĩnh vực thư điện tử.

Bên cạnh đó, một nửa trong 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga đã bị đóng băng. Những điều này buộc Nga phải tìm tiền tệ thay thế để sử dụng trong giao dịch quốc tế.

Đồng nhân dân tệ trở thành ứng cử viên hàng đầu. Ngân hàng trung ương Nga vào hôm 10/4 cho biết nước này đã mua số nhân dân tệ trị giá 41,9 tỷ ruble (538 triệu USD) trong tháng 3, gấp 3 lần mức 11,6 tỷ ruble của tháng 2.

Cũng theo ngân hàng trung ương Nga, trên thị trường giao dịch ngoại tệ của nước này, giao dịch ruble-nhân dân tệ chiếm 39% tổng khối lượng, vượt qua mức 34% của ruble-USD.

Brazil

Tờ Business Insider (Mỹ) cho biết Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva là một trong những chính khách đề xướng về việc thiết lập đồng tiền thanh toán thương mại thay thế. Ông thậm chí kêu gọi các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi dịch chuyển khỏi đồng USD.

Ngân hàng trung ương Brazil đã nhanh chóng mua nhân dân tệ. Đến cuối năm 2022, nhân dân tệ vượt euro trở thành đồng tiền chiếm đa số thứ hai trong dự trữ ngoại hối của Brazil.

Theo thông báo của Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Brazil ngày 29/3, ngân hàng Banco BOCOM BBM của nước này đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc cho phép giao dịch trực tiếp đồng real và nhân dân tệ thay vì sử dụng USD là đồng tiền mặc định.

Cơ quan này nêu rõ mục đích nhằm “giảm chi phí của giao dịch thương mại" với hối đoái trực tiếp là giữa đồng real và nhân dân tệ.

Không chỉ có nhân dân tệ, Tổng thống Lula da Silva còn đề nghị các quốc gia BRICS thiết lập đồng tiền chung cho các giao dịch.

Bangladesh

Bangladesh trong tháng 4 nhất trí chi trả cho Nga chi phí xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân bằng đồng nhân dân tệ. Hãng Bloomberg (Mỹ) ngày 18/4 đưa tin Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nga (Rosatom) là đơn vị xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân tại Bangladesh. Ban đầu Rosatom yêu cầu trả bằng đồng ruble tuy nhiên sau đó hai quốc gia nhất trí sử dụng đồng nhân dân tệ.

Argentina

Argentina vào ngày 26/4 cho biết nước này sẽ chi trả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì USD. Bộ trưởng Kinh tế Argentina Sergio Massa đã xác nhận thông tin này.

Chương trình chi trả bằng nhân dân tệ bắt đầu từ tháng 4 với Argentina hướng đến thanh toán số hàng hóa nhập khẩu trị giá 1 tỷ USD từ Trung Quốc bằng nhân dân tệ. Sau đó, quốc gia Nam Mỹ này sẽ chi trả số hàng hóa nhập khẩu hàng tháng trị giá khoảng 790 triệu USD bằng nhân dân tệ.

Iran

Giống như Nga, các ngân hàng của Iran cũng bị cấm tham gia SWIFT từ năm 2018, buộc Tehran phải tìm hệ thống chi trả khác thay thế. Vào tháng 2, Iran và Trung Quốc đã thảo luận tăng cường sử dụng nhân dân tệ và đồng rial của Tehran cho thương mại song phương.

Theo: Hà Linh/Báo Tin tức
baotintuc.vn

Tin mới hơn

Tin 24h ngày 17/9/2024

Dự báo áp thấp nhiệt đới di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành bão số 4 trong đêm nay với hướng di chuyển thay đổi liên tục, từ Tây sang Tây Tây Nam rồi lại hướng Tây và Tây Tây Bắc.

Tin 24h ngày 16/9/2024

Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1, hướng đến người dân vùng lũ lụt, sạt lở đất phải gánh chịu hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của nhân dân do hậu quả của bão lũ, động viên tinh thần kiên cường khắc phục khó khăn, sáng tạo và dũng cảm vì mục tiêu chung.

Tin 24h ngày 13/9/2024

Chiều 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân; kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.

Tin 24h ngày 12/9/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/9, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 50mm. Từ trưa, chiều mưa giảm dần.

Tin 24h ngày 04/9/2024

Huy động mọi lực lượng, phương tiện ứng phó với bão số 3: Chiều 4/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp triển khai ứng phó với bão số 3 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 11 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 3/9/2024

Tin 24h ngày 3/9/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/9, hồi 1 giờ, vị trí tâm bão Yagi ở vào khoảng 18 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Ludong (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/ giờ), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, khoảng 20 km/ giờ.
Tin 24h ngày 31/8/2024

Tin 24h ngày 31/8/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 84/CĐ-TTg ngày 30/8/2024 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9.
Tin 24h ngày 29/8/2024

Tin 24h ngày 29/8/2024

Sáng 29/8/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức Lễ khánh thành các dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với điểm cầu chính tại trạm biến áp 500 kV Phố Nối (Hưng Yên) và 8 điểm cầu thuộc 8 tỉnh nơi có dự án đi qua.

Hình ảnh ngỡ ngàng về điện thoại thông minh dưới kính hiển vi

Hình ảnh ngỡ ngàng về điện thoại thông minh dưới kính hiển vi
Tin 24h ngày 28/8/2024

Tin 24h ngày 28/8/2024

Bộ Giáo dục và Đào (GD&ĐT) tạo công bố số thí sinh xác nhận nhập học đại học đợt 1 năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...
Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Mới đây tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
[Megastory] Mang Văn hoá Việt ra thế giới - KỲ 2

[Megastory] Mang Văn hoá Việt ra thế giới - KỲ 2

Cách đây tròn 80 năm, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo ra đời. Văn kiện được ví như cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta ...
[Infographic] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên: Nhìn lại một nhiệm kỳ hoạt động nổi bật

[Infographic] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên: Nhìn lại một nhiệm kỳ hoạt động nổi bật

Trong nhiệm kỳ qua (2019 – 2024), tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức. Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của cấp ...
[Megastory] Khơi nguồn dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

[Megastory] Khơi nguồn dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

Hơn 7 thập kỷ đã trôi qua nhưng ký ức về Bờ Rạ (xã Tân Thái, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) không khi nào nhạt nhòa trong tâm tưởng của các giảng viên, học viên ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc