Những nguy cơ khi hiến thận
Theo một chuyên gia của Johns Hopkins Medicine, có một số nghiên cứu gợi ý huyết áp có thể tăng lên sau quá trình hiến thận, làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Cũng có đôi chút rủi ro - dưới 1% - khả năng người hiến thận phải chạy thận nhân tạo trong tương lai.
Các nguy cơ khác của việc hiến thận bao gồm tăng protein niệu và thoát vị. Trong những trường hợp hiếm hoi, có thể bị suy thận và tử vong.
Một nghiên cứu công bố trên tờ Nephrology Dialysis Transplantation đã xem xét 161 trường hợp hiến thận. Các biến chứng về sức khoẻ được ghi nhận ở 41 người cho thận. Trong số đó có 35 người gặp những vấn đề nhỏ về sức khoẻ và 6 người gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn như cần cắt lách, mổ lại do chảy máu trong gan, thoát vị, nhiễm trùng tụy và suy thận.
Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng "phẫu thuật cắt thận trên người sống là một can thiệp an toàn ở các cơ sở chuyên khoa, với tỷ lệ biến chứng thấp ở người cho thận. Thậm chí ở những người có nguy cơ cao, cũng không thấy các biến chứng về lâu dài.
Hiện tại, có vẻ như Raina sẽ ổn. Trừ khi bị một biến chứng hiếm gặp nào đó - chẳng hạn như nhiễm trùng bệnh viện – còn thì nữ diễn viên kiêm người mẫu sẽ có thể duy trì chức năng thận khỏe mạnh và trở lại cuộc sống hàng ngày.
Hiện đang có nhu rất cao về thận ghép. Theo số liệu của Quỹ Thận Quốc gia Mỹ, trong số hơn 120.000 bệnh nhân đang chờ ghép tạng, có khoảng 101.000 người cần thận. Hầu hết bệnh nhân đều được ghép thận từ người đã chết. Theo tổ chức này, năm 2014 đã có 7.761 trường hợp hiến thận từ người chết và 5.538 trường hợp hiến thận từ người sống.