Facebook Zalo youtube Tiktok

Mỹ và đồng minh với mối lo mất Thái Bình Dương vào tay Trung Quốc

Thế giới
Nếu Trung Quốc xây dựng căn cứ ở Thái Bình Dương thì điều này có thể sẽ làm gia tăng nguy cơ đối đầu với Mỹ và đồng minh.
aa

Hồi đầu tháng này, có thông tin cho rằng Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương. Đây có phải là “thông tin giả mạo” hay thế giới đang thực sự chứng kiến giai đoạn đầu của cuộc cạnh tranh, giành ảnh hưởng giữa các cường quốc phương Tây với Trung Quốc?

my va dong minh voi moi lo mat thai binh duong vao tay trung quoc
Chiến đấu cơ trên tàu sân bay của Trung Quốc. Ảnh: Quân đội Trung Quốc.

Tin đồn không rõ ràng về việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương lần đầu được đăng tải trên trang Fairfax. Dù bản thân tờ báo này khẳng định vẫn chưa có đề xuất chính thức nào được đưa ra nhưng vấn đề này đã được thảo luận “ở cấp cao nhất”.

Theo đó, một căn cứ sẽ được đặt ở vị trí cách bờ biển Australia chỉ chưa đầy 2.000km, cho phép Trung Quốc tạo vị thế quân sự ở Thái Bình Dương và củng cố sự cân bằng chiến lược lâu dài trong khu vực. Tuy vậy, điều này có khả năng làm gia tăng nguy cơ đối đấu giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh.

Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.

Vanuatu là một trong số rất ít quốc gia công khai ủng hộ chương trình cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông còn Bắc Kinh lại rất hào phóng tặng xe quân sự cho nước này, đầu tư hàng triệu USD vào cơ sở hạ tầng ở Vanuatu.

Phản ứng của các đồng minh Mỹ

Không có gì lạ khi thông tin Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương vấp phải phản ứng khá gay gắt của các đồng minh Mỹ trong khu vực, đặc biệt là New Zealand và Australia.

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết, ông rất quan ngại trước việc thiết lập bất kỳ căn cứ quân sự nào của nước ngoài tại các quốc đảo ở Thái Bình Dương và đặc biệt là “hàng xóm” của Australia.

“Việc duy trì hòa bình và ổn định ở Thái Bình Dương là điều quan trọng nhất với chúng tôi. Đối với Australia, đó là một trong những ưu tiên chính của chính sách đối ngoại”, Thủ tướng Turnbull nói.

Cùng chung quan điểm với Australia, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng lên tiếng phản đối những gì mà bà mô tả là hành động “quân sự hóa” tại Thái Bình Dương.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng New Zealand Winston Peters bóng gió rằng: “Có một số bên đang làm những điều không tốt cho hòa bình và an ninh ở Thái Bình Dương”, đồng thời bày tỏ quan điểm, đã đến lúc New Zealand “bước lên” và “làm được nhiều điều hơn ở Thái Bình Dương”.

Mặc dù vậy, cả Vanuatu và Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ ở Vanuatu.

“Không ai trong Chính phủ từng nói về một căn cứ quân sự Trung Quốc ở Vanuatu dưới bất kỳ hình thức nào”, Ngoại trưởng Vanuatu Ralph Regenvanu nói. “Chúng tôi là một quốc gia không liên kết. Chúng tôi không quan tâm đến việc quân sự hóa”.

Trung Quốc thậm chí còn gọi thông tin của Fairfax là “tin tức giả mạo”.

Mỹ lúng túng trước tham vọng của Trung Quốc?

Hiện tại, Trung Quốc chỉ duy trì một căn cứ quân sự ở nước ngoài, cụ thể là ở Djibouti. Căn cứ này được cho là “viên ngọc đầu tiên trong sợi dây chuyền” mở dọc theo tuyến đường biển sẽ kết nối Trung Quốc với Trung Đông.

Theo các nhà ngoại giao, có những “thông tin đáng tin cậy” về kế hoạch của Trung Quốc xây dựng các căn cứ hải quân ở một số địa điểm như Đông Timor, đảo Azores (Bồ Đào Nha) ở Đại Tây Dương, vịnh Walvis (Namibia) ở Nam Đại Tây Dương, và Gwadar (Pakistan). Ngoài ra còn một số địa điểm bị đồn đoán khác nhưng chưa có nguồn xác thực.

Trong trường hợp Pakistan, các quan chức quân sự Trung Quốc giấu tên lần đầu tiên nói với tờ South China Morning Post (SCMP) rằng Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng một căn cứ hải quân tại cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan của Pakistan. Gần như ngay lập tức, cả Pakistan và Trung Quốc bác bỏ thông tin này dù chính các quan chức của Trung Quốc nói ra chứ không phải “sản phẩm” của truyền thông phương Tây.

Quay lại câu chuyện tin đồn Trung Quốc xây dựng căn cứ ở Vanuatu. Fairfax đã chỉ rõ rằng tham vọng của Bắc Kinh nhằm mục đích có thể cho phép tàu của Hải quân Trung Quốc cập bến thường xuyên ở Vanuatu để tiếp tế và bảo dưỡng.

Thông tin của Fairfax cũng ghi nhận thực tế Trung Quốc đã đầu tư vào một cảng biển lớn trên đảo Espiritu Santo ở phía bắc của Vanuatu. Cảng biển này có khả năng phục vụ cả tàu chiến của hải quân cũng như các tàu thương mại.

Vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Espiritu Santo là không phải bàn cãi. Đây chính là nơi đặt căn cứ Luganville – một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, bất kỳ ai kiểm soát được Vanuatu thì có thể kiểm soát cả tuyến đường hàng không và đường biển nối Mỹ và Australia. Đây rõ ràng là vấn đề không chỉ với riêng Mỹ mà còn với Australia và New Zealand – những quốc gia được ví như “người bảo vệ” lợi ích cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Washington.

Con đường tránh leo thang căng thẳng

Trong một báo cáo hồi năm ngoái, Tư lệnh Thomas Shugart và Tư lệnh Javier Gonzalez tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) cho rằng các căn cứ của Mỹ đã trở nên dễ bị tổn thương hơn trước khả năng tấn công của các tên lửa đạn đạo Trung Quốc và rằng, nếu xảy ra xung đột, các tên lửa của Bắc Kinh có thể làm tê liệt khả năng quân sự của Washington ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương chỉ bằng số lượng nhỏ vũ khí hiện có.

Trong khi Mỹ và Australia tiếp tục cử tàu chiến tới Biển Đông, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Đông với tham vọng chứng minh rằng họ là một lực lượng không thể xem thường trong khu vực.

Theo giới quan sát, ở vào vị thế hiện nay của Australia và New Zealand, hai nước này có lý do để lo ngại về thông tin Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự ở Vanuatu nhưng vẫn còn những lựa chọn thay thế cho đối đầu, mang lại lợi ích nhiều hơn cho an ninh khu vực.

Chuyên gia về an ninh Nam Á tại Đại học quốc gia Australia (ANU), Tiến sĩ David Brewster nhận định: “Cho dù thông tin Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự ở Vanuatu là thật hay giả thì Australia cần phải hiểu rõ hơn vấn đề, để qua đó có cách đối phó với tham vọng về lợi ích ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương.

Nếu Australia tự coi mình là một nhà lãnh đạo trong khu vực thì cần thể hiện vai trò đó trong việc tránh để Nam Thái Bình Dương bị quân sự hóa. Thay vì hy vọng ‘khóa chặt’ Trung Quốc, Australia nên làm việc với họ để giải quyết một số mối quan ngại hiện nay theo cách không gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích chiến lược rõ ràng của Canberra”./.

Theo Hùng Cường/VOV

Tin mới hơn

Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 4/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Nhiều vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đã được các đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Điểm sự kiện từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024

Từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 3/11/2024

Miền Bắc nước ta vẫn đang chịu ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 11. Đây là đợt không khí lạnh tương đối nhẹ nhưng cũng đã khiến trời chuyển mát, khô ráo, sáng se lạnh.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 2/11/2024

Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 31/10/2024

Cần cẩn trọng khi tham gia vào "cơn sốt" vàng

Tin bài khác

Tin 24h ngày 30/10/2024

Tin 24h ngày 30/10/2024

Dự báo, hôm nay (30/10), ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to trên 80mm. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ra ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Tin 24h ngày 29/10/2024

Tin 24h ngày 29/10/2024

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Chiều 28/10 giờ địa phương, tại Dubai (UAE) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA) được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 26/10/2024

Tin 24h ngày 26/10/2024

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Tin 24h ngày 25/10/2024

Tin 24h ngày 25/10/2024

Đầu phiên họp sáng 25/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Quốc hội cũng thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc