Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh: Thảo luận tại tổ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XIII: Các đại biểu nghe Văn kiện trình tại kỳ họp Tiếp tục chương trình làm việc, chiều nay (6/12), các đại biểu dự Kỳ họp ... |
Ngày làm việc thứ nhất Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIII Như tin đã đưa, sáng nay (6/12), dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi ... |
Sáng nay (6/12), Khai mạc Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIII Sáng nay (6/12), tại Hội trường UBND tỉnh, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIII đã Khai ... |
* Về Báo cáo, Tờ trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017:
Tại tổ thảo luận số 1, đã có 14 lượt ý kiến đóng góp của các đại biểu. (Ảnh: Cẩm Vân) |
Trong không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và dân chủ, hầu hết các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo và đánh giá cao sự chỉ đạo và điều hành linh hoạt của tỉnh trong bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên có sự chuyển biến tích cực, một số chỉ tiêu quan trọng đạt và vượt kế hoạch đề ra; y tế, giáo dục, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện. Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: một số dự án còn chậm tiến độ; công tác giải phóng mặt bằng một số dự án thực hiện chậm; nguồn lực đầu tư cho hạ tầng y tế, giáo dục, an sinh xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp so với nhu cầu hiện nay vẫn còn hạn chế; tình trạng nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội còn nhiều; vấn đề giải quyết việc làm sau đền bù; điện sinh hoạt tại một số xã còn yếu;...
Các đại biểu cũng đề nghị bổ sung vào báo cáo một số nội dung như: vấn đề xử án oan sai; tình hình tham nhũng trên địa bàn tỉnh, vấn đề giải quyết việc làm gắn với đào tạo nghề theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ;...
Đồng chí Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh giải trình về kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng trong thời gian qua. (Ảnh. Văn Minh) |
Đại biểu Nguyễn Hoàng Mác, đoàn TP Thái Nguyên đề nghị bổ sung 2 giải pháp trong nhóm các giải pháp phát triển ngành, lĩnh vực là: nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, quy hoạch xây dựng cơ bản, cụ thể là đối với phần xây dựng cơ bản đã có bổ sung nhưng chưa có giải pháp quản lý sau quy hoạch; cùng với đó là nâng cao hiệu lực quản lý, công tác xây dựng chính quyền.
Về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong năm 2017, đại biểu Nguyễn Thanh Tùng, đoàn Phú Lương nêu rõ: đây là một vấn đề mà đông đảo cử tri quan tâm, liên quan hằng ngày đến đời sống của người dân. Trong thời gian tới, đại biểu cũng đề nghị UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm các địa phương cần tăng cường chức năng quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, cùng với đó vận động toàn dân tham gia, tạo dư luận xã hội đối với việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó góp phần đảm bảo nâng cao sức khỏe của nhân dân.
* Về Dự thảo Nghị quyết ban hành Quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016 - 2020:
Các đại biểu nhấn mạnh đây là một trong những vấn đề mà các địa phương và người dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, bộ mặt nông thôn tại nhiều địa phương đã thay đổi; tuy nhiên mức sống của người dân tại các xã vẫn còn thấp, chưa có nhiều thay đổi rõ rệt. Đại biểu cũng đề nghị UBND tỉnh, các ngành chức năng, các địa phương cần có các giải pháp tích cực hơn, trong đó mục tiêu lớn nhất là cải thiện, nâng cao đời sống của người dân tại các vùng nông thôn. Đại biểu Đoàn Thị Hảo, đoàn TP Thái Nguyên và nhiều đại biểu có ý kiến đề nghị bỏ từ "mới" trong tên của Nghị quyết, đề nghị đối với giải pháp thực hiện cần bổ sung việc lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn của chương trình xây dựng nông thôn mới với nguồn vốn giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hệ thống chính sách dành cho đồng bào dân tộc miền núi.
Đại biểu Dương Văn Hiến, đoàn Phổ Yên. (Ảnh: Hoàng Tú) |
Cũng liên quan đến vấn đề xây dựng nông thôn mới, đại biểu Dương Văn Hiến, đoàn thị xã Phổ Yên cũng nêu rõ: Trong thời gian tới, nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới cũng đang được trung ương và tỉnh điều chỉnh nâng cao hơn trước. Trong khi đó những xã xây nông thôn mới dựng về sau thì lại càng cần nguồn vốn đầu tư nhiều hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng, các tiêu chí để đạt nông thôn mới. Nguồn kinh phí cơ bản là nguồn ngân sách tại các địa phương và sự đối ứng của người dân. Qua đó, đại biểu cũng đề nghị tỉnh có thể điều chỉnh nâng cao mức hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới trong năm 2017.
* Đối với Dự thảo Nghị quyết về giao số lượng và các chế độ chính sách đối với lao động hợp đồng hưởng lương ngân sách làm giáo viên trong các trường mầm non, tiểu học và nhân viên làm nhiệm vụ nấu ăn trong các trường mầm non công lập tỉnh Thái Nguyên năm 2017:
Đại biểu Hà Thị Hường, đoàn Phú Lương (Ảnh: Hoàng Tú) |
Đại biểu Hà Thị Hường, đoàn Phú Lương kiến nghị: Theo tờ trình của UBND tỉnh thì năm 2017 quy định 1 năm học chỉ hỗ trợ 9 tháng còn lại 3 tháng không được hợp đồng thì bảo hiểm sẽ không được. Trong khi đó, đối với các nhà trường thì trong 01 năm học thường có sự kết nối từ năm này sang năm sau. Bên cạnh đó, theo Luật Lao động thì các đơn vị chỉ được ký hợp đồng 2 lần sau đó phải ký hợp đồng dài hạn cho người lao động, vậy đề nghị UBND tỉnh làm rõ quy định chính sách đối với hợp đồng lao động tại các trường mầm non được tính từ thời gian nào? Bên cạnh đó, mức phụ cấp ưu đãi đang được chỉ định chung là mức 35%. Nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều trường tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn thì mức quy định này còn thấp cho các cô giáo. Qua đây, đại biểu cũng đề nghị UBND tỉnh, các ngành chức năng cần phân bổ lại mức hỗ trợ tại các vùng sao cho công bằng để các cô giáo yên tâm công tác. Đây cũng là vấn đề được các đại biểu tại các tổ thảo luận quan tâm.
Đại biểu Ngô Quảng Bá, đoàn TP Sông Công (Ảnh. Cẩm Vân) |
Đóng góp ý kiến về Dự thảo này, đại biểu Ngô Quảng Bá, đoàn TP Sông Công nêu rõ hiện nay việc sắp xếp giáo viên dạy ngoại ngữ tại trường tiểu học đang có bất cập, phải có biên chế cho giáo viên dạy ngoại ngữ. Hiện nay mức hộ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú là bằng nhau cho 3 cấp học, song các trẻ có chế độ ăn khác nhau, như vậy liệu có phù hợp ko?
Trong buổi sáng, các đại biểu dự kỳ họp cũng đã có nhiều ý kiến, kiến nghị sửa đổi tên một số Nghị quyết cho phù hợp; nêu lên một số vấn đề nổi cộm hiện nay. Nhiều ý kiến đã được các đại biểu giải trình, làm rõ tại tổ thảo luận.
Chiều nay (7/12), các đại biểu HĐND tỉnh và các đại biểu khách mời tiếp tục thảo luận tại Tổ về các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp và tham gia thảo luận, thông qua các dự thảo nghị quyết tại Hội trường UBND tỉnh. Đài PT- TH Thái Nguyên truyền hình trực tiếp nội dung thảo luận, thông qua các dự thảo nghị quyết trên các kênh sóng của Đài, online trực tuyến tại địa chỉ Thainguyentv.vn./.