hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611 Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh: Biểu quyết thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Chiều nay (7/12), các đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục thảo luận tổ, cho ý ...

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611 Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh: Thảo luận tại tổ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Sáng nay (7/12), Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XIII bước sang ngày làm ...

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611 Ngày làm việc thứ nhất Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIII

Như tin đã đưa, sáng nay (6/12), dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi ...

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611 Sáng nay (6/12), Khai mạc Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIII

Sáng nay (6/12), tại Hội trường UBND tỉnh, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIII đã Khai ...

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Toàn cảnh Phiên chất vấn

Theo đó, tại phiên thảo luận tổ ngày 7/12, đã có 73 lượt ý kiến của các đại biểu. Thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí Phạm Văn Thọ, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh, Tổ trưởng Tổ thư ký kỳ họp đã báo cáo tổng hợp toàn bộ nội dung thảo luận tại 4 tổ. Có thể nói, đây là kỳ họp mà các đại biểu ở cả 4 tổ thảo luận rất sôi nổi. Các ý kiến cơ bản thống nhất đánh giá công tác chuẩn bị kỳ họp được thực hiện chu đáo, đúng quy trình, các văn kiện trình kỳ họp ngày càng nâng cao chất lượng; nhiều ý kiến tập trung phân tích, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan; trên cơ sở đó bổ sung thêm một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và tham góp nhiều ý kiến quan trọng vào các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.

Cũng trong buổi sáng, đại diện các sở, ngành đã báo cáo, giải trình làm rõ một số vấn đề các đại biểu HĐND tỉnh đề nghị làm rõ tại phiên thảo luận tổ như: đánh giá cụ thể trong báo cáo và có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng thuốc trừ sâu giả, phân bón giả, kém chất lượng tràn lan, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân; phân tích, làm rõ hoạt động khoa học công nghệ đóng góp bao nhiêu % vào tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua; phân tích lý do chưa tuyển dụng 1.411 biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã giao năm 2016...

Trong ngày làm việc, HĐND tỉnh đã dành nhiều thời gian tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, các đại biểu đã thẳng thắn đi vào những vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm.

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đại biểu Hoàng Văn Quý

Đại biểu Hoàng Văn Quý, đoàn huyện Võ Nhai chất vấn về việc thực hiện Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ–TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh tại một số địa phương, hiện nay, nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được đầu tư xây dựng nhưng không phát huy được hiệu quả, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư, đề nghị UBND tỉnh báo cáo tổng số công trình nước sinh hoạt tập trung đã được đầu tư xây dựng xong trên địa bàn toàn tỉnh đến nay (trong đó bao nhiêu công trình chưa phát huy hiệu quả), đồng thời làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về tổ chức, cá nhân nào, giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đồng chí Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đồng chí Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trả lời và giải trình về vấn đề này: Từ năm 2014 đến nay, các hạng mục được hỗ trợ theo Quyết định 755/QĐ-TTg đã được triển khai kịp thời, có hiệu quả, giúp giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt: đã hỗ trợ cho 11.091 hộ với kinh phí trên 14,4 tỷ đồng để mua téc nước, vật dụng chứa nước...; đã xây dựng 01 công trình cấp nước tập trung tại huyện Định Hóa đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 415 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí trên 12,8 tỷ đồng. Hiện nay, trên toàn tình có 221 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; trong đó có 134 công trình hoạt động hiệu quả (chiếm 61%), còn lại 87 công trình do UBND các xã quản lý, hoạt động kém hiệu quả (chiếm 29%).

Nguyên nhân các công trình hoạt động kém hiệu quả là do: bộ máy quản lý không đủ năng lực; người dân chưa có nhận thức bảo vệ các công trình cấp nước; một số công trình qua thời gian sử dụng đã xuống cấp nhưng không có kinh phí để sửa chữa kịp thời.

Để khắc phục tình trạng này, ngành đề ra các giải pháp: kiện toàn lại các tổ quản lý, các ban quản lý vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý; giai đoạn 2016 - 2020 ưu tiên đầu tư xây mới 06 công trình; nâng cấp sửa chữa 27 công trình; xây dựng khung giá nước và thu phí sử dụng nước để có kinh phí duy tu, bảo dưỡng; khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn.

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đại biểu Lê Văn Tâm

Đại biểu Lê Văn Tâm, đoàn thị xã Phổ Yên nêu vấn đề: Một số địa phương phản ánh hiện nay người dân chưa nhận được hỗ trợ của Nhà nước đối với Chính sách trợ giá năm 2016 về giống lúa lai; giống ngô lai; giống chè; giống khoai tây vụ đông. Chính sách hỗ trợ sản xuất lúa lai, ngô lai, lúa thuần chất lượng cao chỉ hỗ trợ cho các vùng sản xuất tập trung, vùng có điều kiện thuận lợi, cánh đồng có diện tích lớn, còn những địa phương không có điều kiện như vậy không được hỗ trợ.

Đại biểu đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết công tác kiểm soát, kiểm dịch đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở này?

Đồng chí Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời: Đối với chính sách hỗ trợ sản xuất lúa lai, lúa thuần chất lượng cao hỗ trợ các vùng sản xuất tập trung thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt phương án sản xuất nông nghiệp, trong đó thực hiện chính sách hỗ trợ giá giống cho người dân sản xuất lúa lai, ngô lai, lúa thuần chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, Sở sẽ phối hợp với Sở Tài chính để tổ chức chi trả hỗ trợ giá giống cho người dân khi tham gia sản xuất.

Về phương án sản xuất năm 2017, Ngành Nông nghiệp xây dựng theo hướng tiếp tục hỗ trợ giá giống đối với lúa lai, lúa thuần chất lượng cao. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ một phần diện tích sản xuất lúa lai, lúa thuần chất lượng cao. Phần diện tích còn lại trên địa bàn huyện sẽ do ngân sách địa phương chi trả. Ngoài ra, sẽ thực hiện hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh đối với mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao tại các huyện để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đối với công tác kiểm soát, kiểm dịch đối với các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, tỉnh thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại 69 chợ trên địa bàn tỉnh; hằng năm, thực hiện việc thống kê, rà soát, kiểm tra và hướng dẫn các quy định về điều kiện vệ sinh thú y, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, đã thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại 5 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, rà soát các điểm giết mổ nhỏ lẻ, xây dựng phương án nâng cấp đối với trên 1.150 hộ giết mổ nhỏ lẻ, phân tán...

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đại biểu Mai Thúy Nga

Đại biểu Mai Thị Thúy Nga, đoàn huyện Phú Bình chất vấn về quan điểm của UBND tỉnh đối với việc gắn kết giữa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp để đạt mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Các giải pháp, chế độ, chính sách mà tỉnh ta đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện để vừa khuyến khích phát triển sản xuất lớn, vừa đảm bảo quyền lợi của người nông dân? Hiện nay, tổng nợ xây dựng cơ bản của tỉnh ta liên quan đến xây dựng nông thôn mới là bao nhiêu, phân tích cụ thể đối với từng nguồn vốn theo phân cấp, tổng số nợ đối ứng của người dân và tổng nợ vay ngân hàng để thực hiện đối ứng xây dựng nông thôn mới của người dân khu vực nông thôn? Kế hoạch, lộ trình, giải pháp xử lý nợ theo chỉ đạo của Quốc hội?

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời: Sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã không ngừng phát triển, năng suất, sản lượng, cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng cao. Nhìn chung, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún: bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp khoảng 0,2ha, đất không liền khu, liền thửa, phân tán, khó áp dụng được cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt còn ở mức thấp, đạt 88,1 triệu/ha năm 2016. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh đã có nhiều giải pháp tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, tạo chuỗi giá trị và sản phẩm, từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ sản phẩm như: thực hiện quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung tại các huyện, thị, thành...đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, đường giao thông, đường nội đồng, thủy lợi...xây dựng thương hiệu hàng hóa, thực hiện thương mại hóa trong nông nghiệp để nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp. Chuyển đổi diện tích loại đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây nông nghiệp có hiệu quả cao hơn. Tiến tới sản xuất hàng hóa, thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tỉnh đã thực hiện các giải pháp chế độ sau: rà soát quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung làm cơ sở bố trí đất cho sản xuất; quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung, vùng sản xuất rau an toàn, nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, các cánh đồng mẫu lớn...Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, thực hiện liên doanh giữa người nông dân với HTX, doanh nghiệp...Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo tổng kết, rút kinh nghiệm, từ đó nhân ra diện rộng về tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hóa nông nghiệp để tăng thu nhập cho người dân.

Về vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến 31/10/2016 là trên 217 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh không nợ, cấp huyện nợ là 154,8 tỷ đồng chiếm 71,3%, cấp xã nợ trên 62,3 tỷ đồng, chiếm 28,7%. Xã nợ ít nhất là 118 triệu đồng, xã nợ nhiều là trên 27 tỷ đồng; huyện nợ ít nhất là 2 tỷ đồng, huyện nợ nhiều nhất là trên 38 tỷ đồng...Về kế hoạch, lộ trình giải pháp xử lý nợ: Tỉnh yêu cầu các huyện nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới thực hiện cân đối ngân sách để trả nợ; theo phương châm ưu tiên trả nợ, mới được xây dựng công trình mới; người dân có vay ngân hàng tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập, từ đó có tích lũy để có tiền trả nợ; ngân hàng chính sách có cơ chế hỗ trợ sản xuất với lãi suất thấp, cho người dân vay phát triển sản xuất; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn từng huyện, xã để tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất và trả nợ.

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đại biểu Vi Thị Chung

Đại biểu Vi Thị Chung, đoàn huyện Phú Bình chất vấn về vấn đề liên quan đến tiến độ triển khai thực hiện quy định về chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho đến thời điểm 30/11/2016, đến nay đã chi trả được bao nhiêu trường hợp?

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời:

Trên cơ sở Nghị định số 39 quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai đồng bộ các nội dung theo đúng hướng dẫn của Trung ương; tổ chức tuyên truyền những chính sách của Chính phủ đến với người dân; tiến hành rà soát tổng hợp đối tượng chính sách, lập dự trù kinh phí. Ngày 01/12/2016, tỉnh đã có văn bản báo cáo với Bộ Tài chính tại Công văn 4715 xin cấp bổ sung kinh phí để thực hiện chính sách này, tổng số đối tượng đề nghị cấp là 1.435 người, tổng số tiền đề nghị cấp là 2,8 tỷ đồng. Trong thời gian tới, ngay sau khi có kinh phí cấp bổ sung, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị chi trả kịp thời cho các đối tượng được hưởng theo đúng quy định.

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đại biểu Trần Văn Khương

Đại biểu Trần Văn Khương, đoàn thành phố Thái Nguyên nêu: Tại các kỳ họp của HĐND các cấp, cử tri trong tỉnh đã phản ánh nhiều ý kiến, kiến nghị về tình trạng lạm thu, việc chưa công khai, dân chủ, minh bạch và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí từ huy động đóng góp của nhân dân ở một số nhà trường; đề nghị làm rõ nguyên nhân của tình hình trên, trong năm học 2016 – 2017 này, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có giải pháp gì để chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát tốt công tác thu và quản lý sử dụng các khoản thu trong trường học trên địa bàn tỉnh?

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đồng chí Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh

Đồng chí Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh trả lời:

Nguyên nhân của tình trạng này là: nguồn chi khác của các Sở Giáo dục còn thấp; cơ sở vật chất của các nhà trường còn thiếu thốn và khó khăn về kinh phí để sửa chữa và trang bị mới. Bên cạnh đó, văn bản hướng dẫn của Nhà nước chưa được cụ thể. Cùng với đó, một số nhà trường chưa chấp hành nghiêm các văn bản hướng dẫn của ngành giáo dục, UBND các cấp. Công tác thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền chưa chặt chẽ, chưa được coi trọng đúng mức; công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là việc xử lý vi phạm của ngành giáo dục và UBND các cấp chưa quyết liệt. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý của ngành chưa được hoàn thiện. Cha mẹ học sinh ít có điều kiện nghiên cứu các văn bản, cùng với tâm lý nể nang, e ngại và sợ ảnh hưởng tới học tập của con mình nên không chủ động phản ánh những băn khoăn, bức xúc tới các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.

Để chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát tốt công tác thu và quản lý sử dụng các khoản thu trên địa bàn tỉnh trong năm học 2016 - 2017, ngành giáo dục tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và nhân dân về các chủ trương của ngành và địa phương trong công tác xã hội hóa giáo dục. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các khoản thu trong nhà trường; các văn bản chấn chỉnh lạm thu vào ngay đầu năm học. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiêm tra, xử lý các sai phạm để chấn chỉnh tình trạng lạm thu. Có công văn gửi UBND cấp huyện để phối hợp. Công khai địa chỉ Email và số điện thoại tiếp nhận phản ánh của nhân dân về tình trạng lạm thu. Với sự quyết tâm của toàn ngành giáo dục, sự vào cuộc của UBND các cấp, sự quan tâm của nhân dân và đặc biệt là sự giám sát của HĐNĐ tỉnh, tình trạng lạm thu sẽ sớm được khắc phục trong thời gian tới.

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đại biểu Phan Thị Phương, Tổ đại biểu huyện Võ Nhai

Đại biểu Phan Thị Phương, đoàn huyện Võ Nhai đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh làm rõ thêm trong năm 2016 trên địa bàn Thái Nguyên có bao nhiêu phòng học tạm đã được thay thế bằng phòng học kiên cố? Trong đó có bao nhiêu phòng học được thực hiện theo Đề án phát triển kinh tế xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 gọi tắt là Đề án 2037.

Theo mục tiêu Đề án 2037, đến năm 2020, tỉnh đầu tư 16 công trình chủ yếu thuộc huyện Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ với tổng kinh phí đầu tư là 9.700 tỷ đồng. Với trách nhiệm là cơ quan được giao chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đề nghị đồng chí cho biết tiến độ thực hiện mục tiêu này trong Đề án và kế hoạch thực hiện năm 2017?

Đồng chí Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh trả lời: Tính đến đầu năm 2016, toàn tỉnh còn 2.828 phòng học bán kiên cố xuống cấp, phòng học tạm thời, phòng học nhờ đang cần được đầu tư xây dựng. Đến nay, đã đầu tư xây dựng được 548 phòng học kiên cố bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Trong đó, có 40 phòng học được thực hiện tại các xóm, bản trong Đề án 2037 chủ yếu bằng nguồn vốn tài trợ. Chưa có phòng nào sử dụng nguồn vốn theo Đề án 2037. Theo Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 16/9/2014, Sở Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí đầu tư xây dựng 16 công trình nhà lớp học với tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 9,7 tỷ đồng. Hiện nay, chưa thực hiện được công trình nào do chưa cân đối được nguồn kinh phí. Tháng 8/2015, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng 16 phòng học, nhà công vụ giáo viên tại hai huyện là Đồng Hỷ và Võ Nhai với tổng kinh phí dự toàn là trên 22 tỷ đồng. Do chưa cân đối được nguồn kinh phí nên Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa trình UBND tỉnh phê duyệt. Các công trình này đã được đưa vào danh mục sự kiến đầu tư công trung hạn của HĐND tỉnh.

hdnd tinh thai nguyen chat van va tra loi chat van tai hoi truong 21611
Đồng chí Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại kỳ họp

Phát biểu tại kỳ họp, thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra, với kết quả đó sẽ tạo tiền đề thuận lợi thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Đồng thời nhấn mạnh, kỳ họp này sẽ thông qua nhiều nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách của tỉnh năm 2017; thông qua các nội dung mang tính nguyên tắc chung, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh trong nhiệm kỳ 2016 - 2021. UBND tỉnh xin tiếp thu các ý kiến thảo luận, tham gia của các đại biểu để bổ sung, hoàn chỉnh, tổ chức thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh sau khi thông qua.

Chiều nay, các đại biểu làm việc tại Hội trường thảo luận và thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng và tiến hành Bế mạc Kỳ họp. Thainguyentv.vn sẽ thông tin chi tiết./.