Hành trình gian nan “săn tìm” vắc xin HIV
Vào năm 1984, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ đã từng hy vọng sẽ có 1 loại vắc xin phòng ngừa vi rút HIV trong vòng 2 năm tới. Vậy nhưng sau 1 thập kỷ (1994), đại dịch AIDS đã trở thành “thủ phạm” hàng đầu gây ra tử vong ở người Mỹ trong độ tuổi 25-44 tuổi.
Và chỉ đến lúc đó, một chiến dịch tài trợ tìm kiếm vắc xin ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ này mới được khởi động (năm 1993).
Louis Picker, một nhà miễn dịch học, ĐH Khoa học và Sức khỏe Oregon (Mỹ) đã quyết định tiếp cận hướng đi mới này. Hai năm sau, ông tập trung vào hướng nghiên cứu tế bào T, 1 tế bào có khả năng bảo vệ cơ thể bằng cách ghi nhớ cách chống lại vi sinh vật gây bệnh mà chúng đã tiếp xúc.
Năm 2001, Picker dựa trên các xét nghiệm Cytomegalovirus CMV - một loại vi rút thuộc họ Herpesvirus rất bền nhưng không gây bệnh, để phát triển vắc xin phòng HIV. Lúc này, các nhà khoa học khác đã phát triển một loạt các loại thuốc kháng vi rút giúp giảm lượng vi rút trong máu bệnh nhân một cách từ từ, biến căn bệnh chết người trở thành bệnh mãn.
Trong năm 2008, hai năm sau khi bắt đầu tiêm thử nghiệm loại vắc xin SIV, bốn trong số 12 con khỉ được tiêm vắc-xin chỉ còn lượng SIV ở mức tối thiểu.
Cũng trong giai đoạn này, 1 loại vắc xin khác được thử nghiệm lâm sàng tại Thái Lan (2003-2009) với tỉ lệ giảm lây nhiễm là 31% - một con số chỉ mang tính khuyến khích, chưa đủ để thuyết phục các nhà sản xuất.
Một thử nghiệm khác năm 2004-2007 trên 3.000 bệnh nhân HIV với mục tiêu kiểm soát lượng vi rút sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh 1 số trường hợp kiểm soát được lượng vi rút sẵn có trong người thì có tới 48% dễ nhiễm trùng hơn nhóm dùng giả dược. Nhóm nghiên cứu của công ty Dược Merch đã vô cùng thất vọng về kết quả này.
Bốn năm sau (2012), kết quả nghiên cứu của Picker trên vắc xin SIV có sự cải thiện đáng kể. Trong số 150 loài động vật được tiêm phòng, hơn một nửa đã được chữa khỏi một cách hiệu quả. Kết quả này đã được công bố lần đầu tiên trên tạp chí Khoa học và sau đó là tạp chí Nature vào năm 2013.
"Đó là một kết quả sinh học tuyệt vời", Marcel Curlin, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của trường ĐH Sức khỏe & Khoa học Oregon, người cùng thực hiện thử nghiệm vắc xin HIV với Picker, nói. "Lần đầu tiên, Picker đã “dạy” hệ thống miễn dịch cách loại bỏ vi rút gây bệnh khỏi cơ thể”.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, Picker cùng 25 cộng sự vẫn miệt mài trong các thử nghiệm và hiệu quả vẫn chỉ ở mức 50-60% trong khi yêu cầu phải là 100%.
Khoảng 40 triệu đô la Mỹ và 11,2 triệu bảng Anh đã được rót cho phòng thí nghiệm của Picker và nếu thử nghiệm trên người, ông sẽ cần kinh phí gấp 10 lần số tiền trên.
"Nó thực sự tốn kém. Nó thực sự chậm. Nhưng đây không giống như thiết kế một iPhone mới. Đây là một cái gì đó là được thiết kế cho hàng triệu năm, mang tính tự nhiên và chúng tôi đang cố gắng để làm sáng tỏ điều đó. "
Vậy là cho đến nay, 4 loại vắc xin đã được công bố với những kết quả thành công hứa hẹn khác nhau nhưng chưa loại vắc xin nào có thể “hiên ngang” bước ra thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,1 triệu người đã chết vì AIDS trong năm 2015 và mỗi năm có 2 triệu người nhiễm HIV mới.