Facebook Zalo youtube Tiktok

Tin 24h ngày 18/9/2024

Xã hội
Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
aa
Tin 24h ngày 18/9/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Toàn văn bài phát biểu:

"Kính thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng,

Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị!

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10. Hội nghị diễn ra vào thời điểm rất đặc biệt: Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, Nhà tư tưởng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã vĩnh biệt chúng ta vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; cơn bão số 3 gây thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản ở hầu hết các tỉnh, thành phố phía Bắc; khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tập trung nỗ lực cao nhất để khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra...

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tôi xin chào mừng các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, toàn thể đại biểu tham dự Hội nghị; chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc, đạt nhiều thắng lợi trong công tác, cuộc sống.

Thưa các đồng chí!

Hội nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn và ngắn hơn dự kiến, chúng ta sẽ làm việc cả ngoài giờ hành chính. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể; tài liệu đã được gửi trước khoảng 1 tuần, tôi đề nghị các đồng chí tiếp tục dành thời gian nghiên cứu để có những ý kiến thật xác đáng, phản ánh đúng thực tiễn của bộ, ngành, địa phương mình. Tập trung đóng góp những vấn đề cụ thể và những vấn đề có tính khái quát, nhất là những vấn đề thực tiễn đặt ra chưa được đề cập trong dự thảo các văn kiện nhưng cần phải đánh giá tổng kết các nội dung quan trọng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương chính sách đổi mới có tính chiến lược đột phá, khả thi cao. Chúng ta xác định Đại hội XIV là Đại hội đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đòi hỏi ngay từ quá trình xây dựng văn kiện, mỗi đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị cần phát huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm của mình. Trên tinh thần đó, Tôi gợi mở một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, các công việc để tăng tốc "về đích" thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong năm 2025; là nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng tới 100 năm thành lập Nước. Mục tiêu này cần phải được thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với giải pháp thực hiện hiệu quả nhất, bảo đảm phải đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu đề ra; đây là trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, trước lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc, trước bạn bè quốc tế; là minh chứng khẳng định năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, do vậy phải tập trung mọi nguồn lực, biện pháp để hoàn thành. Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; phân tích khả năng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Bộ Chính trị đã thảo luận rất kỹ, đánh giá toàn diện, cân nhắc mọi mặt và quyết định báo cáo để Trung ương thảo luận, cho ý kiến.

Thứ hai, về công tác chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, có 3 vấn đề:

Một là, về các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng: Với vị trí Báo cáo chính trị là trung tâm; Tổng kết 40 năm đổi mới là báo cáo rất quan trọng để chắt lọc tinh hoa đưa vào Văn kiện Đại hội XIV; Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Báo cáo công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng là các báo cáo chuyên đề, đề nghị các đồng chí tập trung thảo luận làm rõ: (i) Nội dung Báo cáo chính trị trình Hội nghị đã đáp ứng tầm mức của báo cáo trung tâm ở tầm quan điểm, đường lối, chủ trương, đã đúc kết giá trị của quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai chưa? đã là "ngọn đuốc soi đường" dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra hay chưa? (ii) Các báo cáo chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng; những vấn đề lý luận và thực tiễn được đúc rút qua tổng kết 40 năm đổi mới đã bao hàm đầy đủ căn cứ cho những luận điểm khái quát trong Báo cáo chính trị chưa? các báo cáo có nhất quán với nhau và có nhất quán với quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển đất nước giai đoạn 2026 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 hay chưa ? (iii) Nội dung cụ thể trong từng báo cáo, nhất là những đánh giá về tồn tại, hạn chế và phương hướng chiến lược, nhiệm vụ đột phá đã đề ra. Cần làm rõ, những chủ trương, biện pháp đã "đúng", "trúng" có đủ sức đột phá để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới hay chưa? những yếu tố mới của thực tiễn cần bổ sung là gì?

Về một số vấn đề cụ thể, mong các đồng chí quan tâm thảo luận: (i) Về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Phát triển lực lượng sản xuất mới cùng với hoàn thiện quan hệ sản xuất tạo cơ hội và các không gian phát triển mới, tạo động lực then chốt cho sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; cùng với phát triển lực lượng sản xuất mới (kết hợp giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với tư liệu sản xuất mới) và hạ tầng chiến lược (trọng điểm là hạ tầng giao thông và hạ tầng số và hạ tầng năng lượng). (ii) Về phương hướng, giải pháp chiến lược: phải chăng là tập trung hoàn thiện quan hệ sản xuất, trọng tâm là (1) Tinh gọn bộ máy Tổ chức Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các tổ chức chính tri-xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc ta tiến lên. (2) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát; đồng thời, cải cách triệt để thủ tục hành chính; (3) Khơi dậy động lực, tinh thần cống hiến vì đất nước, khơi thông mọi nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nhân dân; (4) Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển, có cơ chế tập trung định hướng vào công nghệ, nhất là công nghệ nguồn, công nghệ lõi… đồng thời phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Chủ động tích cực tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Hai là, về chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới. Báo cáo tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và xây dựng phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV rất hệ trọng, là cơ sở cho việc chuẩn bị nhân sự tham gia Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư, UBKT Trung ương khóa XIV và nhân sự lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Đảng, nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031. Tôi tin tưởng rằng, Ban Chấp hành Trung ương sẽ đề cao trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, trước lịch sử vẻ vang của Đảng và truyền thống cha ông để làm thật tốt việc này với tinh thần công tâm, trong sáng, khoa học, khách quan, thận trọng, kỹ lưỡng, đặt lên hàng đầu lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Ba là, về Công tác Xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng:

Đề nghị các đồng chí thảo luận, cho ý kiến đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế vướng mắc, những đề xuất phương hướng nhiệm vụ giải pháp xây dựng Đảng nhiệm kỳ khóa XIV. Những hạn chế, vướng mắc nào do quy định của điều lệ Đảng, mức độ đến đâu, đã cần bổ sung sửa đổi Điều lệ đảng chưa? Hay chỉ cần điều chỉnh các quy định, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Tôi tin tưởng trí tuệ tập thể sẽ được phát huy cao độ tại Hội nghị này. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tôi tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII; chúc Hội nghị làm việc hiệu quả và thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn."

Quảng Bình cấm biển từ 0h ngày 19/9 cho đến khi đảm bảo an toàn

Trước việc áp thấp có thể mạnh lên thành bão, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 0h ngày 19/9 cho đến khi an toàn.

Sáng 18/9 tại cửa biển Nhật Lệ, TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, đã xuất hiện gió, các ngư dân bắt đầu đưa tàu thuyền vào âu tàu Nhật Lệ, âu tàu Cửa Phú, để tránh trú bão.

Ở những vùng biển còn lại tại các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) ngư dân cũng đang tời, kéo tàu thuyền có công suất nhỏ lên bờ để tránh sóng lớn đánh hư hỏng.

Theo ông Đào Xuân Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Ninh, Tp.Đồng Hới, tàu cá của ngư dân trên địa bàn đang gấp rút di chuyển vào bờ. Hiện chính quyền địa phương đang hướng dẫn tàu thuyền neo đậu và triển khai công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú.

Để chủ động với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công điện chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung ứng phó.

Theo đó, Quảng Bình cấm biển từ 0h ngày 19/9 cho đến khi biển an toàn theo thông báo của cơ quan khí tượng thủy văn.

Các đơn vị thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng, Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã ven biển… tập trung rà soát, kiểm đếm tàu hàng, tàu cá đang hoạt động trên biển, đặc biệt lưu ý các loại thuyền nan, thuyền nhỏ.

UBND tỉnh yêu cầu, bằng mọi biện pháp, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để không đi vào hoặc thoát ra khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú an toàn.

Chỉ đạo các tổ, đội đánh bắt trên biển duy trì liên lạc và hỗ trợ nhau khi có sự cố, tổ chức, hướng dẫn gia cố và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về người, tài sản trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản…

Bên cạnh đó, khẩn trương kiểm tra các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu… để chủ động sơ tán người dân, tài sản đến nơi an toàn.

Dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm đề phòng bị chia cắt dài ngày, nắm chắc thông tin người dân đi rừng và thông báo, kêu gọi trở về an toàn trước khi mưa lũ. Bố trí lực lượng kiểm soát tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, bến đò…

Ngày mai, bị cáo Trương Mỹ Lan hầu tòa trong vụ án thứ hai

Trong vụ án thứ hai, Trương Mỹ Lan bị đưa ra xét xử về ba tội là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Tin 24h ngày 18/9/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan

Ngày mai (19-9) TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 33 bị cáo khác về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 19-10.

Số lượng bị hại đặc biệt lớn

Trong giai đoạn hai của vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, các cơ quan tố tụng đã xác định có 35.824 là bị hại trong vụ án và 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Trước ngày mở phiên tòa, TAND TP.HCM đã phát đi nhiều thông báo đề nghị tất cả bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án theo dõi, đối chiếu thông tin trong danh sách người mua trái phiếu trong phụ lục kèm theo quyết định đưa vụ án ra xét xử đã được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của TAND TP.HCM.

Trường hợp thông tin cá nhân và số lượng trái phiếu không trùng khớp hoặc có sai sót thì nhanh chóng làm đơn yêu cầu điều chỉnh (kèm theo tài liệu chứng minh) gửi đến trụ sở TAND TP.HCM tại địa chỉ: 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM. Thời hạn gửi đơn đến ngày 18-9-2024.

Đồng thời TAND TP cũng lưu ý, các cá nhân sở hữu trái phiếu nhưng không thuộc 06 mã trái phiếu QT2018.12.01; ADC 2018.09; ADC 2018.09.01; ADC 2019.01; SET.H2025; SNW-2018.10 do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông; Công ty Cổ phần đầu tư Sunny World; Công ty Cổ phần đầu tư Quang Thuận và Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại TP.HCN (Setra) phát hành thì không nằm trong phạm vi xét xử đối với vụ án này.

Chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng từ phát hành trái phiếu

Trương Mỹ Lan là một trong bốn bị cáo bị VKSND Tối cao truy tố về cả ba tội. Theo đó, trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trương Mỹ Lan đã họp với các nhân sự chủ chốt của tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB để chọn và sử dụng bốn công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành 25 mã trái phiếu “khống”; không có tài sản đảm bảo; với mục đích để tăng quy mô vốn, phát triển hoạt động kinh doanh, dự án đầu tư và cơ cấu lại các khoản nợ.

25 mã trái phiếu được phát hành bởi bốn công ty (An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra) với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu, có giá trị là 30.869 tỉ đồng. Tiền thu về từ việc phát hành trái phiếu, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhiều giao dịch, phương pháp để rút tiền ra khỏi SCB sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau dẫn đến mất khả năng chi trả cho người mua trái phiếu.

Ở tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, cơ quan tố tụng cũng xác định được trong khoảng thời gian từ năm 2012-2020, 23 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thực hiện chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam trái quy định với tổng số tiền là 4,5 tỉ USD, tương đương hơn 106.000 tỉ đồng. Trong đó, tiền chuyển ra nước ngoài là 1,5 tỉ USD, tiền nhận từ nước ngoài là 3 tỉ USD.

Ở tội rửa tiền, 445 triệu tỉ đồng là số tiền được Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm dùng nhiều phương thức để cắt đứt dòng tiền do phạm tội mà có. Trong đó, hơn 415.000 tỉ đồng là từ "rút ruột" SCB và 30.000 tỉ đồng là lừa đảo chiếm đoạt của nhà đầu tư thông qua phát hành trái phiếu.

3 ô tô gây tai nạn liên hoàn trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Vụ va chạm giao thông liên hoàn giữa 2 xe khách và ô tô con trên cao tốc Bắc - Nam, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu (Nghệ An) khiến 3 phương tiện hư hỏng nặng. Cao tốc ách tắc kéo dài.

Tin 24h ngày 18/9/2024

3 ô tô gây tai nạn liên hoàn trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Đội CSGT số 4 (Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết, sáng nay (18/9), trên cao tốc Bắc - Nam, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu (Nghệ An), vừa xảy ra vụ va chạm giao thông khiến 3 ô tô bị hư hỏng nặng.

"Vụ tai nạn không có ai bị thương. Các cán bộ đã nhanh chóng hỗ trợ tại hiện trường, điều tiết giao thông. Đồng thời, các phương tiện bị nạn được di dời vào lề đường, giúp tuyến đường sớm được thông xe," lãnh đạo Đội CSGT số 4 cho biết.

Theo đó, vụ va chạm xảy ra vào khoảng 6h, tại Km425 trên đoạn cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu. Ô tô khách mang biển kiểm soát 98F-002.93, lưu thông trên cao tốc Bắc - Nam theo hướng Vinh - Hà Nội, đã va chạm với xe khách mang biển kiểm soát 99E-004.02 và một ô tô con mang biển kiểm soát 37A-259XXX. Tai nạn khiến cả 3 ô tô bị hư hỏng, phần đầu và kính của ô tô con, cùng phần đuôi của 2 xe khách bị hư hỏng nặng.

Vụ việc gây ách tắc giao thông kéo dài qua khu vực này.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Đội Cảnh sát giao thông số 4 (Cục Cảnh sát giao thông) cùng các đơn vị liên quan trên tuyến cao tốc đã có mặt tại hiện trường để điều tiết giao thông và giải quyết vụ việc.

Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430km

Dự báo, từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10 (89-102km/giờ); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Tin 24h ngày 18/9/2024
Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430km

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 16 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ vĩ bắc; 112,2 độ kinh đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 430km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/giờ), giật cấp 9. Áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/giờ.

Đến 16 giờ ngày 19/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ vĩ bắc; 107,6 độ kinh đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 8, giật cấp 10. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/giờ, mạnh lên thành bão.

Đến 16 giờ ngày 20/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,7 độ vĩ bắc; 103,9 độ kinh đông, trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất vùng gần bão giảm xuống dưới cấp 6. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ, đi vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau khả năng mạnh lên thành bão, ở vùng biển phía Tây khu vực bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10 (89-102km/giờ), sóng biển cao 3-5m, biển động mạnh.

Cảnh báo, tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.

Trên đất liền, từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10 (89-102km/giờ); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Đáng chú ý, từ chiều tối 18 đến ngày 20/9, ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi hơn 500mm.

Từ chiều tối 18/9 đến ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, có nơi hơn 100mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).

Trung ương thảo luận về công tác nhân sự và đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Trung ương thảo luận tại tổ về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và phương hướng nhân sự khóa XIV.

Tin 24h ngày 18/9/2024

Trung ương thảo luận về công tác nhân sự và đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Theo thông cáo từ Văn phòng Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc sáng 18/9 tại Hà Nội.

Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương làm việc tại Hội trường. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Trung ương dành một phút tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã tử nạn, hy sinh và quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn Bão số 3 vừa qua.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường thay mặt Bộ Chính trị báo cáo về Chương trình Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.

Sau phiên khai mạc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng; Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam.

Chiều cùng ngày, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030; dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027; chủ trương Đề án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.

Buổi tối, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về Tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV; Đề án sửa đổi, bổ sung Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng; dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng.

NÓNG: Quảng Nam khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn 8 thuyền viên trên tàu hàng bị chìm

Tàu hàng An Bình Phát 68 với 8 thuyền viên đang chở 4.000 tấn đá bột thì bị chìm trên biển, yêu cầu cứu nạn khẩn cấp

Cụ thể, lúc 14h10' ngày 18/9, Trực ban Tác chiến Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin nội dung: Lúc 13h42' ngày 18/9, tàu hàng An Bình Phát 68 khi hành trình đến vị trí có tọa độ 15°43′N 108°33'E (cách bờ biển xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam khoảng 4,5 hải lý về hướng Đông) bị sóng đánh làm nghiêng tàu 45° và chìm hẳn, 8 thuyền viên trên tàu đã lên bè cứu sinh. Tàu hàng An Bình Phát 68 yêu cầu cứu nạn khẩn cấp.

Tàu hàng An Bình Phát 68 (số hiệu MMSI: 574014535, số hiệu đăng ký HN-2333) trên tàu có 8 thuyền viên. Tàu hành trình từ Thanh Hóa đi Quảng Ngãi. Trên tàu có 4.000 tấn bột đá.

Tình hình thời tiết tại khu vực tàu An Bình Phát 68 bị nạn có gió cấp 6, giật cấp 8, biển động mạnh. Phương tiện của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam không thể tiếp cận khu vực tàu bị nạn.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo Đồn Biên phòng tuyến biển triển khai lực lượng tuần tra, quan sát bờ biển kịp thời phát hiện bè cứu sinh của tàu bị nạn để hỗ trợ cứu nạn.

Phối hợp, trao đổi thông tin với Cảnh sát biển Vùng 2 tình hình tàu bị nạn để theo dõi, nắm tình hình vụ việc, tham gia hỗ trợ cứu nạn.

Lúc 14h20 ngày 18/9, tàu CSB 2016, CSB 601 thuộc Cảnh sát biển Vùng 2 đã cơ động ra vị trí tàu bị nạn tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên./.

Thainguyentv.vn

Tin mới hơn

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2025

Ngày 17/12, đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì điểm cầu Thái Nguyên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác tư pháp năm 2025 do Bộ tư pháp tổ chức.

Hội nghị báo chí toàn quốc 2024

Chiều 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí của tỉnh.

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.

Tin bài khác

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...