Bệnh nhân ung thư điều trị bằng thuốc bổ sung dễ tử vong hơn
Nghiên cứu xem xét những người bị ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi hoặc ung thư đại trực tràng |
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale đã theo dõi 1.290 bệnh nhân có chẩn đoán ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi hoặc ung thư đại trực tràng trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2013.
Trong số này, có 258 người sử dụng thuốc bổ sung và 1.032 sử dụng các liệu pháp kinh điển. Sau 7 năm, nghiên cứu thấy rằng khoảng 85% những người sử dụng biện pháp điều trị y học được khuyến nghị còn sống, so với chỉ 70% những người chọn các phương pháp thay thế.
"Thực tế là việc sử dụng thuốc bổ sung có liên quan đến sự từ chối cao hơn đối với các phương pháp điều trị ung thư đã được chứng minh cũng như tăng nguy cơ tử vong sẽ khiến cho người cung cấp và bệnh nhân dừng lại", tác giả chính Skyler Johnson, trưởng khoa phóng xạ ung thư tại Trường Y Yale cho biết.
“Thật không may là đang có sự nhầm lẫn lớn về vai trò của các liệu pháp bổ sung.
"Mặc dù chúng có thể được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân có triệu chứng do điều trị ung thư, có vẻ như chúng đang được tiếp thị hoặc được hiểu là cách điều trị ung thư hiệu quả."
Nghiên cứu cho thấy rằng những người sử dụng thuốc bổ sung cùng với phương pháp điều trị truyền thống không tốt hơn cũng không tệ hơn những người điều trị bằng các phác đồ thông thường, cho thấy chính việc từ chối hóa trị, xạ trị và phẫu thuật thúc đẩy kết quả xấu hơn.
"Nghiên cứu trước đây về lý do tại sao bệnh nhân sử dụng các phương pháp điều trị bổ sung phi y học đã cho thấy phần lớn bệnh nhân ung thư sử dụng thuốc bổ sung tin rằng việc làm này sẽ giúp cải thiện khả năng sống ", BS. James Yu, giảng viên xạ trị tại Trung tâm Ung thư Yale cho biết.
"Chúng tôi đã quan tâm đến chủ đề này sau khi xem xét y văn, và thấy có rất ít bằng chứng ủng hộ quan niệm này".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Oncology.