Facebook Zalo youtube Tiktok

Đưa hàng Việt vào Hàn Quốc cần coi trọng đối tác sở tại

Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam phải có đối tác ở nước sở tại là các nhà phân phối ở Hàn Quốc để làm sao đưa sản phẩm vào chuỗi tiêu thụ của họ.
aa

Trong 9 tháng năm 2017, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 45,09 tỷ USD, tăng gần 87 lần trong hơn 2 thập kỷ, vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, nguyên nhân chính của thực trạng này là do Hàn Quốc dẫn đầu về lượng vốn FDI vào Việt Nam. Cùng với đó, các doanh nghiệp FDI này chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất từ chính quốc. Điều này dẫn đến việc nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 34,41 tỷ USD trong 9 tháng, tăng 46,5% so với cùng kỳ, trong khi nhập từ Trung Quốc chỉ tăng 15,6% và đạt 41,6 tỷ USD.

Một lợi thế nữa cho việc gia tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước, đó là Việt Nam và Hàn Quốc đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc (chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2015). Quá trình thực thi FTA này là động lực để thương mại giữa hai nước cải thiện đáng kể, đồng thời dẫn tới nhập siêu từ Hàn Quốc tăng mạnh khi Hàn Quốc tận dụng ưu đãi tốt hơn.

dua hang viet vao han quoc can coi trong doi tac so tai
Hàng Việt chủ yếu vẫn được phân phối ở những hệ thống phân phối không chính thức tại Hàn Quốc. (Ảnh minh họa: KT)

Đánh giá về kết quả tăng trưởng xuất nhập khẩu, ông Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, các doanh nghiệp của Hàn Quốc đã chuẩn bị rất kỹ càng các điều kiện để được hưởng ưu đãi từ trước khi FTA có hiệu lực.

Do vậy, đến khi hiệp định này đi vào thực thi, hàng hóa của Hàn Quốc có thể vào Việt Nam ngay bởi hàng hóa của họ hầu như đều đáp ứng được các tiêu chuẩn cũng như chất lượng. Ở chiều ngược lại, hàng hóa của Việt Nam chưa chắc đã đáp ứng được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn chất lượng khi sang thị trường Hàn Quốc.

Nhận định của ông Phương được minh chứng rõ ở tỷ lệ tận dụng ưu đãi của các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi từ FTA mới đạt 40%, tỷ lệ DN sử dụng C/O để hưởng ưu đãi từ FTA chỉ ở mức 15%.

Theo ông Lê An Hải, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương), điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp.

Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiên; nguyên phụ liệu dệt may da giày, sắt thép, chất dẻo, hóa chất, phương tiện vận tải, xăng dầu.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hàng dệt may, điện thoại các loại và linh kiện, thủy sản, gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, giày dép, phương tiện vận tải và phụ tùng, xơ, sợi dệt các loại… sang Hàn Quốc.

Với đặc điểm nổi bật này, theo giới chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc hơn nữa để không chỉ tận dụng được cơ hội mà FTA Việt Nam - Hàn Quốc mang lại, mà còn là biện pháp để giúp Việt Nam giảm nhập siêu từ thị trường này.

Chính vì thế, cách nào để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc chính là mối trăn trở của nhiều doanh nghiệp cũng như nhà làm chính sách hiện nay, bởi Hàn Quốc xưa nay vẫn được coi là một trong những thị trường khó tính nhất.

Giải tỏa những băn khoăn này, ông Lê An Hải cho rằng, khi xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến tâm lý và định kiến tiêu dùng của người Hàn Quốc, nhất là khi họ cho rằng, hàng Việt Nam chất lượng không tốt, không đảm bảo vệ sinh và hàng Hàn Quốc là số 1, niềm tự hào dân tộc về sản phẩm nông sản thực phẩm của họ rất lớn.

Cũng theo ông Hải, điều đáng chú ý nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường tại quốc gia này là hệ thống phân phối của Hàn Quốc khá phức tạp với hàng trăm đại siêu thị, hàng nghìn siêu thị lớn nhỏ, hàng chục nghìn cửa hàng tiện ích và hàng trăm nghìn cửa hàng gia đình đã khiến sự cạnh tranh và hệ thống hóa cao độ kênh phân phối.

Thực tế hiện nay, số lượng nhãn hiệu thuần Việt ở thị trường Hàn Quốc chưa nhiều với một vài thương hiệu như cà phê G7, phở Xưa và Nay, tương ớt Trung Thành, nước mắm Nam Ngư… xuất hiện trên quầy kệ của các tập đoàn lớn chưa nhiều, chủ yếu được phân phối ở những hệ thống phân phối không chính thức.

Do đó, để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hàn Quốc, ông Hải cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam phải có đối tác ở nước sở tại là các nhà phân phối ở Hàn Quốc để làm sao đưa sản phẩm vào chuỗi tiêu thụ của họ.

Khi đã tiếp cận được nhà phân phối lớn của Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự ổn định về đơn hàng, vừa gắn được sản phẩm của mình với thương hiệu, hãng phân phối nổi tiếng, từ đó tạo lập được thương hiệu riêng cho mình tại thị trường Hàn Quốc./.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV

Tin mới hơn

Hàng Việt vẫn chưa thể thắng thế trên sân nhà

Tin tức 24h ngày 21/7/2024

Ngày 21.7, ông Nguyễn Bá Cẩn - quyền Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan đến vụ việc bệnh nhân bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Sở đã yêu cầu bệnh viện này báo cáo vụ việc. “Hiện bệnh viện đã có báo cáo, tuy nhiên, Sở vẫn đang yêu cầu Giám đốc bệnh viện vào cuộc để làm rõ sự việc này hơn” - ông Cẩn cho hay.
Hàng Việt vẫn chưa thể thắng thế trên sân nhà

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Hàng Việt vẫn chưa thể thắng thế trên sân nhà

Sẽ có 4 ngân hàng được mua vàng theo mức giá do NHNN xác định

Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định dừng đấu thầu vàng; đồng thời sắp triển khai phương án bình ổn thay thế. Ngày 29/5, ông Phạm Quang Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quan vấn đề này.
Hàng Việt vẫn chưa thể thắng thế trên sân nhà

Thực hiện ngay việc thanh, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Hàng Việt vẫn chưa thể thắng thế trên sân nhà

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; Hoàn thành nghị định mới về cải cách tiền lương... sẽ là những chính sách có hiệu lực nổi bật trong tháng 5/2024.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 27/4/2024

Tin 24h ngày 27/4/2024

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
"Không được ép buộc mua bảo hiểm kèm sản phẩm của ngân hàng"

"Không được ép buộc mua bảo hiểm kèm sản phẩm của ngân hàng"

(Dân trí) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và xử lý nghiêm vi phạm; không được ép buộc
Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Diễn biến bùng nổ của giá vàng thế giới tiếp tục ảnh hưởng tích cực tới thị trường trong nước. Hiện giá vàng SJC đã lên mức 81,8 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất từ trước đến nay.
Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần qua.
Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 16/2/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc