Đề xuất kết hợp thi tuyển vào lớp 6: Lo ngại tiêu cực
Đăng kí nhiều hơn chỉ tiêu
Theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), Thông tư 11 về tuyển sinh đầu cấp THCS và THPT đã ban hành năm 2014. Qua triển khai, có thể nói Thông tư đã tạo điều kiện cho các sở và cơ sở tự chủ tuyển sinh rất nhiều. Cụ thể, trước đây bộ đã quyết định nhiều thứ thì giờ trao quyền cho các sở.
Về phương thức tuyển sinh, các sở được chọn trong 3 phương thức vào THPT là: Thi tuyển, xét tuyển, và kết hợp thi tuyển xét tuyển. Điều này mang lại lợi ích lớn, chẳng hạn các trường có số tuyển bằng chỉ tiêu thì không cần thi. Một số địa phương cho biết, những năm qua đã tiết kiệm nhiều tiền cho ngân sách vì không bắt buộc học sinh thi một kỳ thi không cần thiết.
Tại Hà Nội, các trường kết hợp thi tuyển và xét tuyển rất tốt. Cụ thể, đã đánh giá được 9 năm vừa kết hợp kỳ thi sát hạch, quá trình này được dư luận xã hội ủng hộ. Như vậy về cơ bản, việc tuyển sinh THPT không có vấn đề lớn.
Về vấn đề cộng điểm ưu tiên cho việc tuyển sinh đầu cấp. Công bằng mà nói, Bộ và các Sở GD&ĐT tổ chức nhiều cuộc thi dẫn đến điểm ưu tiên nhiều quá. Điều này đặt ra tính hiệu quả của các cuộc thi ra sao?
Đề xuất thi tuyển vào lớp 6 giúp nhiều trường "hot" có phương thức tuyển sinh ưu việt. |
Theo ông Chuẩn, mặc dù khi triển khai nghĩ là cuộc thi lành mạnh nhưng khi dính đến câu chuyện đầu vào thì có chỗ này chỗ khác không lành mạnh. Đặc biệt có chuyện một số trường chất lượng cao (Hà Nội có 15 trường dc công nhận Chất lượng cao) một số trường tự xưng vào chất lượng cao nhưng không ai công nhận. Tuy nhiên, thực tế có một số trường số học sinh đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu.
Trước tình hình đó, bộ có công văn 1258 ngày 17/3/2015 chỉ đạo khẳng định THCS là cấp phổ cập, không thi tuyển đầu vào. Tuy nhiên trong công văn quy định với cơ sở có số lượng đăng kí lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu xây dựng phương án trình các cấp thẩm quyền phê duyệt.
Từ hướng dẫn này, có một số nơi như Trường Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Siêu… đã xây dựng phương án xét học bạ 5 năm cộng thêm tiêu chí phụ là kết quả các cuộc thi bởi một số trường cho biết, không thi thì không tuyển được.
“Điều đặt ra, nếu tổ chức đánh giá khi tuyển vào lớp 6, sẽ có tổ chức luyện thi, có thu phí, lệ phí thi, có những lợi ích nảy sinh ra các vấn đề, đặc biệt cố gắng có tiêu chí phụ để được vào”, ông Chuẩn chia sẻ.
Dễ nảy sinh dạy thêm học thêm
Cũng theo Vụ trưởng Vũ Đình Chuẩn, vừa qua Bộ trưởng đã chỉ đạo rà soát các cuộc thi. Sau đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa ký về việc không cộng các cuộc thi sở tổ chức mà chỉ bộ tổ chức và cho phép. Đa số dư luận ủng hộ chủ trương này vì nhận thấy thực tế có vấn đề phát sinh.
Thực tế từ trước đến nay, một số đơn vị có tổ chức bài trắc nghiệm năng lực, hoặc bài luận không thể học thêm được (ảnh minh họa). |
“Theo quy định, cấp THCS là phổ cập nên không thi tuyển vào THCS. Tuy nhiên, ở những nơi có số chỉ tiêu vượt chỉ tiêu xét tuyển kết hợp với thi tuyển, vẫn khẳng định không thi tuyển là chính. Những nơi này phải xây dựng phương án để chuyển phê duyệt”.
Vấn đề đặt ra, nếu thi tuyển có thể nảy sinh dạy thêm học thêm. Nhưng theo phân tích của ông Chuẩn, thực tế từ trước đến nay, một số đơn vị có tổ chức bài trắc nghiệm năng lực, hoặc bài luận không thể học thêm được. Chẳng hạn Trường Nguyễn Siêu, việc đánh giá năng lực ở đây gần như bài phỏng vấn, kiến thức tổng hợp bằng Tiếng Anh, có đi học thêm cũng không làm được.
Vì thế, theo ông Chuẩn, hướng xử lý tiếp theo, những quy định về các cuộc thi để cộng điểm có quá nhiều thì sẽ thực hiện những công văn hướng dẫn hạn chế. Điểm cộng ưu tiên những đối tượng sẽ phải xem xét lại. Mức điểm ưu tiên thế nào cho phù hợp,
Về tuyển sinh THCS, THPT theo nguyên tắc phân cấp cho các tỉnh nhưng sẽ phải có quy định chung, nếu không sẽ xảy ra nhiều vấn đề.